Lỗi các hƣ từ nằm ngoài đoản ngữ: các hƣ từ phụ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc tại một số trường Đại học ở Hà Nội (Trang 80 - 85)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. Lỗi các hƣ từ nằm ngoài đoản ngữ: các hƣ từ phụ trợ

2.3.1 Lỗi các hƣ từ luôn phụ trợ cho một yếu tố trong đoản ngữ hoặc câu (trợ từ): ngay, cả , đến (trợ từ): ngay, cả , đến

Lỗi thuộc nhóm này hầu nhƣ không xuất hiện trong tƣ liệu mà chúng tôi có. Nhƣng trong phần lỗi thành phần câu có xuất hiện lỗi dùng sai vị trí của“ngay” . Lỗi này sẽ đƣợc mô tả trong chƣơng 3, phần lỗi trật tự thuộc ngữ đoạn vị từ.

2.3.2. Lỗi các hƣ từ luôn phụ trợ cho cả cấu trúc để dạng thức hoá hoặc nêu tình thái (phụ từ): à, ư, nhỉ, nhé, ạ, đây, đấy, sao, nào, cơ, kia, ấy, mà, nêu tình thái (phụ từ): à, ư, nhỉ, nhé, ạ, đây, đấy, sao, nào, cơ, kia, ấy, mà,

vậy,...9/373 trƣờng hợp, chiếm 2,41%.

a. Lỗi dùng các từ tình thái trong văn viết: Ví dụ :

(1)Đề cập đến sự nghiệp cách mạng của Việt Nam, Bác Hồ thật có công

lao to lớn đấy.

(2)Tuy họ chỉ có số ít tiền lương và có một cuộc đời thiếu thốn nhưng không sao đâu, trong lòng họ có một niềm tin cao cả.

(3)Một nhà văn từng viết rằng : „„Nếu một cây diêm đốt ở túi áo, thế bạn

nên hân hạnh và cảm ơn, may mà túi áo bạn không phải kho thuốc nổ. Nếu ngón tay của bạn bị đâm, thế bạn nên hân hạnh và cảm ơn, may mà không đâm vào đôi mắt.‟‟ Ta phải lạc quan.

Ở cả ba ví dụ trên ngƣời học đều dùng thừa các từ biểu thị tình thái nhƣ

“thật”, “đấy”, “không sao đâu”, “thế”. Trong tiếng Việt các từ tình thái

này chỉ đƣợc dùng trong phong cách khẩu ngữ để biểu thị một trạng thái cảm xúc nào đó của ngƣời nói. Nhƣng các ví dụ trên đều đƣợc viết theo phong cách chính luận, không cho phép xuất hiện các từ biểu thị tình thái. Nhƣ vậy,

để sửa lại cho đúng phong cách viết khoa học thì tất cả các từ tình thái đó đều phải đƣợc thay thế hoặc lƣợc bỏ, nếu không sẽ làm cho văn bản không còn tính khách quan, nghiêm túc nữa.

b. Lỗi dùng sai các từ tình thái

Lỗi trong phần này khá nhiều do các từ tình thái trong tiếng Việt rất phong phú và cách dùng cũng đa dạng, đối với ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt nói chung và sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt nói riêng, để phân biệt đƣợc các sắc thái biểu thị tình cảm là rất khó. Tƣ liệu của chúng tôi thống kê đƣợc 17 trƣờng hợp, có thể dẫn ra vài ví dụ sau :

(1)- “Anh về rồi à ? Mệt không ?” - “Mệt quá ! Anh đi ngủ rồi !”

Ví dụ trên ngƣời học đã dùng sai “rồi”, nguyên nhân là do trong trƣờng hợp này ở tiếng Trung ngƣời học dùng trợ từ ngữ khí ”, trợ từ này khi

chuyển dịch nghĩa tƣơng đƣơng sang tiếng Việt thì thƣờng đƣợc dịch là “rồi”, nhƣng có một số trƣờng hợp lại dịch là “đây”, “nữa”, “thôi” Ví dụ : “我来

!” (Tôi đến đây !), 别喊了!” ( Đừng gọi nữa ! ), 吃势了!” (ăn

cơm thôi !). Câu trả lời trong đối thoại ví dụ trên ở tiếng Trung là “太类了! 我睡势去了! ” Ta thấy xuất hiện hai từ “了” nhƣng từ “了 ” trong “ 太类 了 ! ” có thể không cần dịch, hoặc nếu có thì dịch là “ rồi ”. còn “ 了 ” thứ hai

thì phải dịch là “ đây ”, không đƣợc dịch là “ rồi ”. Ví dụ cho thấy, ngƣời học đã tƣ duy bằng tiếng Trung sau đó mới chuyển dịch sang tiếng Việt và do

trƣờng hợp “ 了 ” đƣợc dịch tƣơng đƣơng với “ rồi ” xảy ra phổ biến hơn cả

nên ngƣời học đã vƣợt tuyến mƣợn nó vào trƣờng hợp này.

