Lỗi các hƣ từ chuyên làm thành tố phụ cho đoản ngữ có động từ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc tại một số trường Đại học ở Hà Nội (Trang 50 - 69)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.2 Lỗi các hƣ từ chuyên làm thành tố phụ cho đoản ngữ có động từ

làm trung tâm.

2.1.2.1 Lỗi các hƣ từ thuộc nhóm cũng, đều, vẫn, còn,...

Lỗi các hƣ từ thuộc nhóm này thống kê đƣợc 15 trƣờng hợp trên tổng sô 373 lỗi, chiếm 4,02%. Có thể chia nhỏ ra các nhóm sau:

a. Dùng thừa “cũng”/ “đều” b. Dùng thừa sai “cũng”/ “đều”

c. Dùng thừa hoặc dùng sai “vẫn”/ “còn”

a. Dùng thừa “cũng”/ “đều”

Ví dụ:

(1)Mỗi ngày đều cũng giống nhau, rất phong phú.

(2)Cả hai ngày cuối tuần chúng em đều cũng không ra khỏi trường vì

chuẩn bị thi rồi.

(3)Nếu chúng ta muốn làm một việc gì đó, phải kiên trì không bao giờ

bỏ đi, thế bất cứ việc nào đều cũng có thể làm nên.

(4)Cô giáo nói chúng em cũng giống như người thân của cô khiến em

cảm thấy cũng rất vui.

(5)Nghe tin thầy Hiệu trưởng đến tham dự lớp học của chúng tôi, tất cả

chúng tôi cùng nhau đều vỗ tay hoan nghênh.

Ở các ví dụ (1) , (2) và (3) ta thấy ngƣời học đều sử dụng “đều cũng”, đây là một kết hợp sai trong tiếng Việt, kết hợp đúng là “cũng đều”. Tuy

nhiên, lỗi các câu này không phải là việc ngƣời học dùng sai trật tự mà là dùng thừa “cũng” (ở ví dụ (1), (2) )và dùng thừa “đều” (ở ví dụ (3)).

Câu ở ví dụ (1) có “mỗi” trƣớc danh từ, trong trƣờng hợp này, ngƣời

Việt thƣờng dùng “đều” trƣớc vị từ để nhấn mạnh tính toàn thể, liên tục của hành động/ tính chất mà vị từ biểu hiện. Thực tế là, trong tiếng Việt, chúng ta có kết hợp “mỗi ...đều...” chứ không có kết hợp “mỗi ...cũng...” , và càng

không có kết hợp “ mỗi ...đều cũng...” trong bất cứ trƣờng hợp nào. Lỗi trong trƣờng hợp này là hiển nhiên.

Ở ví dụ (2), ngƣời học dùng “cũng” sau “đều” thành kết hợp “đều cũng” trƣớc vị từ. Đối thoại với ngƣời dùng để biết lý do dùng sai, chúng tôi

nhận đƣợc câu trả lời rằng “để nhấn mạnh”. Tuy vậy, ngƣời học không biết rằng kết hợp đó hoàn toàn không tồn tại trong tiếng Việt. Điều mà ngƣời học muốn nhấn mạnh ở đây là tính đồng nhất (cùng chia sẻ một đặc trƣng chung) của “hai ngày cuối tuần” nên đã dùng “cả”. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, các kết hợp có “cả, tất cả, mọi” trƣớc danh từ làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ (trƣờng hợp bổ ngữ ở đầu câu) thƣờng đòi hỏi có “đều” đứng trƣớc vị từ để nêu lên

tính đồng nhất của tất cả các chủ thể/ đối tƣợng đƣợc nêu ra ở chủ ngữ/ bổ ngữ. Ví dụ (3) là lỗi dùng thừa “đều”. Trong câu, đối tƣợng “bất cứ việc nào” đòi hỏi phải có “cũng” ở trƣớc vị từ thay vì “đều”, chứ không phải là “đều cũng” vì đó là một cấu trúc cố định trong tiếng Việt “ ...(bất cứ)...nào (ai /gì) cũng...”. Trong cấu trúc này, đứng trƣớc “cũng” là các đại từ nghi vấn nhƣng không phải dùng để hỏi mà dùng để nhấn mạnh tính chất “tất cả, toàn thể” của sự vật hay hành động.

