Lỗi trật tự thành phần câu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc tại một số trường Đại học ở Hà Nội (Trang 85 - 90)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1. Lỗi trật tự thành phần câu

3.1.1. Lỗi trật tự chủ ngữ và vị ngữ

Lỗi thuộc nhóm này rất hiếm khi xảy ra ở các sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt vì trật tự đƣợc xem là thuận của chủ ngữ và vị ngữ trong tiếng Việt và tiếng Trung giống nhau, đó là chủ ngữ thƣờng đứng trƣớc. Chỉ một trƣờng hợp đặc biệt có sự đảo vị trí giữa chủ ngữ và vị ngữ, trong đó vị ngữ đƣợc đƣa lên trƣớc chủ ngữ với mục đích nhấn mạnh nội dung thông tin đƣợc nêu ra trong vị ngữ. Trƣờng hợp này có ở cả tiếng Trung lẫn tiếng Việt nhƣng chỉ dùng trong phong cách khẩu ngữ. Vì vậy, nếu nhƣ ngƣời học cho ra những sản phẩm câu nhƣ “ Học bài đi cậu !”,“Tránh ra anh kia”, “Đã về rồi à em ?”,...

đây sẽ có hai luồng ý kiến trái chiều là xếp trƣờng hợp này vào lỗi về trật tự chủ - vị hay lỗi về phong cách. Để nhận diện lỗi thuộc loại nào cần phải xét đến nhiều khía cạnh nhƣ trình độ học tiếng, bối cảnh sử dụng và cả mục đích sử dụng. Trong phạm vi hạn hẹp của luận văn, chúng tôi xin phép không bàn thêm về vấn đề này. Trên thực tế, nguồn tƣ liệu mà chúng tôi thu đƣợc không ghi nhận lỗi nào liên quan đến trật tự hai thành phần này.

3.1.2. Lỗi trật tự trạng ngữ câu

Trong tiếng Việt, trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có tác dụng bổ sung ý nghĩa về thời gian, không gian, mục đích, nguyên nhân, phƣơng tiện,...cho sự tình đƣợc biểu đạt trong câu. Trạng ngữ có thể đứng trƣớc, đứng sau hoặc chen vào giữa nòng cốt câu.

Tƣ liệu ghi nhận một số trƣờng hợp dùng sai vị trí của thành phần trạng ngữ trong câu nhƣ sau :

Ví dụ:

(1)Em đã học tiếng Việt hai năm rồi trước khi sang Việt Nam.

(2)Hôm qua tôi đã ở nhà thờ nhìn thấy bạn.

(3)Khi mới học tiếng Việt, tôi cảm thấy tiếng Việt rất khó ở trường Đông

Nam Á Bằng Tường vì tôi không chăm học tiếng Việt.

Trong ví dụ (1), ngữ đoạn “trước khi sang Việt Nam” đƣợc xác định là thành phần trạng ngữ chỉ thời gian của câu. Ở đây, mục đích của ngƣời nói không phải là để nói về trình tự của hai hành động “học tiếng Việt hai năm” (xảy ra trƣớc) và “sang Việt Nam” (xảy ra sau). Nội dung chính mà ngƣời học muốn nói đến là sự tình “đã học tiếng Việt hai năm” trƣớc thời điểm sang Việt Nam. Nhƣ vậy, ngƣời học xác định đƣợc rằng tổ hợp “trước khi sang Việt

của nó đƣợc đặt ở cuối câu xét về mặt lí thuyết thì không sai nhƣng trong câu ta thấy xuất hiện từ “rồi”. Thông thƣờng, “rồi” đƣợc đặt ở cuối câu để đánh