(2) “ Kính thưa cô ạ ! ”

Ở đây ngƣời học dùng “ ạ ” là thừa vì trong tiếng Việt các trƣờng hợp “ kính thƣa... ” thì không bao giờ kết hợp với phụ từ tình thái. Trƣờng hợp này đƣợc trích từ câu đầu tiên trong một bức thƣ ngƣời học viết cho cô giáo của mình để kể về tình tình học tập tại Việt Nam. Trong câu chào hỏi đầu tiên, ngƣời học đã thêm “ ạ ” vào sau “ kính thưa cô ” vì có thể ngƣời học đã đƣợc biết ý nghĩa của “ ạ ” là để biểu thị thái độ kính trọng, lễ phép, hoặc thái độ thân mật, có thể dùng “ ạ ” trong câu hỏi, trong lời chào, hoặc lời đáp. Nhƣng ngƣời học lại không biết rằng dùng “ ạ ” trong trƣờng hợp này là sai. vì trong tiếng Việt sau những kết hợp “ kính thƣa... ”, “ kính gửi... ” đều không đƣợc phép sử dụng phụ từ tình thái.

(3) “ Đã gần 12 giờ đêm rồi, sao cậu về muộn nhỉ ? ”

“ nhỉ ” thƣờng đƣợc dùng để tạo câu hỏi có tính chất thân mật, ví dụ “Chúng ta cùng đi nhỉ ?”. Nhƣng ngay cả khi câu hỏi đã đƣợc tạo bởi các từ

nghi vấn nhƣ ai, cái gì, sao, nào, đâu,..thì cuối câu vẫn có thể dùng thêm

“ nhỉ ” để thể hiện ý thân mật, chẳng hạn “ món này gọi là gì nhỉ ? ”/ “ cô ấy

sao thế nhỉ ? ”,... “ nhỉ ” còn đƣợc dùng để tạo câu hỏi với hàm ý mỉa mai,

chê bai chẳng hạn “ đanh đá nhỉ ? ”/ “ đẹp mặt nhỉ ? ”/ “ gớm nhỉ ? ”,... Cũng có một số trƣờng hợp dùng “ nhỉ ” để biểu thị một thái độ ngạc nhiên,

một sự đánh giá, ví dụ ”Cái này cũng được đấy nhỉ ?”, “Hôm nay đã thứ 6 rồi nhỉ ? ”,... Tất cả những sắc thái ý nghĩa mà “nhỉ” biểu thị đều không phù

hợp để dùng trong trƣờng hợp trên vì tâm trạng của ngƣời nói khi phải chờ đợi thì thƣờng là khó chịu, và khi đặt ra câu hỏi là muốn tỏ ý thắc mắc với

thái độ không hài lòng, nên ở ví dụ trên phải thay “ nhỉ ” bằng “ thế ” vì “ thế ” có thể kết hợp với “ sao ” để tạo câu hỏi có ý thắc mắc, ngạc nhiên nhƣng với thái độ khó chịu, ví dụ “ Sao mày không nói gì thế ? ”/ “ Sao đi

chậm thế ? ” / “ Sao thằng bé cứ khóc ngằn ngặt thế ? ”,...

(4) “ Anh đã đi đâu cả đêm không về ?

Anh có đi đâu nào! Anh ngủ ngoài xe ô tô đấy!”

Ở ví dụ (4) này, ngƣời học dùng sai từ “ nào ”. Câu này biểu thị ý phân bua, phân trần, giải thích mang tính phủ định thì phải dùng từ tình thái “ đâu ” thay cho “ nào ”, vì “ đâu ” trong kết hợp “ …có … đâu ” dùng để biểu thị phủ định, chẳng hạn “ tôi có làm gì đâu ” (tôi không làm gì) , “ Con

có nói dối đâu ” ( con không nói dối),...Vậy trong câu này phải thay “ nào ”

bằng “ đâu ” ta đƣợc “ Anh có đi đâu đâu ! ” = “ anh không đi đâu ” nhƣ vậy mới biểu thị đúng sắc thái ý nghĩa ngƣời nói muốn biểu đạt.

