Lỗi trật tự từ trong ngữ đoạn danh từ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc tại một số trường Đại học ở Hà Nội (Trang 90 - 94)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.2. Lỗi trật tự từ trong ngữ đoạn

3.2.1. Lỗi trật tự từ trong ngữ đoạn danh từ

4,55%

Trong tiếng Việt hay tiếng Trung, ngữ đoạn danh từ có thể đảm nhiệm chức năng của nhiều thành phần câu. Nhƣng trật tự từ trong ngữ đoạn của hai ngôn ngữ là khác nhau. Trong tiếng Việt, ngữ đoạn danh từ đƣợc chia thành ba phần: phần đầu, phần trung tâm và phần cuối. Đó là dạng đầy đủ nhất của ngữ đoạn danh từ tiếng Việt. Trong thực tế, có thể xuất hiện dƣới dạng chỉ có hai phần: dạng chỉ có phần đầu và phần trung tâm, dạng chỉ có phần trung tâm và phần cuối, dạng chỉ có phần đầu và phần cuối (thiếu phần trung tâm). Trong đó dạng thiếu thành phần trung tâm là dạng hãn hữu, chỉ dùng trong một số trƣờng hợp đặc biệt. Còn trong tiếng Trung thì thành phần trung tâm luôn đứng sau, thành phần phụ bổ sung ý nghĩa thì đứng trƣớc. Khi học tiếng Việt, do thói quen bản ngữ, sinh viên Trung Quốc thƣờng dùng sai trật tự trong nội bộ ngữ đoạn danh từ tiếng Việt.

Căn cứ vào trật tự từ trong ngữ đoạn danh từ mà Nguyễn Tài Cẩn đã đề nghị là:

Tất cả những cái con gà mái mơ mà mẹ mới mua ấy -3 -2 -1 TT +1 +2 chúng tôi phân loại lỗi trật tự thuộc loại ngữ đoạn này nhƣ sau:

3.2.1.1 Lỗi trật tự ở nhóm có vị trí - 3: cả, tất cả, toàn thể, toàn bộ,...

Ví dụ:

(1)Mọi người tất cả đều đến rồi.

(2)Trong phòng ánh mắt tất cả đều nhìn về phía vị giáo sư mới đến.

Ở các ví dụ trên, ngƣời học đều dùng sai trật tự của “tất cả”. Trong ngữ đoạn danh từ tiếng Việt, các từ này đứng ở vị trí -3 tức là đứng ở phần đầu của danh ngữ. Tuy nhìn bề ngoài thì có vẻ nhƣ đều là lỗi sai trật tự của “tất cả” xong tình hình có hơi khác biệt giữa các ví dụ . Có thể giải thích nhƣ sau: ở ví dụ (1), ngữ đoạn “ngƣời tất cả” đƣợc chuyển dịch tƣơng đƣơng từ tiếng Trung là “所有的人” trong đó “人” là “người”, “所有” là “tất cả”. Ngƣời học có

thể đã đƣợc nhận thức trật tự của ngữ đoạn danh từ trong tiếng Trung là ngƣợc lại với tiếng Việt nên đã sắp xếp chúng theo trật tự ngƣợc với tiếng Trung để đƣợc trật tự đúng trong tiếng Việt, xong lại không biết rằng yếu tố “tất cả” trong tiếng Việt bao giờ cũng đứng ở phần đầu của danh ngữ. Ở ví dụ (2) với ngữ đoạn “ánh mắt tất cả” đƣợc chuyển dịch từ tiếng Trung là “所有的眼睛”

cũng có thể giải thích tƣơng tự nhƣ ở ví dụ (1) nhƣng phải thay “tất cả” bằng

“mọi” hoặc thêm “mọi” vào sau “tất cả”, có nghĩa là ngữ đoạn đó phải đƣợc

sửa lại là “mọi ánh mắt” hoặc “tất cả mọi ánh mắt”, ngoài ra trật tự của thành phần định tố biểu thị phạm vi về không gian “trong phòng” phải đƣợc đặt sau

“Mọi ánh mắt” thì mới đúng trật tự trong ngữ đoạn danh từ của tiếng Việt.

