Lỗi các hƣ từ chuyên làm thành tố phụ cho đoản ngữ có danh từ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc tại một số trường Đại học ở Hà Nội (Trang 39 - 50)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.1 Lỗi các hƣ từ chuyên làm thành tố phụ cho đoản ngữ có danh từ

làm trung tâm

2.1.1.1 Lỗi các hƣ từ biểu đạt số nhiều của danh từ trung tâm “những,

các”

Kết quả khảo sát cho thấy có 20/373 (chiếm 5,3%) trƣờng hợp xuất hiện lỗi trong cách dùng hai từ “những, các”, lỗi ở nhóm này thƣờng xuất hiện những trƣờng hợp sau:

a. Dùng thiếu những, các b. Dùng thừa những, các c. Dùng sai những

a. Dùng thiếu những, các

Ví dụ:

(1) Ngày nghỉ thì là cơ hội tốt đối với sinh viên thích đi khám phá, tìm hiểu. (2) Người tham gia biểu diễn văn nghệ đều là cô gái rất xinh đẹp.

(3) Các dòng sông chảy quanh Hà Nội đều là dòng sông lớn.

(4) Trong Danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam, em mới chỉ tham quan Vịnh Hạ Long.

(5) Sinh viên Trung Quốc tại trường đại học ở Trung Quốc cuộc sống rất thoải mái và vui vẻ.

Ở các ví dụ trên, ngƣời học mắc lỗi dùng thiếu “những” vì các em chƣa nắm vững cấu trúc của đoản ngữ danh từ trong tiếng Việt, cũng nhƣ cách dùng từ này trong kết hợp với danh từ đứng sau. Sau danh từ số nhiều nếu có định ngữ thì phải dùng “những” để đối chiếu ngƣời/ sự vật mà danh từ đó biểu thị với những ngƣời/ sự vật khác. Ở ví dụ (1), cách dùng đúng sẽ phải là “...

những sinh viên thích đi khám phá, tìm hiểu” để phân biệt với những sinh viên

khác, có thể là “...những sinh viên thích về quê” hay “những sinh viên thích

ngủ nướng”. Ở các ví dụ còn lại, tình hình cũng tƣơng tự, cách dùng đúng

cũng cần có “những” vào trƣớc các danh từ trung tâm “cô gái”, “dòng sông”,

“danh lam thắng cảnh” để đặt chúng trong thế đối lập với những cô gái khác,

những dòng sông khác, những danh lam thắng cảnh khác. Có thể có một lí do

khác khiến các em mắc lỗi này, đó là có thể các em đã tƣ duy bằng tiếng Trung trƣớc khi viết ra bằng tiếng Việt, và nhƣ vậy sẽ bị ảnh hƣởng từ tiếng mẹ đẻ. Chẳng hạn nhƣ ở ví dụ (2) tiếng Trung sẽ viết là:“参加文势表演的人 都是 很漂亮的姑娘” (Những người tham gia biểu diễn văn nghệ đều là

rằng “những” trong tiếng Việt tƣơng đƣơng với “些”trong tiếng Trung,nhƣ các trƣờng hợp “势些势”, “那些学生” thƣờng đƣợc dịch là “những quyển

sách này”, “những học sinh ấy”. Mà trong câu :“参加文势表演的人都是 很

漂亮的姑娘” không xuất hiện “些” (từ biểu thị số nhiều bộ phận) nên các em không ý thức đƣợc là phải thêm “những” vào trƣớc các danh từ trung tâm. Lỗi này chỉ thƣờng gặp ở những học sinh có trình độ còn thấp vì ở trình độ cao hơn các em sẽ dễ dàng nhận ra trong câu có từ “都” (đều) biểu thị số nhiều, khi dịch sang tiếng Việt phải thêm từ ngữ chỉ số nhiều bộ phận vào trƣớc danh từ.

