Khái quát đặc điểm ngữ pháp tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc tại một số trường Đại học ở Hà Nội (Trang 30 - 39)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.3 Khái quát đặc điểm ngữ pháp của tiếng Trung và tiếng Việt

1.3.2 Khái quát đặc điểm ngữ pháp tiếng Việt

Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập điển hình. Vì vậy ngữ pháp của tiếng Việt mang đầy đủ các đặc trƣng ngữ pháp của loại hình ngôn ngữ đơn lập. Đó là các đặc điểm sau:

Từ của tiếng Việt không biến đổi hình thái. Đặc điểm này sẽ chi phối các đặc điểm ngữ pháp khác. Khi xuất hiện trong câu, dù ở bất kì vị trí nào

hay thể hiện bất cứ chức năng ngữ pháp nào thì từ luôn giữ nguyên hình thức vốn có của nó.

Trật tự từ là phƣơng thức ngữ pháp quan trọng. Kết hợp từ với từ thành các kết cấu lớn hơn theo một trật tự nhất định là cách chủ yếu để biểu thị các quan hệ cú pháp và thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. Khi các từ cùng loại kết hợp với nhau theo quan hệ chính phụ thì từ đứng trƣớc giữ vai trò chính, từ đứng sau giữ vai trò phụ. Trật tự chủ ngữ đứng trƣớc, vị ngữ đứng sau là trật tự phổ biến của kết cấu câu tiếng Việt. Khi trật tự từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.

Ví dụ: (1) Trời lạnh lắm! sao con không mặc áo ấm ?

(2) Trời không lạnh lắm, sao con mặc áo ấm? (3) Trời lạnh! lắm áo ấm sao con không mặc ?

Phƣơng thức hƣ từ là một trong những phƣơng thức ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt. Hƣ từ cùng với trật tự từ cho phép tiếng Việt tạo ra nhiều câu cùng có nội dung thông báo cơ bản nhƣ nhau nhƣng khác nhau về sắc thái biểu cảm. Việc thêm, bớt hay thay thế một hƣ từ có thể làm thay đổi hẳn ý nghĩa của câu.

Ví dụ: “Mình tôi đi.” “Mình và tôi đi.” “Mình hay tôi đi.”

Ngoài trật tự từ và hƣ từ, tiếng Việt còn sử dụng phƣơng thức ngữ điệu và trọng âm trong việc biểu hiện quan hệ cú pháp của các yếu tố trong câu, nhờ đó nhằm đƣa ra nội dung muốn thông báo. Hiệu lực của hai phƣơng thức này tuy không mạnh bằng hiệu lực của phƣơng pháp hƣ từ và trật tự từ nhƣng nó vẫn giữ một vai trò ngữ pháp nhất định. Trên văn bản, ngữ điệu

thƣờng đƣợc biểu hiện bằng dấu câu. Chúng ta có thể thấy sự khác nhau trong hai nội dung thông báo sau:

Ví dụ: Nhà tôi, đã không còn! (Tôi đã mất vợ) Nhà, tôi đã không còn ( Tôi đã mất nhà)

1.3.2.1 Đặc điểm thành phần câu tiếng Việt

Cho đến nay, do ảnh hƣởng của ngữ pháp Châu Âu nên các công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt vẫn tồn tại khá nhiều bất cập. Đặc biệt là trong nghiên cứu về thành phần câu tiếng Việt, do các nhà nghiên cứu đi theo những quan điểm khác nhau nên vẫn chƣa có đƣợc câu trả lời chung cho câu hỏi Thành phần câu là gì? Lấy tiêu chí gì để xác định thành phần câu? và Phân loại thành phần câu nhƣ thế nào?

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về thành phần câu tiếng Việt của Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp, chúng tôi thấy có thể tóm lƣợc một số đặc điểm của thành phần câu tiếng Việt. Thành phần câu là những thành phần tham gia nòng cốt câu (bắt buộc có mặt để đảm bảo tính trọn vẹn của câu) hoặc phụ thuộc trực tiếp vào nòng cốt câu. Những thành phần tham gia vào nòng cốt câu là thành phần chính của câu bao gồm chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ bắt buộc của vị ngữ. Còn những từ ngữ phụ thuộc vào toàn bộ nòng cốt câu đƣợc gọi là thành phần phụ của câu bao gồm: định ngữ câu, trạng ngữ, khởi ngữ và tình thái ngữ. Các thành phần câu có đặc điểm nhƣ sau:

- Chủ ngữ: là bộ phận của nòng cốt câu, biểu thị chủ thể ngữ pháp của vị ngữ.