dấu sự việc đã kết thúc cũng nhƣ kết thúc câu hoặc để nối hai hành động tiếp diễn theo trình tự trƣớc sau. Giải pháp là có thể bỏ “rồi” và giữ nguyên vị trí của trạng ngữ, hoặc thay “trước khi” bằng “mới” để đƣợc câu đúng với cách nói của ngƣời Việt, nhƣng việc thêm bớt hay thay đổi bất cứ yếu tố nào trong câu đều có thể làm thay đổi về mặt ngữ nghĩa dẫn đến không biểu đạt đúng nội dung ngƣời nói muốn truyền đạt. Vậy phƣơng án tối ƣu nhất ở đây là đặt thành phần trạng ngữ “trước khi sang Việt Nam” lên trƣớc chủ ngữ và giữ nguyên các yếu tố còn lại. Ta sẽ đƣợc câu mới là : “Trước khi sang Việt Nam, em đã

học tiếng Việt hai năm rồi.” Cách nói này hoàn toàn phù hợp với cách nói của

ngƣời Việt. Và nhƣ vậy, một hệ luận có thể rút ra là, trong câu nếu có thành phần trạng ngữ mà lại xuất hiện “rồi” đứng sau nòng cốt câu thì trạng ngữ phải đƣợc đặt ở vị trí trƣớc nòng cốt câu hoặc sau chủ ngữ.

Ở ví dụ (2) ta xác định nòng cốt câu là “Tôi nhìn thấy bạn”. Thành phần bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian là “hôm qua”, bổ sung ý nghĩa về địa điểm là

“ở nhà thờ”. Nhƣ vậy, “hôm qua” và “ở nhà thờ” đều là thành phần trạng ngữ

của câu. Vị trí của “hôm qua” đƣợc đặt ở đầu câu là hoàn toàn chính xác,

nhƣng vị trí của “ở nhà thờ” tuy là chen vào giữa nòng cốt câu nhƣng lại đƣợc đặt sau “đã”, phó từ chỉ thời gian bổ sung ý nghĩa cho vị từ “nhìn”, nhƣ vậy là ngƣời học đã dùng sai vị trí của “ở nhà thờ”. Lỗi này có thể dẫn đến hiện

tƣợng hiểu lầm ngữ đoạn giới từ chỉ vị trí “ở nhà thờ” thành ngữ đoạn vị từ

của chủ ngữ “tôi”. Trong khi, sự tình thực sự mà tác giả của câu này định mô tả là “Tôi nhìn thấy bạn” chứ không phải “Tôi ở nhà thờ”. Để thể hiện đƣợc

đúng cái sự tình mà câu muốn mô tả, câu cần đƣợc sửa lại là: “Hôm qua, ở nhà

Ở ví dụ (3), chúng ta có thể xác định đƣợc thành phần trạng ngữ câu là ngữ đoạn “ở trường Đông Nam Á Bằng Tường”, ngữ đoạn này đƣợc ngƣời viết sử dụng sau nòng cốt của phân câu thứ nhất trong một câu ghép có quan hệ nhân – quả. Vị trí của trạng ngữ câu trong trƣờng hợp này là không hợp lí. Với vị trí ấy, nó có thể gây hiểu lầm là nó đang định vị về mặt không gian cho nòng cốt của phân câu thứ nhất trong khi vai trò của nó là làm trạng ngữ câu nghĩa là xác định không gian cho cả câu chứ không phải cho yếu tố thuộc cấu trúc bậc dƣới câu.[...đoản ngữ NTC,353]. Vậy để thông điệp mà câu truyền đi đƣợc hiểu chính xác, câu này có thể và nên đƣợc chữa lại là:“Ở trường Đông Nam Á Bằng

Tường, khi mới học, tôi cảm thấy tiếng Việt rất khó vì tôi không chăm học.”.