Còn ở ví dụ (5) ngƣời học dùng thiếu “các” có lẽ là xuất phát từ yêu cầu của đề bài (viết theo chủ đề). Ví dụ đƣợc lấy từ một bài viết theo chủ đề “Cuộc sống của sinh viên đại học ở Trung Quốc”. Với chủ đề nhƣ vậy, các em cần hiểu rằng mình phải viết về cuộc sống của sinh viên ở các trƣờng đại học nói chung chứ không riêng gì một trƣờng nào cả. Nếu tƣ duy nhƣ vậy, các em sẽ biết phải thêm “các” vào trƣớc “trường đại

học”. Nhƣng có thể có những em chỉ nghĩ rằng mình phải viết về cuộc

sống của sinh viên ở một trƣờng nào đó hoặc của chính trƣờng mình thôi nên các em đã không dùng “các”.

b. Dùng thừa những, các

Ví dụ:

(1) Trong lễ hội thu hút những người nhiều nhất là việc thả đèn gió và

(2) Hiện nay, khi tết Nguyên Đán, người Việt Nam đều phải làm bánh chưng và bánh dày để kỉ niệm các tổ tiên.

(3) Các đồ ăn ở đây đều rất rẻ và rất ngon.

Ở ví dụ (1), chỉ trong một câu nhƣng lỗi xuất hiện khá nhiều, vừa dùng thừa “những”, vừa dùng thiếu danh từ, lại vừa sai trật tự. Câu này, nếu dùng đúng phải là “Trong lễ hội, việc thả đèn gió và đua ghe ngo là những hoạt động thu hút nhiều người (xem) nhất.” Chỉ xét riêng lỗi dùng thừa “những”,

ngƣời học tiếng Việt đã kết hợp “ những” trƣớc “người nhiều nhất” vì có

thể đã nghĩ rằng ngữ đoạn “nhiều nhất” sau danh từ “người” là thành phần

định ngữ. Có hai cách viết, và tƣơng đƣơng với chúng là hai cách hiểu đúng trong trƣờng hợp này. Thứ nhất, “nhiều nhất” có thể là thành phần phụ của vị từ “thu hút”, và nhƣ vậy, cách sửa sẽ là giữ nguyên trật từ trong nội bộ

ngữ đoạn “thu hút người nhiều nhất”, chỉ cần bỏ “những” là đủ. Thứ hai,

nếu xem “nhiều” và “nhất” nhƣ là thành tố phụ của danh từ “người” thì

trật tự đúng của cả ngữ đoạn có vị từ “thu hút” sẽ phải là “thu hút nhiều người nhất”.

Ở ví dụ (2), bản thân từ “tổ tiên” đã là một danh từ tổng hợp, tự nó đã mang ý nghĩa số nhiều cho nên việc ngƣời học sử dụng “các” trƣớc “tổ tiên” là thừa.

Ở ví dụ (3), tình hình cũng tƣơng tự, khi nói “đồ ăn” thì ngƣời Việt

Nam ai cũng hiểu đó là tổng hợp của nhiều món ăn nói chung, chẳng hạn

“Đồ ăn mẹ làm hôm nay, món nào cũng rất ngon!”, vì vậy, trong trƣờng hợp

này, chỉ cần nói/ viết “Đồ ăn ở đây đều rất rẻ và rất ngon.” là đủ.

c. Dùng từ “những” để biểu thị số nhiều trong khi lẽ ra phải chọn một từ khác

(1) Chiến tranh chắc chắn sẽ phá hoại kinh tế, văn hóa,...còn làm những người bị chết, bị thương, có hại cho hòa bình thế giới.

(2) Dạo này tôi rất bận về nhiều việc, nào là tham gia những cuộc biểu diễn, nào là diễn giảng nhiều lần trong lớp, nào là làm những bài tập,...

(3) Sinh nhật này của tôi rất buồn, tôi phải xa bố mẹ và không được

nhận quà của những bạn tôi.

(4) Sắp đến ngày kỉ niệm thành lập trường, cô giáo giao cho chúng

tôi những nhiệm vụ.

Ở ví dụ (1), ngƣời học đã dùng nhầm “những” thay vì dùng “nhiều”.

Kết hợp đúng ở đây phải là “nhiều người” chứ không phải là “những người”. Có thể trong tƣ duy của ngƣời học thì “những” chỉ dùng để biểu thị cho số

nhiều mà không ý thức đƣợc rằng điều kiện để dùng “những” là sau danh từ

phải có định ngữ, hay phải có sự so sánh, chẳng hạn nếu ngƣời học chỉ cần thêm từ “lính” hoặc “vô tội” vào sau “những người” thì họ sẽ có đƣợc kết

cấu đúng.