Chủ ngữ chủ yếu do danh từ và đại từ đảm nhiệm nhƣng cũng có trƣờng hợp động từ, tính từ hay cụm từ tham gia vai trò này. Chủ ngữ thƣờng đứng ở đầu câu và đứng trƣớc vị ngữ. Là thành tố bắt buộc không thể bị lƣợc bỏ mà không ảnh hƣởng đến tính trọn vẹn của câu. Nhờ đặc điểm này, ta có thể phân

ngữ trong trƣờng hợp các thành tố ấy đứng ở đầu câu. Chủ ngữ là thành phần có thể cùng với vị ngữ tạo ra một kết cấu có khả năng nguyên nhân hoá. Nhờ đặc điểm này, ta có thể phân biệt chủ ngữ với bổ ngữ - một thành tố khác của nòng cốt câu trong trƣờng hợp bổ ngữ là thể từ.

Ví dụ:

- Người Việt Nam rất hiếu khách.

- Tỉ mỉ là đức tích cần có của người thợ mộc. - Thất bại là mẹ thành công.

- Lao động là vinh quang.

- Vị ngữ: là bộ phận của nòng cốt câu, có thể dùng phó từ chỉ thời - thể để

nhận diện vị ngữ. Vị ngữ có thể do động từ, tính từ, cụm giới từ, cụm chủ - vị đảm nhận. Vị ngữ thƣờng đứng sau chủ ngữ. Vị ngữ có tác dụng quyết định đối với cấu trúc ngữ pháp của câu. Nó quyết định số lƣợng chủ ngữ, số lƣợng biến thể của câu, ý nghĩa và khả năng thay đổi vị trí của chủ ngữ. Trong trƣờng hợp câu đƣợc mở rộng bằng các thành phần thứ yếu hay đƣợc kết hợp với câu khác thì có thể lƣợc bỏ chủ ngữ chứ không thể lƣợc bỏ vị ngữ.

Ví dụ:

- Cô ấy rất duyên dáng.

- Tôi tên là Nhung.

- Cam này bốn mươi nghìn. - Bố tôi là người giỏi nhất. - Nó cười khoái chí.

- Bổ ngữ: là một trong những thành phần chính, cùng với chủ ngữ và vị ngữ

tạo nên nòng cốt câu. Bổ ngữ có thể là một danh từ, cụm danh từ, động từ, cụm động từ hoặc cụm chủ - vị. Bổ ngữ luôn xuất hiện sau vị ngữ.

Ví dụ:

- Chúng tôi tặng quà cho trẻ em nghèo. - Nó vào Sài Gòn rồi.

- Tôi được cô giáo khen. - Cô ấy nhờ tôi trông nhà.

- Khởi ngữ: Là thành phần phụ của câu, biểu thị chủ đề của sự tình đƣợc nêu

ra trong câu. Khởi ngữ có thể do danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm từ đảm nhận. Khởi ngữ luôn ở đứng ở vị trí trƣớc nòng cốt câu. Khởi ngữ không thể tham gia bất kì sự cải biến vị trí nào với nòng cốt câu. Đây là tiêu chí để phân biệt khởi ngữ với các thành phần phụ khác của câu khi ở cùng một vị trí. Ví dụ:

- Cuộc thi này, chúng tôi sẽ cố gắng đạt thành tích cao nhất. - Đứa con vô ơn ấy, cô nghĩ về nó làm gì cho mệt.

- Điều đó thì tôi còn phải suy tính thêm.

