Lỗi các hƣ từ đặc biệt: là, thì

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc tại một số trường Đại học ở Hà Nội (Trang 77 - 80)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 Lỗi các hƣ từ thuộc nhóm không làm thành tố phụ đoản ngữ

2.2.2 Lỗi các hƣ từ đặc biệt: là, thì

a. Lỗi sử dụng “là”: phần lớn lỗi ở đây đều dùng thừa “là” Ví dụ:

(1) Em là hai mươi tư tuổi.

(2) Trường đại học của Trung Quốc cũng là rất lớn, có thể bao gồm nhiều sinh viên.

(3)Chính là những kĩ năng này đã nâng cao trình độ của chúng ta. (4) Em nhớ, đến Hà Nội các em đều là rất nhớ bố mẹ.

Ở ví dụ (1) ngƣời học dùng thừa là do giao thoa ngôn ngữ. Trong tiếng Trung có một kiểu câu đặc biệt, gọi là câu chữ “是” ( câu chữ “là”). Trƣờng

hợp nhƣ ví dụ (1) tƣơng đƣơng sang tiếng Trung là “ 我是二十一势。” Câu chữ “是” (là) trong tiếng Trung là một loại câu đặc biệt, trong đó “是” (là)

cho đến nay vẫn chƣa đƣợc xếp chính thức vào loại từ loại nào vì chức năng và ý nghĩa của nó rất phức tạp, còn nhiều tranh cãi trong việc phân định từ loại nhƣng trong khá nhiều giáo trình tiếng Trung nó đƣợc coi nhƣ một động từ đặc biệt vì nó mang đầy đủ các tính chất của một động từ. Chuyển dịch

nghĩa tƣơng đƣơng và so sánh về cách dùng thì nó rất giống với từ “là” của tiếng Việt, nhƣng trƣờng hợp nói về tuổi tác nhƣ ở ví dụ (1) thì trong tiếng Trung ngƣời ta có thể dùng hoặc không dùng “是” (là) giữa chủ ngữ và vị

ngữ mà ý nghĩa của câu không thay đổi, còn tiếng Việt thì không dùng “là” ở trƣờng hợp này. Ngƣời học đã vận dụng cách nói trong tiếng Trung để áp dụng vào tiếng Việt vì cách dùng của “是” và “là” trong hai ngôn ngữ có rất nhiều điểm tƣơng đồng.

Ở ví dụ (2), (3), (4) chúng ta thấy ngƣời học đều thêm từ “là” vào sau các từ “cũng”, “ chính”, “ đều”, mục đích của ngƣời học là dùng nó để

nhấn mạnh vì trong tiếng Trung, từ “是” (là) có thể đứng sau các phó từ “也”

(cũng) , “就” (chính) ,”都” (đều) ,... để làm tăng thêm tính chất của các phó từ đó hay nói cách khác là để nhấn mạnh nội dung phía sau, bất kể cấu trúc phía sau đó mang tính chất của danh từ hay vị từ. Trong tiếng Việt tuy “là” cũng có thể kết hợp với những từ nhƣ “chính”, “cũng”, “đều”, “vẫn”... nhƣng phía sau nó thƣờng là đoản ngữ danh từ. Còn ở các ví dụ trên

thì các cấu trúc phía sau đều không mang tính chất của đoản ngữ danh từ. b. Lỗi sử dụng từ “thì”

Ví dụ:

(1)Sau lễ ăn hỏi, cô gái thì trở thành vợ chưa cưới của chàng trai.

(2)Những ngày nghỉ thì là cơ hội tốt đối với sinh viên thích đi khám phá,

tìm hiểu.

(3)Một nguyên nhân càng quan trọng hơn thì là chất lượng của đội ngũ

(4)Những vấn đề nêu trên thì là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nền giáo dục của Trung Quốc chưa phát triển.

Trong tiếng Trung, từ tƣơng đƣơng nghĩa với từ “thì” của tiếng Việt là từ 就 . Nhƣng từ này còn khá nhiều cách dùng mà khi chuyển dịch nghĩa sang

tiếng Việt nó có lúc đƣợc dịch là “thì” có lúc đƣợc dịch là “đã” có lúc lại

đƣợc dịch là “sẽ” , hoặc “liền” hay “chính”,...chẳng hạn : - 他势走就走。( Anh ta nói đi là đi ngay)

- 我势每有吃早势,他就上学去了。( Tôi còn chưa ăn sáng, anh ta đã đi

học rồi.)

- 势愿意去,势就去。 (Ai muốn đi thì đi.)

- 势座建筑工程今年就可以势束。( Tòa công trình này năm nay sẽ có thể

hoàn thành).

- 势位就是我势的势理。( Vị này chính là giám đốc của chúng tôi.)

Nhƣ trƣờng hợp ví dụ (1) phải đổi “thì” thành “đã” hoặc “sẽ” phụ

thuộc vào thời điểm nói xảy ra trƣớc hay sau“lễ ăn hỏi” hoặc có thể bỏ “thì” đi mà câu không thay đổi về nghĩa. Các ví dụ (2), (3), (4) đều xuất hiện kết

hợp “thì là”, mục đích ngƣời học sử dụng kết hợp này là để nhấn mạnh nội

dung phía sau nhƣng ngƣời học lại không biết đó là một kết hợp sai trong tiếng Việt. Để sửa lại cho đúng, phải thay “thì là” bằng “chính là”. Nguyên

nhân mắc lỗi này có thể là do ngƣời học đƣợc tiếp xúc với trƣờng hợp “就

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc tại một số trường Đại học ở Hà Nội (Trang 77 - 80)