3.1.3. Lỗi trật tự định ngữ câu

Định ngữ câu là thành phần phụ của câu biểu thị ý nghĩa hạn định tình thái hoặc cách thức cho sự tình của câu. Nó có thể đứng trƣớc nòng cốt câu hoặc xen giữa chủ ngữ và vị ngữ nhƣng không thể đứng sau vị ngữ. Cần phân biệt định ngữ câu với định ngữ của vị từ. Định ngữ của vị từ là thành phần có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho vị từ và nó chỉ có thể đứng trƣớc vị từ mà thôi. Trong phần này, chúng tôi chỉ xét về lỗi trật tự của định ngữ câu.

Tƣ liệu ghi nhận lỗi ở phần này chủ yếu là dùng sai vị trí của thành phần định ngữ trong câu. Có thể dẫn ra một số trƣờng hợp mắc lỗi này nhƣ sau : Ví dụ:

(1) Tôi biết qua báo kinh tế quốc tế quý công ty muốn tuyển dụng một hướng dẫn viên du lịch.

(2) Nếu một người yêu thích một việc gì đó thì sẽ làm việc đó tốt hơn chắc chắn.

Ví dụ (1) ta thấy, tổ hợp “qua báo kinh tế Quốc tế” có thể đặt lên trƣớc chủ ngữ hoặc chen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ, chức năng của nó là biểu thị ý nghĩa hạn định cho câu. Nhƣ vậy có thể xác định đƣợc rằng tổ hợp này chính là thành phần định ngữ của câu. Trong ví dụ ban đầu, ngƣời học xếp nó đứng sau vị từ “biết” là hoàn toàn không đúng trật tự của thành phần định ngữ. Trật tự sai mà ngƣời học tạo ra ở trƣờng hợp này có thể bắt nguồn từ việc tiếp thu ngôn ngữ đích một cách chƣa chuẩn xác, hoặc do thiếu cẩn trọng chứ không phải do ảnh hƣởng từ tiếng mẹ đẻ vì ngay trong tiếng Trung, trật tự của định ngữ bao giờ cũng đứng trƣớc thành phần trung tâm mà nó hạn định. Vậy câu này cần phải đƣợc chữa lại nhƣ sau: “Qua báo Kinh tế Quốc tế, tôi biết quý công ty muốn tuyển dụng một hướng dẫn viên du lịch.” hoặc “Tôi, qua báo Kinh Tế Quốc tế, biết quý công ty muốn tuyển dụng một hướng dẫn viên du lịch.

Ví dụ (2) là một câu có quan hệ giả thiết – kết quả, ngƣời học đã sử dụng từ “chắc chắn” tức là muốn đƣa ra một nhận định có tính đoán định chủ quan, vậy thì nhận định đó phải gắn với phân câu biểu thị kết quả, nhƣ vậy vị trí của nó phải đƣợc đứng ngay sau “thì” hay nói đúng hơn là vị trí của nó phải đƣợc đặt trƣớc chủ ngữ hoặc giữa chủ ngữ và vị ngữ ở vế câu thứ hai. Nhƣng ở trƣờng hợp này, ngƣời học đã sử dụng phép lƣợc chủ ngữ ở vế câu thứ hai vì chủ ngữ đã đƣợc nhắc đến ở vế câu trƣớc nên “chắc chắn” phải đƣợc đặt sau “thì”. Câu này nếu không lƣợc chủ ngữ thì sẽ đƣợc viết một cách đầy đủ là “Nếu một người yêu thích một việc gì đó thì chắc chắn người đó sẽ làm việc đó tốt hơn.” hoặc “ Nếu ... thì người đó chắc chắn sẽ làm việc đó tốt hơn.”

Ví dụ (3) ngƣời học cũng muốn đƣa ra một nhận định, một đánh giá mang tính chủ quan. Do vậy, thành phần biểu đạt sự nhận định ấy phải đƣợc đặt trƣớc nội dung mà nó đánh giá. Trong câu này, “em thấy” chính là thành phần biểu thị sự nhận định, đánh giá chủ quan của ngƣời nói, nên nó cần phải đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc tại một số trường Đại học ở Hà Nội (Trang 85 - 90)