- Tình thái ngữ: Là thành phần phụ của câu có vai trò bổ sung ý nghĩa tình

thái cho câu. Tình thái ngữ luôn đứng sau nòng cốt câu. Tình thái ngữ có thể do các tiểu từ tình thái (thế, mà, à, đấy, ư, ấy, đã, cơ,...) hoặc các tổ hợp có tính “đặc ngữ” (thì thôi, thì phải, thì khổ, thì chết, thì chớ, thì có, là cùng, là

may, lại còn,còn gì, nữa là, mới được, mới phải,...) đảm nhận. Tình thái ngữ

nhấn mạnh và từ cảm thán ở ý nghĩa, khả năng hoán đổi vị trí, quan hệ với nòng cốt câu và khả năng lƣợc bỏ.

Ví dụ:

- Cậu làm gì thế?

- Mời bác vào nhà cháu uống chén nước ạ! - Bác ấy mà biết tôi rủ cậu đi chơi thì chết!

- Định ngữ câu: là thành phần phụ của câu biểu thị ý nghĩa hạn định tình thái

hoặc cách thức cho sự tình của câu. Định ngữ câu đứng trƣớc nòng cốt câu hoặc xen giữa chủ ngữ và vị ngữ. Định ngữ câu có thể cùng đƣợc gặp trong một câu có các thành phần phụ khác nhƣ khởi ngữ, tình thái ngữ và trạng ngữ nhƣng nó đƣợc phân biệt với các thành phần đó ở khả năng cải biến vị trí và mối quan hệ với nòng cốt câu. Định ngữ câu đƣợc phân biệt với định ngữ của vị từ. Định ngữ của vị từ là những yếu tố chỉ có quan hệ với vị ngữ chứ không có quan hệ trực tiếp với nòng cốt câu.

Ví dụ:

- Thỉnh thoảng cô ấy lại cất lên những lời hát du dương.

- Lẽ nào cậu và anh ấy đã chia tay?

- Dường như tất cả mọi vẫn đề đều được giải quyết ổn thỏa.

- Trạng ngữ: là thành phần phụ của câu, có tác dụng bổ sung ý nghĩa về thời

gian, không gian, mục đích, nguyên nhân, phƣơng tiện,...cho sự tình đƣợc biểu đạt trong câu. Trạng ngữ có thể đứng trƣớc, đứng sau hoặc chen vào giữa nòng cốt câu. Trạng ngữ đƣợc phân biệt với các thành phần khác của câu bằng khả năng cải biến vị trí, ý nghĩa biểu hiện và khả năng tham gia phân đoạn thực tại.

Ví dụ:

- Qua câu chuyện này, tôi nhận ra tình cảm gia đình là thứ quý giá

nhất.

- Trong trái tim tôi, Hà Nội luôn có một vị trí rất đặc biệt. - Loại vi rút này được tìm ra bởi một nhà khoa học người Mĩ.

1.3.2.2 Đặc điểm hƣ từ tiếng Việt

Trong tiếng Việt, dựa vào các tiêu chí nhƣ ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp, chức năng cấu tạo câu (phát ngôn) ngƣời ta phân chia từ ra làm hai loại là thực từ và hƣ từ. Theo đó, thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng, có ý nghĩa ngữ pháp và có chức năng làm thành phần cấu tạo câu. Ngƣợc lại, hƣ từ không có ý nghĩa từ vựng, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp và không thể độc lập làm thành phần câu [23, tr14]. Hƣ từ biểu hiện các quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa khác nhau giữa các thực từ. Số lƣợng hƣ từ không lớn nhƣng chúng có vai trò rất quan trọng và có tần số xuất hiện cao trong sử dụng. Các hƣ từ thƣờng dùng là giới từ, trợ từ, liên từ, phó từ, ...Hoàng Trọng Phiến trong cuốn “Từ điển giải thích hƣ từ tiếng Việt” đã chỉ ra hƣ từ có những đặc điểm sau:

- Hƣ từ mang nghĩa quan hệ. Đó là khái niệm về sự liên hệ và quan hệ giữa các sự vật mà các từ biểu thị. Nghĩa của hƣ từ gắn với cách thức tƣ duy, hành vi tƣ duy. Do đó, lựa chọn hƣ từ nào để cấu tạo câu nói mang thông tin xuất phát từ nhu cầu diễn đạt của tƣ duy.

- Hƣ từ tham gia kiến tạo lập luận.