Còn ở ví dụ (3) thì có hai khả năng, thứ nhất ngƣời học dùng sai trật tự của “tất

cả”, thứ hai là ngƣời học đã dùng nhầm “tất cả” thay vì “đều”. Với khả năng

thứ nhất thì giải thích tƣơng tự nhƣ hai ví dụ trƣớc, còn với khả năng thứ hai thì giải thích nhƣ sau: có thể ngƣời học đã tƣ duy câu có nghĩa tƣơng đƣơng với “Mọi vấn đề tất cả giải quyết xong rồi.” chuyển dịch từ tiếng Trung là “所 有的势势 全解决了”. Trong tiếng Trung, phó từ “全” đƣợc dùng trƣớc danh

từ để biểu thị toàn bộ, tƣơng đƣơng với toàn, cả, tất cả,... của tiếng Việt và nó cũng có thể đứng trƣớc động từ để biểu thị không có trƣờng hợp ngoại lệ,

tƣơng đƣơng với tiếng Việt là đều, hoàn toàn,... Do một từ của tiếng Trung lại tƣơng đƣơng với nhiều từ tiếng Việt nên rất dễ gây nhầm lẫn, và ở trong trƣờng hợp nhƣ ở ví dụ (3) nếu giải thích theo khả năng thứ hai thì ngƣời học đã dùng nhầm “tất cả” thay cho “đều”.

3.2.1.2 Lỗi trật tự ở nhóm có vị trí - 2: những, các, mọi, số từ

Ở nhóm này, tƣ liệu mà chúng tôi có không ghi nhận đƣợc một

trƣờng hợp lỗi nào về trật tự mà chỉ ghi nhận đƣợc một số trƣờng hợp lỗi dùng nhầm lẫn hoặc dùng sai giữa các từ này. Những lỗi này đã đƣợc mô tả trong phạm vi lỗi hƣ từ. Với kiến thức về bản ngữ của ngƣời học, chúng tôi nhận thấy ở nhóm có vị trí này thì trật tự của tiếng Trung khá tƣơng đồng với tiếng Việt nên có thể giao thoa ngôn ngữ không xảy ra ở đây.

3.2.1.3 Lỗi trật tự ở nhóm có vị trí -1: từ chỉ xuất “cái”

Trong tiếng Trung, không có từ nào tƣơng đƣơng với từ chỉ xuất

“cái” nhƣng có lƣợng từ “个” (cái, con, chiếc,...) tƣơng đƣơng với loại từ

“cái” của tiếng Việt. Bởi vậy, ngƣời học rất dễ nhầm lẫn “cái” là từ chỉ xuất

với “cái” là loại từ. Về mặt ý nghĩa, loại từ “cái” dùng để diễn đạt ý nghĩa cá thể, còn từ chỉ xuất “cái” dùng để nhấn mạnh vào sự vật, cũng có khi từ chỉ

xuất “cái” còn đƣa lại cả ý nghĩa xỉa xói, chỉ trỏ bới móc hoặc khinh mạn

[03,tr229]. Có lẽ chính vì những nét nghĩa ấy mà từ chỉ xuất “cái” đƣợc dùng chủ yếu trong khẩu ngữ. Và có thể cũng vì thế mà các giáo trình tiếng Việt ít đƣa từ chỉ xuất “cái” vào giảng dạy và giáo viên cũng ít khi đề cập đến từ chỉ xuất “cái” vì để giải thích đƣợc ý nghĩa và cách dùng của từ chỉ xuất “cái”

nhƣ ở trên cũng là một vấn đề khó khi mà giáo viên không biết tiếng bản ngữ của ngƣời học và nhất là khi trình độ tiếng Việt của ngƣời học còn hạn chế thì lại càng khó hơn. Qua quá trình tiếp xúc với sinh viên Trung Quốc, chúng tôi

ghi nhận đƣợc một số trƣờng hợp các em sử dụng sai từ “cái” nhƣng rất khó xác định đƣợc là ngƣời học dùng nhầm loại từ “cái” thay vì một loại từ khác

hay là dùng thiếu yếu tố ở vị trí T1(vị trí của loại từ), chẳng hạn nhƣ: “Mấy cái

học sinh này rất lười biếng”, “Cái quần áo đó không phù hợp để mặc đi học”...