Ở các ví dụ (2), (3), (4) ngƣời học đã dùng nhầm “những” thay vì “các”. Đối với tất cả mọi ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt nói chung (trong

đó bao gồm cả học sinh Trung Quốc), loại lỗi này diễn ra khá phổ biến vì để phân biệt đƣợc khi nào dùng “những”, khi nào dùng “các” không phải là

điều đơn giản. Thực tế cho thấy, việc phân biệt cách dùng “những” và “các” hầu hết đƣợc dành cho ngƣời học ở trình độ nâng cao (Lấy ví dụ từ các giáo trình dạy tiếng Việt, chẳng hạn, bộ giáo trình do Đoàn Thiện Thuật chủ biên, việc phân biệt “những” và “các” đƣợc thiết kế ở trình độ C. Khoa Ngôn ngữ học thƣờng dùng giáo trình này để dạy môn “Tiếng Việt cao cấp” cho sinh viên chuyên tiếng Việt của các trƣờng đại học Trung Quốc).

Ở đây, hình nhƣ đa số ngƣời học đều chỉ nhận thức đƣợc rằng dùng

“những” và “các” để biểu thị số nhiều mà thôi, trong khi dùng “những” đòi

hỏi phải có điều kiện là sau danh từ bắt buộc phải có định ngữ, còn với “các” thì không cần. Vậy ở cả ba ví dụ trên, sau danh từ đều không có định ngữ, nên để sửa lại cho đúng thì phải đổi “những” thành “các” là đủ.

d. Dùng từ “các” để biểu thị số nhiều trong khi lẽ ra phải chọn một từ khác

Ví dụ:

(1) Vì sự phát triển của các nơi không giống nhau nên trình độ của các nơi cũng có cao có thấp.

(2) Vào ngày tết, trên cửa các nhà đều có treo chữ Phúc ngược , như

thế là hy vọng năm mới sẽ có nhiều phúc đến nhà mình.

(3) Cuộc sống ở kí túc xá rất phức tạp vì các sinh viên đều có thói quen riêng của mình.

Ở cả ba ví dụ trên chúng ta thấy học sinh đã dùng nhầm “các” thay vì

“mỗi”. Theo phán đoán chủ quan của chúng tôi trên cơ sở những hiểu biết về

bản ngữ của ngƣời học (tiếng Trung) thì nguyên nhân gây ra lỗi này có thể là do học sinh bị ảnh hƣởng từ tiếng mẹ đẻ. Trong tiếng Trung, các tổ hợp nhƣ

“các nơi”, “các nhà”, “các sinh viên” đƣợc viết là “各个地方”,“各个

家”,“各个大学生”. Trong đó, từ “各” tiếng Trung có hai nét nghĩa, nét

nghĩa thứ nhất chỉ số nhiều tổng thể của danh từ trung tâm, tƣơng đƣơng với

“các” trong tiếng Việt, nét nghĩa thứ hai cũng biểu hiện số nhiều nhƣng lại

nhấn mạnh tính đồng loạt của mỗi đơn vị, mỗi cá nhân trong tập hợp, tƣơng đƣơng với “mỗi”, “từng” trong tiếng Việt. Ở đây, học sinh đã chỉ sử dụng

một nét nghĩa của từ “各” (âm Hán Việt là “các”), nét nghĩa này chỉ nêu lên đặc trƣng về số nhiều của danh từ trung tâm. Trong khi đó, nghĩa cần biểu hiện cũng là đặc trƣng về số nhiều của danh từ trung tâm nhƣng lại phân xuất chúng ra từng đơn vị, từng cá thể và đặt vào một trình tự, tƣơng đƣơng với

“mỗi”, “từng” trong tiếng Việt.

2.1.1.2 Lỗi các hƣ từ biểu đạt ý nghĩa phân phát, phân phối, lần lƣợt của danh từ trung tâm: mỗi, một, từng (8/373 lỗi, chiếm 2,1%)

Kết quả khảo sát cho thấy, lỗi với nhóm hƣ từ này thƣờng xảy xa dƣới các hình thức sau:

a. dùng nhầm “mỗi ...cũng ...” thay vì “...nào cũng...” b. dùng nhầm “mỗi” thay vì “hằng”

c. dùng nhầm “một” thay vì “từng” d. dùng nhầm “một” thay vì “mỗi”

a. Dùng nhầm “mỗi ... cũng...” thay vì “... nào cũng...”

Ví dụ:

(1) Sinh viên Trung Quốc rất thích đánh bóng rổ, mỗi sinh viên cũng thế.