- Hƣ từ không làm trung tâm của cụm từ, của ngữ đoạn và không độc lập làm thành phần câu cũng nhƣ không độc lập tạo ra câu. Hƣ từ và các kết cấu hƣ từ đứng ngoài nòng cốt câu nhƣng có liên đới đến toàn câu nhằm diễn đạt ý nghĩa ngữ dụng nào đó tuỳ theo chiến lƣợc của ngƣời sử dụng

chúng. Tuy nhiên, những giới từ kết hợp với danh từ tạo ra giới ngữ. Giới ngữ đến lƣợt mình có chức năng làm thành phần câu, chủ yếu làm định tố trong danh ngữ, làm bổ tố trong động ngữ và làm trạng ngữ ở đầu phát ngôn.

- Hƣ từ tự nó không có khả năng biểu hiện sắc thái nghĩa. Nó có sắc thái nghĩa tình thái khi tham gia vào một kết cấu cú pháp nào đó, trong một ngôn cảnh nào đó. Trong trƣờng hợp nhƣ thế, hƣ từ và các kết cấu hƣ từ, các quán ngữ tham gia vào chức năng biểu hiện quan hệ cú pháp và nghĩa bổ sung.

- Hƣ từ không có khả năng láy để tạo dạng thức ngữ pháp. Trong một số trƣờng hợp, ngƣời nói có thể lặp lại một hay vài lần một số phó từ nhằm nhấn mạnh.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng này, chúng tôi đã giới thiệu sơ bộ những nghiên cứu có liên quan đến lỗi trong sử dụng tiếng Việt của ngƣời nƣớc ngoài nói chung và việc học tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc nói riêng. Đồng thời chúng tôi đã trình bày một số quan điểm về giao thoa ngôn ngữ, chỉ ra những khác biệt văn hóa và ngôn ngữ dẫn đến giao thoa, đƣa ra một số quan điểm về lỗi, nguyên nhân gây lỗi và một số quan điểm về phân loại lỗi. Qua đó chúng tôi nhận thấy lỗi ngữ pháp trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là một trong những loại lỗi phổ biến mà ngƣời học dù ở cấp độ nào cũng mắc phải. Đặt ra cho những ngƣời làm công tác giảng dạy một nhiệm vụ quan trọng đó là phải giúp cho ngƣời học hạn chế và khắc phục đƣợc tình trạng mắc lỗi, nhằm nâng cao tối đa hiệu quả trong việc sử dụng ngôn ngữ thứ hai. Bằng những tài liệu có liên quan, chúng tôi cũng đã khái quát đặc điểm cơ bản của tiếng Trung và

tiếng Việt, đặc biệt là những đặc điểm của hƣ từ và thành phần câu trong hai ngôn ngữ, vì đây là những phạm vi chính trong nội dung nghiên cứu của chúng tôi. Qua đó có thể thấy, đặc điểm của tiếng Việt và tiếng Trung có rất nhiều điểm tƣơng đồng, đây là điều kiện thuận lợi cho sinh viên Trung Quốc khi học tiếng Việt cũng nhƣ sinh viên Việt Nam khi học tiếng Trung, song bên cạnh đó cũng còn nhiều khác biệt dẫn đến giao thoa khiến cho ngƣời học dễ mắc lỗi trong sử dụng ngôn ngữ đích.

Chƣơng 2

LỖI HƢ TỪ TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC Dẫn Nhập

Ở chƣơng này chúng tôi tiến hành miêu tả lỗi sử dụng hƣ từ tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc. Tƣ liệu cho thấy, lỗi thƣờng xuất hiện dƣới các hình thức nhƣ dùng thừa, dùng thiếu và dùng sai các hƣ từ. Nhƣ đã đề cập ở chƣơng 1, hƣ từ tiếng Việt là một mảng hết sức phức tạp và còn rất nhiều tranh cãi trong việc xác định và phân loại. Vì sự phức tạp đó, ở chƣơng này, chúng tôi quyết định dựa vào kết quả phân loại hƣ từ của Nguyễn Anh Quế nhƣ một khung phân loại nội bộ các hƣ từ tiếng Việt, trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ trình bày kết quả khảo sát lỗi trên tƣ liệu của mình.

2.1 Lỗi các hƣ từ thuộc nhóm làm thành tố phụ đoản ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc tại một số trường Đại học ở Hà Nội (Trang 30 - 39)