Tƣ liệu mà chúng tôi có chỉ ghi nhận đƣợc một số trƣờng hợp ngƣời học dùng nhầm loại từ “cái” thay vì loại từ khác nhƣng lỗi này thuộc phạm vi lỗi từ

vựng, không thuộc phạm vi mô tả của chúng tôi.

3.2.1.4 Lỗi trật tự ở nhóm có vị trí +1: nhƣ các tính từ hạn định và các loại định ngữ hạn định khác

Ví dụ:

(1) Đây là thứ hai lá thư con viết cho bố sau khi đi học đại học.

(2)Thế giới của đồng minh đều đang chống Nhật, thì nhân dịp này Việt Nam dành được thắng lợi dễ hơn.

(3) Nổi tiếng của Pháp nhà khoa học, Jules Veme đã viết.

Ở ví dụ (1), xác định đƣợc “thứ hai” là định tố hạn định về thứ tự của danh từ trung tâm “lá thư”, vì vậy nó phải đứng sau “lá thư”. Ví dụ (2) “thế

giới” là định tố hạn định về phạm vi cho danh từ trung tâm “đồng minh” nên

nó cũng phải đứng sau “đồng minh”. Ví dụ (3) “nhà khoa học” là trung tâm,

thành phần định tố hạn định về không gian là “Pháp”, định tố hạn định về tính chất là “nổi tiếng”, nhƣ vậy trật tự đúng của ngữ đoạn này phải là “nhà khoa

học nổi tiếng của Pháp”. Các ví dụ này cho thấy ngƣời học đều dùng sai trật

tự thành phần định tố bổ sung cho trung tâm của ngữ đoạn danh từ. Đây là loại lỗi rất phổ biến ở sinh viên Trung Quốc vì ngƣời học đã mƣợn trật tự trong ngữ đoạn danh từ của tiếng Trung vào tiếng Việt. Để giúp cho ngƣời học hạn chế đƣợc loại lỗi này, giáo viên cần đặt ra cho ngƣời học nhiều dạng bài luyện tập

nhắc nhở về trật tự của ngữ đoạn danh từ trong tiếng Việt là trật tự trung tâm sau, ngƣợc lại với trật tự ở tiếng Trung.

3.2.1.5 Lỗi trật tự ở nhóm có vị trí +2: này, ấy, đó, nọ, kia…

Trong tiếng Việt, những từ thuộc nhóm này gần nhƣ chuyên dùng để làm định tố cuối của ngữ đoạn danh từ, chúng có nhiệm vụ chỉ rõ sự vật, nêu cho ta biết sự vật ở hƣớng nào trong tầm nhìn của chúng ta, xa hay gần trong thời gian hay trong không gian. Nhƣng ngƣợc lại với tiếng Việt, các từ thuộc nhóm này trong tiếng Trung lại luôn đứng ở phần đầu của danh ngữ. Với thói quen bản ngữ, sinh viên khi mới học, trình độ tiếng Việt còn thấp thì rất hay mắc lỗi trật tự ở nhóm này và thƣờng cho ra những sản phầm câu nhƣ: “Này

trường đại học ...”, “Kia ngôi nhà ...”, ...Tƣ liệu mà chúng tôi có là tổng hợp

các bài viết, bài kiểm tra định kỳ, ...của sinh viên năm thứ 3, thứ 4 chuyên ngành tiếng Việt. Với trình độ tiếng Việt đã tƣơng đối khá thì hầu nhƣ các em không còn mắc những lỗi sơ đẳng nhƣ vậy nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc tại một số trường Đại học ở Hà Nội (Trang 90 - 94)