(2) Các bạn người Việt Nam của tôi đều rất nhiệt tình, mỗi bạn cũng như nhau.

Ở các ví dụ (1), (2) ngƣời học đã tạo ra một kết hợp sai, hoàn toàn không tồn tại trong tiếng Việt khi dùng “mỗi+danh từ +cũng...”. Ở đây, ngƣời học muốn nhấn mạnh đến tính chất đồng loạt của ngƣời hay sự vật song lại không dùng cấu trúc “...nào... cũng...” để thể hiện. Từ những hiểu biết về bản

do chuyển di giảng dạy. Ở những trƣờng hợp ngƣời dạy và ngƣời học đều biết tiếng Trung, có thể khi dạy cách dùng từ “mỗi”, theo một cách nào đó,

có thể do sự truyền đạt của giáo viên hoặc do sự tiếp nhận của sinh viên mà sinh viên đã hiểu rằng từ này tƣơng đƣơng với “每” trong tiếng Trung. Trong

khi bản thân từ “每” ở trong các kết hợp nhƣ “每年 (mỗi năm) - 每一年

(từng năm),每天 (mỗi ngày) - 每一天 (từng ngày),每个人 (mỗi ngƣời) - 每一个人 (từng ngƣời),... lại mang những ý nghĩa ít nhiều khác biệt. Một

điều nữa, trong tiếng Trung, những kết hợp có “每” mà sau đó có dùng phó

từ“都”(đều / cũng) nhƣ “ 每个人都...” (mỗi ngƣời đều), “每年都...” (mỗi năm đều), “每天都...” (mỗi ngày đều),... thì phải chuyển dịch tƣơng đƣơng sang tiếng Việt là:

“ 每个人都...” = “ ngƣời nào cũng... / ai cũng...”, “每年都...” = “ năm nào cũng...”

“每天都...” = “ngày nào cũng...”

Các kết hợp trên cũng có thể diễn đạt theo một cách khác trong tiếng Việt là “mỗi người đều...”, “mỗi năm đều...”, “mỗi ngày đều...”. Theo cách

ấy, có thể thấy trong tiếng Việt kết hợp “...nào... cũng...” có thể thay thế

tƣơng đƣơng bằng “ mỗi...đều...”.

không thể nói “mỗi ngày tôi cũng tập thể dục”. Điều này cho thấy, kết hợp “mỗi...cũng...” trong tiếng Việt là kết hợp sai. Học sinh Trung Quốc mắc

phải lỗi này có thể một phần là do chuyển di giảng dạy, giáo viên chƣa giải thích cặn kẽ các nét nghĩa của từ “每” , một phần là do chiến lƣợc vƣợt tuyến

(ngƣời học vận dụng những tri thức đã biết trong ngữ đích để khám phá ngữ đích) khi “每” (mỗi) ở trong các kết hợp có “都” (đều), vì “都” thƣờng đƣợc dịch là “đều” nhƣng tuỳ vào ngữ cảnh có lúc cũng đƣợc dịch là “cũng” chính vì vậy mà học sinh Trung Quốc đã tạo ra kết hợp sai “ mỗi...cũng...” nhƣ

trong ví dụ (1) và (2). Nhƣ vậy, có thể chữa hai lỗi đó nhƣ sau:

(1) Sinh viên Trung Quốc rất thích đánh bóng rổ, sinh viên nào cũng thế. (Sinh viên Trung Quốc ai cũng/người nào cũng thích đánh bóng rổ) (2) Các bạn người Việt Nam của tôi đều rất nhiệt tình, bạn nào cũng như nhau.

( Các bạn người Việt Nam của tôi ai cũng/người nào cũng rất nhiệt tình)

b. Dùng nhầm “mỗi” thay vì “hằng”

Ví dụ:

(1) Chính phủ TQ đã quyết định lấy ngày 13/12 mỗi năm làm một ngày

kỉ niệm các nạn nhân trong vụ thảm sát Nam Kinh.

(2) Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch mỗi năm được gọi là ngày tết Đoan

ngọ.

“mỗi” thƣờng dùng để biểu thị sự phân xuất hay cá thể hoá sự vật, hiện

tƣợng, còn “hằng” lại biểu hiện nghĩa liên tục, lặp lại đều đặn về thời gian.