Ở ví dụ (4) ngƣời học dùng hai từ “cũng” nhƣng “cũng” ở phân câu

thứ nhất không sai, nó biểu thị quan hệ đối chiếu về sự giống nhau của sự vật. Còn “cũng” ở phân câu thứ hai thì không cần thiết, nó làm cho câu trở nên

rƣờm rà và làm cho câu diễn tả không đúng ý của ngƣời viết. Khi sử dụng

(đẹp nhưng không đẹp lắm)” , “Anh có thấy vui không? – Cũng vui (vui nhưng

không vui lắm)!” ta thấy rằng thái độ của ngƣời trả lời là thờ ơ, không nhiệt

tình, nhƣ vậy “cũng” thể hiện thái độ không tích cực hoặc sự đánh giá mức độ không cao của tính chất/ trạng thái. Nếu bỏ “cũng” ở phân câu thứ hai, ngƣời

đọc sẽ cảm nhận ngữ khí của câu khác hẳn, theo đó, mức độ “vui” đƣợc cảm nhận là thực sự, còn nếu có “cũng”, ngữ khí của câu dƣờng nhƣ trùng hẳn

xuống, ngƣời nghe có thể cảm thấy thái độ của ngƣời nói nhìn chung là không tích cực. Thêm nữa, từ “rất” với nghĩa biểu hiện mức độ cao của trạng thái “vui” càng làm cho sự hiện diện của “cũng” ở đây là không thể đƣợc.

Ở ví dụ (5), “đều” vốn dùng để diễn tả tính đồng nhất lại đƣợc đặt sau “cùng nhau” cũng thƣờng đƣợc dùng để biểu hiện tính đồng nhất nên việc cần

thiết là phải bỏ bớt một trong hai từ. Theo cách lập luận ấy, có thể xếp câu này vào nhóm dùng thừa từ “đều” nhƣ sự phân loại trên đây của chúng tôi.

b. Dùng sai “cũng”/ “đều”

Quan sát các ví dụ sau:

(1) Câu trả lời của mẹ đến giờ cũng thi thoảng vang lên trong đầu tôi.

(2) Các trường đại học cũng ở thành phố lớn của Trung Quốc.

(3) Bạn cũng đồng ý với tôi không ?

(4) Tuy không quen ăn các món ăn Việt Nam nhưng tôi đều cố gắng ăn

để không bị ốm.

(5) Tôi ngày nào đều nghe dự báo thời tiết.

(6) Tôi thấy ở đây cái gì đều là rất rẻ và rất ngon.

Ở ví dụ (1) dùng nhầm “cũng” thay vì “vẫn”, ví dụ (2) dùng nhầm “cũng” thay vì “đều”, ví dụ (3) dùng nhầm “cũng” thay vì “có”. Trƣớc hết,

xét ở ví dụ (1), ý của ngƣời viết là muốn diễn tả một hành động chƣa kết thúc, nét nghĩa này có ở “vẫn” mà không có ở “cũng”, vậy nên phải thay “cũng”

bằng “vẫn” thì câu mới chính xác. Ở ví dụ (2) phải sửa là “Các trường đại học đều ở các thành phố lớn của Trung Quốc”. Ở đây, “Các trường đại học”

có tính chất chỉ toàn thể nên phải kết hợp với “đều” chứ không phải với “cũng”. Ví dụ (3) là một câu nghi vấn với phụ từ “không” thì kết hợp với từ

đứng trƣớc nó phải là từ “có” vì trong tiếng Việt cấu trúc “...có...không?” là cấu trúc dùng để hỏi. Nhƣ vậy ví dụ (3) phải đƣợc sửa là “Bạn có đồng ý với

tôi không?” với ý hỏi để khẳng định lại ý kiến của ngƣời nghe về một sự tình

mà ngƣời nói đã biểu hiện trƣớc đó. Nhƣng nếu ngƣời viết muốn biểu đạt một ý nghĩa khác với ý nghĩa của từ “cũng” thì phụ từ cuối câu phải là “chứ” (Bạn cũng muốn đi với tôi chứ?), ý nghĩa biểu đạt ở đây là phán đoán chứ

không phải là muốn khẳng định lại nữa.

