Lỗi các hƣ từ nối kết các yếu tố có quan hệ chính phụ: của, cho,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc tại một số trường Đại học ở Hà Nội (Trang 69 - 77)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 Lỗi các hƣ từ thuộc nhóm không làm thành tố phụ đoản ngữ

2.2.1 Lỗi các hƣ từ nối kết các yếu tố có quan hệ chính phụ: của, cho,

Khảo sát tƣ liệu, chúng tôi ghi nhận đƣợc 19/373 trƣờng hợp, chiếm 5,1%, tình hình nhƣ sau:

a. Lỗi dùng thừa, dùng sai “của” b. Lỗi dùng sai “ở”

c. Lỗi dùng thừa hoặc dùng sai “cho” d. Lỗi dùng thừa “với”

a. Lỗi dùng thừa, dùng sai “của” Ví dụ:

(1) Tôi có rất nhiều bạn của Việt Nam.

(2) Em rất cám ơn các bạn của Việt Nam vì họ luôn nhiệt tình.

(3) Tôi có thể giới thiệu những nơi đẹp thu hút du khách của Trung Quốc

sang Việt Nam đi chơi.

(4) Nhiều người Việt Nam quan niệm của thời gian rất kém, người ta thường đến muộn.

(5) Dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh, cuối cùng nhân dân Việt

Ở các ví dụ (1), (2), (3) là lỗi dùng thừa “của”, lỗi này xảy ra khá phổ biến ở sinh viên Trung Quốc. Nguyên nhân là do tƣơng đƣơng với “của”

trong tiếng Việt thì ở tiếng Trung có trợ từ “的”. Đây là trợ từ nối giữa định

ngữ và trung tâm của ngữ danh từ có tác dụng nêu quan hệ sở hữu, sở thuộc, tính chất, hạn định... Tuy cách dùng của “的” và “của” khá giống nhau,

nhƣng một số trƣờng hợp ở tiếng Trung, trong câu có sự xuất hiện của “的”

nhƣng khi dịch sang tiếng Việt lại buộc phải bỏ qua nó, nếu không sẽ làm thay đổi ý nghĩa của câu, nhƣ ở các trƣờng hợp trên, mối quan hệ giữa trung tâm và định ngữ không phải là quan hệ sở hữu mà là quan hệ hạn định, cho nên ví dụ (1), (2) phải bỏ “của” trong “bạn của Việt Nam” đi, vì khi nói “bạn

của Việt Nam” thì sẽ dễ bị hiểu bạn ở đây là một nƣớc khác, có cùng vị thế

với “Việt Nam”, còn khi nói “bạn Việt Nam” là để phân biệt với bạn ngƣời

nƣớc khác nhƣng có cùng vị thế với “tôi”. Ví dụ (3) thì phải bỏ “của” trong

“du khách của Trung Quốc”, vì khi nói “du khách của Trung Quốc” thì dễ

hiểu nhầm là du khách từ nƣớc khác đến Trung Quốc để du lịch, còn nói “du

khách Trung Quốc” để phân biệt với du khách là ngƣời nƣớc khác.

Ví dụ (4), (5) ngƣời học đã mắc lỗi dùng sai “của”. “Quan niệm của

thời gian” phải đƣợc sửa lại là “quan niệm về thời gian”. Chúng tôi đã thay “của” bằng “về” vì trong trƣờng hợp này động từ “quan niệm” đƣợc hiểu là

sự nhận thức, còn “thời gian” là đối tƣợng mà “quan niệm” đề cập đến.

Trong tiếng Việt, “về” có mang nét nghĩa biểu thị phạm vi của đối tƣợng mà hành động đề cập, còn “của” thì không có sắc thái ý nghĩa này nên dùng “về” thay cho “của” ở đây là hoàn toàn chính xác. Ngƣời học mắc lỗi này là

duy bằng tiếng Trung trƣớc khi viết bằng tiếng Việt, trong đó tổ hợp “quan

niệm về thời gian” = “势势势 的势念” (trong đó “势” có thể dịch là “với”/

“đối với”/ “về” , “势势” là “thời gian”, “的” là “của” và “势念” là “quan

niệm”). Từ “势” trong tổ hợp này lại tƣơng đƣơng với khá nhiều nét nghĩa

trong tiếng Việt, hơn nữa “势” so với các yếu tố còn lại của tổ hợp chỉ là

thành phần phụ, có thể không cần sự có mặt của “势” mà ý nghĩa của cả tổ hợp không thay đổi. Theo nhận định chủ quan của chúng tôi thì rất có thể vì lí do này mà ngƣời học đã bỏ qua sự có mặt của “势” khi dịch sang tiếng Việt.