Nhìn chung nguyên nhân gây lỗi ở phần này chủ yếu là do vƣợt tuyến, tức là ngƣời học vận dụng các từ tình thái đã biết để sáng tạo ra những câu mới theo cảm nhận của mình mà không biết mình dùng sai. Để khắc phục lỗi ở phần này, giáo viên không thể chỉ giải thích bằng lời một cách đơn thuần mà cần đặt ngƣời học vào những tình huống giao tiếp cụ thể và khuyến khích ngƣời học tiếp xúc nhiều hơn với ngƣời bản ngữ.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên đây, chúng tôi đã trình bày ba loại lỗi lớn là: lỗi các hƣ từ làm thành tố phụ của đoản ngữ, lỗi các hƣ từ không làm thành tố phụ của đoản ngữ và lỗi các hƣ từ nằm ngoài đoản ngữ (các hƣ từ phụ trợ). Trong đó bao gồm 11 tiểu loại lỗi dùng hƣ từ trong tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc.

Kết quả thống kê, mô tả và phân tích cho thấy lỗi ở nhóm các hƣ từ chuyên làm thành tố phụ cho đoản ngữ có danh từ làm trung tâm có 28/373 lỗi, trong đó lỗi về những, các,... chiếm đa số. Lỗi ở nhóm các hƣ từ chuyên làm thành tố phụ cho đoản ngữ có động từ làm trung tâm, đó là các hƣ từ nhƣ: đều, cũng,

vẫn, đã, đang, sắp, sẽ, rất, quá, lắm, ra, vào, đến, tới, qua, sang, về, bị, được, phải,...có 58/373 lỗi. Những lỗi thuộc nhóm này xuất hiện nhiều nhất trên

tổng số lỗi về hƣ từ. Ở nhóm các hƣ từ không làm thành tố phụ của đoản ngữ nhƣ của, cho, ở, với,...và các hƣ từ đặc biệt nhƣ “là”,“thì”, ghi nhận đƣợc

41/373 lỗi, trong đó có thể xem lỗi dùng “là”,“thì” nhƣ một loại lỗi đặc thù của sinh viên Trung Quốc trong sử dụng tiếng Việt. Lỗi các hƣ từ nằm ngoài đoản ngữ chỉ chiếm một phần nhỏ trong chƣơng này với 9 trƣờng hợp lỗi thuộc về nhóm các phụ từ tình thái à, ư, nhỉ, nhé, thôi, đấy,...Nhìn chung, lỗi thuộc phạm vi hƣ từ có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân do ngƣời học chịu ảnh hƣởng từ tiếng Trung lên tiếng Việt chiếm đa số với các loại lỗi nhƣ : lỗi dùng sai các, lỗi dùng sai cũng, đều, lỗi sai vẫn, lỗi dùng

bị thay vì dùng được, lỗi dùng sai hoặc thừa của, lỗi dùng sai với, lỗi dùng

thừa rồi, lỗi dùng sai một chút... Nguyên nhân do ngƣời học chuyển di giảng

dạy và vƣợt tuyến có thể kể đến các loại lỗi nhƣ : lỗi dùng sai rất, quá, lắm,

lỗi dùng sai một số phụ từ tình thái, lỗi dùng sai phải, lỗi dùng nhầm sang

thay vì ra, lỗi dùng nhầm vào thay vì trong, lỗi dùng thừa những, các, lỗi

dùng nhầm một thay vì mỗi hoặc từng,...những lỗi này do đặc trƣng của tiếng Việt, và nhƣ vậy không chỉ sinh viên Trung Quốc mắc những lỗi này mà bất kì ngƣời nƣớc ngoài nào học tiếng Việt cũng đều có thể mắc phải.

Chƣơng 3

LỖI TRẬT TỰ THÀNH PHẦN CÂU

VÀ TRẬT TỰ TỪ TRONG CÁC NGỮ ĐOẠN TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC

Dẫn nhập

Trong chƣơng này chúng tôi tiến hành mô tả lỗi trật tự thành phần câu và trật tự từ trong ngữ đoạn tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc. Kế thừa kết quả nghiên cứu, phân loại thành phần câu của Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp, chúng tôi khảo sát và mô tả lỗi sai trật tự các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ và định ngữ câu. Liên quan đến trật tự từ trong các ngữ đoạn, chúng tôi kế thừa kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tài Cẩn, lấy đó làm căn cứ để phân loại và mô tả lỗi trật tự các thành phần trong hai loại ngữ đoạn chủ yếu là ngữ đoạn danh từ và ngữ đoạn vị từ.

Với những căn cứ ấy, kết quả khảo sát có thể mô tả nhƣ dƣới đây :

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc tại một số trường Đại học ở Hà Nội (Trang 80 - 85)