Ví dụ (4) là một câu có quan hệ đối nghịch về mặt ý nghĩa, thể hiện rõ ở cặp quan hệ từ “tuy...nhưng...”. Trong tiếng Việt, loại câu này thƣờng có từ “vẫn” trƣớc vị từ ở mệnh đề bắt đầu bằng “nhưng” chứ không sử dụng “đều”

vì “đều” không thể hiện đƣợc nét nghĩa thể hiện quan hệ mâu thuẫn, trái ngƣợc. Ví dụ (5) và (6) là một trong những loại lỗi điển hình mà sinh viên Trung Quốc thƣờng mắc phải. Ngƣời viết muốn nhấn mạnh sự đồng nhất của câu mà phía trƣớc dùng các đại từ nghi vấn “nào”, “gì” thì sau đó lẽ ra phải dùng “cũng” thì ngƣời học lại dùng “đều”. Nguyên nhân là, tƣơng đƣơng

với “đều” của tiếng Việt thì trong tiếng Trung có từ “都” còn tƣơng đƣơng

với “cũng” có từ “也”, mà trong tiếng Trung lại có kết hợp đại từ nghi vấn 势

(ai),什么(cái gì),哪儿(đâu) + “都” cũng dùng để nhấn mạnh sự đồng nhất giống nhƣ trong tiếng Việt. Vấn đề ở chỗ là “都” thƣờng đƣợc dịch là

hợp với đại từ nghi vấn vừa nhắc đến. Nhƣ vậy, rất có thể ngƣời học đã sử dụng những gì đƣợc dùng thƣờng xuyên hơn nên đã tạo ra kết hợp sai “...nào

đều...”, “...cái gì đều...” rất đặc trƣng của học sinh Trung Quốc trong sử dụng tiếng Việt.

c. Dùng thừa hoặc dùng sai “vẫn”/ “còn”

Ví dụ:

(1)Tuy vẫn nhiều người Việt Nam không biết chữ Hán nhưng xem chữ này

(chữ Hỷ) cũng biết là đám cưới.

(2) Khi tôi còn 11 tuổi, gia đình tôi đã rời khỏi quê hương.

(3) Trong lớp nếu có rất nhiều học sinh, còn khả năng và sức lực của thầy

cô giáo cũng rất có hạn thì họ sẽ đối xử với học sinh khác nhau, tức là quan tâm và giúp đỡ học sinh giỏi nhiều hơn.

(4) Dù thời tiết không tốt, nhưng tôi còn quyết tâm leo núi vì lâu rồi tôi

mới có một ngày nghỉ.

Ở ví dụ (1) ngƣời học dùng “vẫn” là thừa, vì đây là câu có quan hệ

nghịch và ngƣời học đã dùng “cũng” ở phân câu thứ hai để nhấn mạnh sự

mâu thuẫn đó. Câu này phải sửa lại là : “Tuy nhiều người Việt Nam ko biết

chữ Hán nhưng nhìn chữ này (chữ Hỷ) ai cũng biết là đám cưới.” Nguyên

nhân ngƣời học dùng “vẫn” ở đây chƣa thể xác định một cách rõ ràng, có thể là do ngƣời học muốn dùng từ “rất” nhƣng đã viết nhầm thành “vẫn”, cũng có thể do ngƣời học muốn dùng kết hợp “vẫn còn” nhƣng lại viết thiếu từ

“còn”. Dù là nguyên nhân gì thì dùng “vẫn” trong trƣờng hợp này là hoàn

toàn không hợp lí.

Ví dụ (2), ngƣời học dùng nhầm “còn” thay vì “mới”. Trong tiếng Việt, để thể hiện mối quan hệ nghịch về thời gian, số lƣợng với cái hiện hữu ngƣời ta

thƣờng dùng kết hợp “...mới...(mà ) đã...” . Ví dụ nhƣ: “Mùa đông, mới năm

giờ chiều mà trời đã tối om.” hay “Nó mới ăn một bát cơm mà đã kêu no”.