Trong thực tế tiếp xúc với học sinh Trung Quốc, chúng tôi còn ghi nhận đƣợc khá nhiều lỗi tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp lỗi này do không biết chuyển dịch “势” tƣơng đƣơng với từ nào trong tiếng Việt, chẳng hạn nhƣ “giải thích với

vấn đề này”/ “thảo luận đối với việc này”,...

b. Lỗi dùng sai “ở” Ví dụ:

(1)Ở chủ nhật chúng em cũng phải làm bài tập.

(2)Em rất thích đi chơi ở tết trung thu.

(3)Nếu em ở Việt Nam và ở tết trung thu, em sẽ yêu cầu bố mẹ

mua rất nhiều, em muốn chơi và ăn.

Các ví dụ (1), (2), (3) là lỗi dùng nhầm “ở” thay vì “vào”. Sinh viên

Trung Quốc hầu hết đều mắc lỗi này vì đây là một lỗi giao thoa khá phổ biến. Trong tiếng Việt thì “ở” và “vào” đều có thể đứng trƣớc danh từ /danh ngữ

biểu thị thời gian, địa điểm. Nhƣng “ở” thƣờng kết hợp với từ ngữ chỉ địa

điểm, còn “vào” thƣờng kết hợp với từ chỉ thời gian. Nhƣng trong tiếng

Trung, từ đƣơng đƣơng với cả “ở” và “vào” của tiếng việt lại chỉ có một từ là từ “在”. Ví dụ: “在势个星期日,他势会势 行婚因典礼。” (Vào chủ

nhật này, họ sẽ tổ chức tiệc cưới.)/ “在 河内,很多外国人来参加国势展势

会。” (Ở Hà Nội, rất nhiều người nước ngoài đến tham gia triển lãm quốc tế.) Chính vì vậy mà sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt rất hay dùng nhầm lẫn giữa “ở” và “vào”.

Ở ví dụ (4) ngƣời học đã dùng nhầm “ở” thay vì “trong”. Câu này phải đƣợc sửa là “Học tập là một việc rất quan trọng trong cuộc sống của chúng

ta”. Dịch sang tiếng Trung là “在我势的生活之中,学势是一件很重要的

事.” Ta thấy trong câu tiếng Trung có kết cấu “ 在...之中” khi dịch sang tiếng Việt thì buộc phải dịch là “ Trong...” hoặc “Ở trong...” nhƣ vậy là có thể bỏ qua “在” (ở) không cần dịch mà không thể bỏ qua “之中” (trong). Nhƣng

còn trƣờng hợp chỉ có “在” kết hợp với danh từ mà không có sự xuất hiện của “之中” (trong), chẳng hạn nhƣ trong trƣờng hợp “在我势的生活” thì vẫn

phải dịch là “Trong cuộc sống của chúng ta” chứ không thể dịch là “Ở cuộc

Nhƣ vậy, khi dịch sang tiếng Việt, từ “在” có thể chuyển dịch tƣơng đƣơng với các từ “ở”, “vào”, “trong” và một từ nữa là từ “tại” (âm Hán – Việt của “在” ). Nhƣ vậy có thể nhận định rằng, ngƣời học đƣợc tiếp xúc và sử dụng “在” với nghĩa là “ở” nhiều hơn cả nên đã vƣợt tuyến mƣợn ý nghĩa

“ở” của “在” áp dụng vào các ví dụ trên.

c. Lỗi dùng thừa hoặc dùng sai “cho” Ví dụ:

(1)Trong khi cúng thần mặt trăng phải có mâm cúng. Trên đây luôn có một ấm trà, sau mỗi lần rót trà người ta thắp nhang tạ ơn cho đức Phật.