Vậy ở các ví dụ (1), (2) ta thấy nếu thay “mỗi” bằng “hằng” thì sẽ hợp lí hơn. Nhƣ vậy các câu đó sẽ đƣợc chữa là:

(1) “Chính phủ TQ đã quyết định lấy ngày 13/12 hằng năm làm ngày kỉ niệm các nạn nhân trong vụ thảm sát Nam Kinh.”

(2)“Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm được gọi là ngày tết Đoan ngọ.”

c. Dùng nhầm “một” thay vì “từng” hoặc “mỗi”

Ví dụ:

(1) Nếu là chúng ta trân trọng một ngày, lợi dụng một ngày để quan tâm người thân, bạn bè từ điều nhỏ xíu và vụn vặt, thay đổi thái độ bi quan thì mỗi ngày đều sẽ hạnh phúc.

(2) Cô giáo nhắc nhở chúng em, trong giờ học phải tranh thủ một giờ

một phút nghe cô giáo giảng bài, không được nói chuyện.

(3) Trong lễ ăn hỏi, năm chàng trai ăn mặc rất lịch sự. Một người bưng

một hộp mâm bánh.

(4) Các bạn đến dự sinh nhật em rất đông, một người mang một món quà để tặng cho em.

Ví dụ (1), lỗi từ vựng khá nhiều, câu này sửa lại cho đúng phải là: “Nếu

chúng ta trân trọng từng ngày, tận dụng từng ngày để quan tâm đến người thân, bạn bè từ những điều nhỏ xíu, vụn vặt và thay đổi thái độ bi quan thì

mỗi ngày đều sẽ hạnh phúc”. Ví dụ (2) cũng cần đƣợc sửa lại là: “Cô giáo

nhắc nhở chúng em, trong giờ học phải tranh thủ từng giờ từng phút nghe cô giáo giảng bài, không được nói chuyện”. Ở đây chỉ xét về lỗi sử dụng của từ

“một”. Về mặt ngữ nghĩa, “một” biểu thị một số lƣợng xác định, trong khi

đó “từng” cũng tƣơng đƣơng với một nhƣng không phải là một số xác định mà là một cá thể, một đơn vị nằm trong một tổng thể, nó đƣợc dùng để phân xuất sự vật thành cá thể nhằm nhấn mạnh tính lần lƣợt, tính kế tiếp của sự vật, hành động. Ở hai ví dụ trên nếu dùng “một” thì không còn tác dụng nhấn

Có thể lý giải nguyên nhân gây ra lỗi này nhƣ sau: thứ nhất do chuyển di giảng dạy, học sinh đƣợc làm quen với “mỗi”, “một” nhiều hơn mà chƣa

đƣợc làm quen với “từng” . Trong khi đó, học sinh đƣợc giải thích “mỗi”

tƣơng ứng với “một” và ở một vài trƣờng hợp “mỗi” có thể thay thế cho “một”. Thứ hai, học sinh đã vƣợt tuyến sử dụng “một” thay cho “mỗi” vì

nghĩ rằng “mỗi” cũng tƣơng ứng với “một” và có thể thay thế cho “một” mà không ý thức đƣợc rằng “một” không thể hiện ý nghĩa nhấn mạnh tính lần

lƣợt, tính kế tiếp của sự vật hay hành động, nét nghĩa chỉ có ở “mỗi” và “từng”, cho nên “một” không thể thay thế cho “mỗi”. Nhƣ vậy có thể thấy,

để câu đúng thì cần phải thay “một” bằng “mỗi” hoặc “từng”. Nhƣng so với

“mỗi” thì tác dụng nhấn mạnh tính lần lƣợt, tính kế tiếp của “từng” mạnh

hơn nên trong trƣờng hợp này, nếu dùng “từng”, ngƣời dùng sẽ có một câu

hợp lý hơn cả về mặt ngữ pháp.

Ví dụ (3) và (4), nguyên nhân gây ra lỗi cũng có thể áp dụng cách giải thích nhƣ ở phần trên, đó là do ngƣời học đã vƣợt tuyến sử dụng “một” thay cho “mỗi” vì nghĩ rằng “mỗi” cũng tƣơng ứng với “một” và có thể thay thế

cho “một” mà không ý thức đƣợc rằng “một” không thể hiện ý nghĩa nhấn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc tại một số trường Đại học ở Hà Nội (Trang 39 - 50)