Ví dụ (2) là câu có quan hệ nghịch về thời gian, với cái hiện hữu, ngƣời học muốn nhấn mạnh “11 tuổi” là rất sớm đối với việc “xa quê hương”, nhƣ vậy phải dùng “mới” thay cho “còn” thì mới thể hiện đƣợc sắc thái ý nghĩa này. Ở ví dụ (4) ngƣời học đã dùng nhầm lẫn giữa “vẫn” và “còn” vì hai từ này có những tƣơng đồng về ngữ nghĩa, cả hai đều biểu thị một hành động, một trạng thái đang tiếp diễn, chƣa kết thúc, chƣa thay đổi hoặc đƣợc lặp lại nhiều lần. Chính vì vậy mà trong nhiều trƣờng hợp “vẫn” và “còn” có thể

thay thế cho nhau. Nhƣng ngoài những nét nghĩa ấy, chúng còn có những nét nghĩa riêng biệt mà ở một số trƣờng hợp chúng không thể thay thế cho nhau đƣợc. Nhƣ ở ví dụ (4), câu ghép có quan hệ tăng tiến với cặp liên từ

“Tuy...nhưng...” thì thƣờng dùng “vẫn” để nhấn mạnh tính chất tất yếu xảy

ra ở phân câu sau, mà ở “còn” thì không có nét nghĩa này. Vậy phải dùng “vẫn” thay cho “còn” thì câu sẽ thể hiện đƣợc đúng sắc thái ý nghĩa cần biểu

đạt. Theo phân tích của Nguyễn Thiện Nam “khi một từ thuộc ngôn ngữ A có thể đƣợc chuyển dịch bằng nhiều từ của ngôn ngữ B thì sự phân biệt và nắm bắt nét nghĩa để dùng đúng là rất khó”. Nhƣ vậy, đối với sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt, việc phân biệt và dùng cho đúng “vẫn” , “còn” quả

thật cũng rất khó vì tƣơng đƣơng với “vẫn” và “còn” trong tiếng Trung chỉ

có một từ là từ “势”. Đây chính là nguyên nhân gây ra lỗi.

2.1.2.2 Lỗi các hƣ từ thuộc nhóm đã, đang, sẽ, sắp, rồi, vừa, mới: 10/373 lỗi, chiếm 2,7%

Tƣ liệu của chúng tôi ghi nhận rằng lỗi xảy ra ở nhóm này không nhiều. Những ví dụ sau là tất cả các lỗi mà chúng tôi tìm đƣợc liên quan đến nhóm từ này và việc phân chia từng loại lỗi cụ thể nhƣ ở các nhóm

trƣớc là rất khó, vì vậy, thiết nghĩ, một sự phân tích và mô tả lần lƣợt từng lỗi thuộc nhóm này là sự lựa chọn hợp lý hơn.

Ví dụ:

(1) Khi đang lên lớp, sinh viên Trung Quốc đều chăm chỉ học tập.

(2) Năm nay tôi sắp tốt nghiệp ở Đại học kinh tế Quảng Tây.

(3) Vừa mới tôi không biết đã xảy ra chuyện gì.

(4)Vừa mới cô giáo có việc đi ra ngoài nên các bạn nói chuyện rất nhiều.

(5)Hai người cứ đánh nhau ròng rã mấy tháng, cuối cùng Thủy Tinh đã

thua rồi.

(6)Hùng Vương đã quyết định cho Sơn Tinh lấy Mị Nương làm vợ rồi.

Ví dụ (1) là lỗi dùng thừa “đang”. Trong tiếng Việt, “đang” đƣợc

dùng để biểu thị sự tiếp diễn của một hành động, một quá trình và dẫn ra một sự tình cụ thể. Nhƣng ở đây, phần trạng ngữ có dùng “đang” nhƣng phần vị ngữ lại nêu ra một sự tình mang tính tổng thể. Ở đây, có lẽ ngƣời nói muốn diễn đạt rằng trong giờ học trên lớp thì các sinh viên Trung Quốc đều học tập chăm chỉ và sự tình đó nằm trong một diễn biến là giờ học, vì vậy, ngƣời nói đã lựa chon “đang” vì có thể đã nghĩ từ này sẽ giúp mình thể hiện diễn biến đó. Điều cần thiết ở đây là phải bỏ “đang” để câu hoàn chỉnh về ý nghĩa. Ví dụ (2) dùng nhầm “sắp” thay cho “sẽ”. Sự khác nhau giữa “sắp”

và “sẽ” là ở chỗ, “sắp” tuy dùng để nói về một tƣơng lai gần nhƣng lại không đƣợc gắn với một thời điểm cụ thể nào cả, còn “sẽ” dùng để nói về một

tƣơng lai xa nhƣng có thể gắn với một thời điểm cụ thể nào đó. Ở ví dụ này, có trạng ngữ chỉ một thời gian cụ thể “năm nay” cho nên phải dùng “sẽ”