(2)Con gọi điện thoại bảo cho mẹ biết, tưởng mẹ sẽ mắng cho con.

Ví dụ (1) có hai giả thiết, một là ngƣời học đã sử dụng thừa “cho” vì trong tiếng Việt, “tạ ơn” là một động từ chỉ có thể kết hợp trực tiếp với bổ ngữ chỉ đối tƣợng, giữa nó và bổ ngữ không thể chen bất cứ từ phụ nào. Hai là, có thể ngƣời học đã dùng nhầm lẫn giữa “cho” và “để” nhƣng lại dùng

sai vị trí. Nếu nhƣ vậy thì phải sửa lại là “Trong khi...Sau mỗi lần rót trà,

người ta thắp nhang để tạ ơn đức Phật.”. Nếu giả thiết này là đúng thì

nguyên nhân ở đây là do ngƣời học đã bị ảnh hƣởng từ tiếng Trung. Vì trong tiếng Trung có từ “势” hoặc “势了” dùng để biểu thị mục đích, tƣơng đƣơng

nghĩa với “để”, “cho”, “vì” trong tiếng Việt. Ví dụ:

- 势了考上大学,他每天都努力学势。

- 我做的势一切事情都是势了你好,不是势了我好。

(Anh làm tất cả những việc này đều tốt cho em, chứ không phải tốt cho

anh)*

- 一切势了人民利益

( Tất cả vì lợi ích nhân dân)

Qua những ví dụ vừa rồi, có thể thấy, cùng là để biểu thị mục đích nhƣng tùy vào ngữ cảnh mà “势了” đƣợc dịch với những ý nghĩa khác nhau, lúc dịch là “để”, lúc dịch là “cho”, lúc lại dịch là “vì”. Ví dụ (1) cũng khá

giống với trƣờng hợp (*), mục đích của việc “thắp nhang” là “để tạ ơn đức

phật” chuyển dịch sang tiếng Trung là “...势香是势了势恩佛祖” (thắp

nhang là để tạ ơn đức phật) ngƣời học có thể đã tƣ duy nhƣ vậy, nhƣng khi viết bằng tiếng Việt thì, “势了” lẽ ra phải đƣợc dịch là “để” thì ngƣời học đã

nhầm lẫn với “cho” (do “势了” tƣơng đƣơng với cả “cho” và “để”) và còn

dùng sai vị trí. Giả thiết ngƣời học dùng nhầm lẫn giữa “cho” và “để” đƣợc giải thích nhƣ trên có vẻ là hợp lí hơn cả.

Ví dụ (2) ngƣời học đã dùng thừa “cho”. Nguyên nhân là do có thể

trƣớc đó ngƣời học đã đƣợc học các tình huống chẳng hạn nhƣ “Tôi nói dối, mẹ phát hiện ra liền mắng cho tôi một trận.” hoặc “Hôm qua, bạn ấy trốn học nên hôm nay bị cô giáo mắng cho một trận”,... “cho” trong những

trƣờng hợp này biểu thị nguyên nhân (vì nguyên nhân nào đó cho nên mới bị mắng...). Với kết hợp “mắng cho” nhƣ vậy ngƣời học đã áp dụng vào trong

biểu thị nguyên nhân mà biểu thị sự tình đã xảy ra không đúng với những gì ngƣời nói nghĩ. Vì vậy câu này phải sửa lại là “Con gọi điện thoại bảo cho

mẹ biết, tưởng mẹ sẽ mắng con.”

d. Lỗi dùng thừa, dùng thiếu và dùng sai “với”. Ví dụ:

(1) Sở dĩ em không học đại học ở quê, không phải là vì trường đại học ở quê không tốt mà là muốn xa với bố mẹ.

(2) Em đều chúc mừng với mẹ vào sinh nhật hàng năm. (3) Tôi cũng muốn làm cho họ hài lòng với tôi.

(4) Ở Trung Quốc, mỗi học kì có hai lần thi, giống nhau ở các trường đại học Việt Nam.

(5) Khác nhau cuộc sống ở Việt Nam, kí túc xá của chúng em cấm nấu cơm nên chúng em ăn cơm ở nhà ăn.