Ở cả hai ví dụ (3) và (4), ta thấy ngƣời học đều dùng kết hợp “vừa mới”. Trong tiếng Việt, kết hợp này có ý nghĩa giống nhƣ “vừa” hoặc “mới” , đều

biểu thị hành động đã xảy ra trong quá khứ nhƣng rất gần với thời điểm nói và vị trí của chúng là đều đƣợc đặt trƣớc vị ngữ động từ. Ở hai ví dụ trên ngƣời học đã dùng “vừa mới” ở vị trí trƣớc chủ ngữ. Phải chăng đây là lỗi về trật tự từ? Sau khi xem xét kĩ, chúng tôi nhận định đây không phải là lỗi về trật tự từ mà thực chất là ngƣời học đã dùng nhầm lẫn giữa “vừa mới” với “vừa rồi”

vì trong khi “vừa mới” chỉ có thể đứng trƣớc vị ngữ thì “vừa rồi” lại có thể

đứng ở vị trí trạng ngữ, “vừa rồi” cũng có nghĩa giống nhƣ “vừa lúc nãy” hay

“vừa mới đây” . Lí giải cho điều này, chúng tôi tìm từ ngữ tƣơng đƣơng với

“vừa mới” trong tiếng Trung và thấy có một tổ hợp là “势才”. Đây là một tổ

hợp cũng đƣợc tạo bởi hai từ gần nghĩa là “势” (vừa) và “才” (mới) giống nhƣ

“vừa” “mới” trong tiếng Việt. Nhƣng có điều, “势才” vừa có thể đứng trƣớc động từ vị ngữ, lại vừa có thể đứng ở vị trí của trạng ngữ. Khi đứng trƣớc vị ngữ động từ thì “势才” với tƣ cách là phó từ thì đƣợc dịch là “vừa mới”, còn khi với tƣ cách là danh từ đứng làm trạng ngữ thì phải dịch là “vừa rồi”. Ngƣời học có thể đã không nắm đƣợc kiến thức này nên tƣ duy bằng

tiếng Trung rồi khi viết ra bằng tiếng Việt đã dịch trực tiếp “势” (vừa) và “才”

(mới) sang thành “vừa mới” trong tiếng Việt . Có thể nói, đây là một lỗi khá đặc thù của sinh viên Trung Quốc.

Ví dụ (5) và (6) là lỗi dùng thừa “rồi”. Chúng ta đều biết “đã” và “rồi” cùng có chung một nét nghĩa là biểu thị hành động đã kết thúc. Trong

một câu để nhấn mạnh sự kết thúc của hành động hay nhấn mạnh, khẳng định một nhận định, chẳng hạn nhƣ “ Em đã làm xong bài tập rồi.” / “Cô ấy đã đi

ra ngoài rồi.”. Vậy tại sao trƣờng hợp dùng “rồi” nhƣ ở hai ví dụ này chúng

tôi lại cho là thừa? Đó là vì, trƣờng hợp dùng “rồi” ở cuối câu để nhấn mạnh hay khẳng định một nhận định thì thƣờng xuất hiện trong phong cách khẩu ngữ, đối thoại. Trong khi đó, cả hai ví dụ trên đều thuộc phong cách viết (bài viết của học sinh thuật lại câu chuyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh) cho nên sử dụng

“rồi” là nhầm lẫn về phong cách. Nguyên nhân ngƣời học mắc lỗi dùng thừa “rồi” trong tiếng Việt còn là do ảnh hƣởng từ tiếng mẹ đẻ. Vì trong tiếng

Trung, tƣơng đƣơng với “rồi” có từ “了”. Đây là một trợ từ rất đặc biệt trong tiếng Trung, nó vừa là trợ từ ngữ khí có tác dụng đánh dấu kết thúc câu hoặc làm cho ngữ khí của câu trở nên mềm mại, không cộc lốc, nhƣng đồng thời nó cũng là trợ từ động thái biểu thị sự kết thúc của hành động. Khi là trợ từ động thái nó đƣợc đặt ngay sau động từ, còn khi là trợ từ ngữ khí thì nó luôn đứng ở cuối câu. Trong tiếng Trung, nếu câu có “了” biểu thị động thái thì khi dịch sang tiếng Việt bắt buộc phải dịch có sự hiện diện của “rồi” sau động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc tại một số trường Đại học ở Hà Nội (Trang 50 - 69)