Ví dụ (1) và (2), ngƣời học đều dùng thừa “với”. Trong tiếng Việt, “với” là một hƣ từ khá đặc biệt, nó vừa là một liên từ có chức năng nối các

yếu tố có quan hệ đẳng lập lại vừa là một giới từ có chức năng nối các yếu tố có quan hệ chính phụ. Ở các ví dụ trên, ngƣời học dùng “với” trong câu với tƣ cách là giới từ nhƣng lại không biết rằng bổ tố trong những trƣờng hợp này là đối tƣợng của hành động chứ không phải đối tƣợng cùng tham gia hành động, nhƣ vậy dùng “với” ở đây là thừa. Những tổ hợp có “với” ở các câu

trên đƣợc dịch ra tiếng Trung nhƣ sau: “跟父母离开”(rời xa bố mẹ)“向势势 祝势”(chúc mừng mẹ ). Ta thấy ở hai tổ hợp này của tiếng Trung có từ “跟” và “向” đều tƣơng đƣơng nghĩa trong tiếng Việt là “với”. Nhƣ vậy có thể hiểu

đƣợc rằng ngƣời học đã tƣ duy bằng tiếng Trung rồi dịch ra tiếng Việt, tuy cũng biết đảo lại trật tự của tiếng Trung (“với bố mẹ rời xa” và “với mẹ chúc

mừng”) cho đúng với trật tự của tiếng Việt (“rời xa với bố mẹ” và “chúc mừng với mẹ”) song lại không biết rằng ở trong những trƣờng hợp này thì có

thể bỏ qua sự có mặt của “跟” và “向” khi dịch.

Ví dụ (3) ngƣời học dùng nhầm “với” thay cho “về”. Vì “với” không

biểu thị phạm vi mà đối tƣợng đề cập đến, trong khi ở đây “tôi” là đối tƣợng mà “hài lòng” đề cập đến cho nên phải dùng “về” mới thể hiện đƣợc nét

nghĩa này.

Ví dụ (4) và (5) ngƣời học đều dùng nhầm “giống nhau”/ “khác nhau” thay cho “giống với”/ “khác với”. Lí do là vì, để biểu thị sự so sánh trong

tiếng Việt có các cấu trúc nhƣ: “A với B giống nhau / khác nhau” hoặc “A giống với /khác với B” hay “Giống với A, B cũng...”/ “Khác với A, B thì...”.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng nếu dùng “giống nhau”/ “khác nhau” thì phải đặt ở cuối câu. Còn ở các trƣờng hợp nhƣ hai ví dụ này thì phải sửa lại là:

(4)“Ở Trung Quốc, mỗi học kì có hai lần thi, giống với các trường đại học ở Việt Nam” hoặc “Giốngvới các trường đại học ở Việt Nam, ở Trung

Quốc mỗi học kì cũng có hai lần thi”

(5)“Khác với cuộc sống ở Việt Nam, kí túc xá của chúng em cấm nấu cơm nên chúng em ăn cơm ở nhà ăn”

Trƣờng hợp dùng thiếu “với” có thể dẫn ra vài ví dụ sau:

(1)Hôm nay tôi đến nhưng không gặp cô ấy. Khi nào cô ấy về, bạn có

thể nói cô ấy là tôi đến được không?

(2)Cô giáo nói chúng tôi về kế hoạch thi học kì một.

Ở ví dụ (1) và (2) ngƣời học đều mắc lỗi dùng thiếu “với” sau động từ

“nói”. Trong tiếng Việt, động từ “nói” đƣợc hiểu là dùng lời để thể diễn đạt

một nội dung nhất định trong giao tiếp. Khi “nói” kết hợp trực tiếp với bổ tố thì thƣờng biểu thị sự không hài lòng, tƣơng đƣơng với “mắng”, chẳng hạn

“Tôi đi học muộn thế, không biết cô giáo có nói tôi không?” Nhƣng ở những

trƣờng hợp này bổ tố của “nói” đều là chỉ kẻ tiếp nhận hành động nên cần

phải dùng “với” giữa “nói” và bổ tố để tránh nhầm lẫn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc tại một số trường Đại học ở Hà Nội (Trang 69 - 77)