Lỗi trật tự trong ngữ đoạn vị từ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc tại một số trường Đại học ở Hà Nội (Trang 94 - 133)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.2. Lỗi trật tự từ trong ngữ đoạn

3.2.2. Lỗi trật tự trong ngữ đoạn vị từ

Trong tiếng Việt, ngữ đoạn vị từ xét một cách đầy đủ gồm có ba thành phần cấu tạo nên: phần đầu, phần trung tâm và phần cuối. Có ngữ đoạn chỉ có phần đầu + phần trung tâm, có ngữ đoạn lại chỉ có phần trung tâm + phần cuối, thậm chí có ngữ đoạn chỉ có duy nhất thành phần trung tâm. Nhƣ vậy trung tâm của ngữ đoạn là thành phần trọng yếu và không thể lƣợc bỏ, thành phần này thƣờng do động từ hoặc tính từ đảm nhiệm. Phần đầu của ngữ đoạn vị từ thƣờng do các phụ từ nhƣ: đã, đang, sắp, sẽ, rất, hơi, cũng, đều, vẫn,...đảm nhiệm. Phần cuối của ngữ đoạn vị từ có thể do danh từ, ngữ danh từ, phụ từ đảm nhiệm. Chúng tôi phân loại lỗi trong phạm vi của ngữ đoạn vị từ nhƣ sau:

3.2.2.1 Lỗi trật tự ở phần đầu của ngữ đoạn vị từ, bao gồm lỗi ở các nhóm sau:

Ở nhóm này, trật tự của tiếng Trung và tiếng Việt hoàn toàn tƣơng đồng nên không xuất hiện lỗi về trật tự mà chỉ xuất hiện các loại lỗi nhƣ: dùng thừa

“cũng”/ “đều”, dùng thừa sai “cũng”/ “đều”, dùng thừa hoặc dùng sai

“vẫn”/ “còn”. Các loại lỗi này đã đƣợc mô tả kĩ lƣỡng ở phần lỗi hƣ từ.

b. Lỗi trật tự ở nhóm khẳng định hay phủ định: có, không, chưa, chẳng… Ở nhóm này, chúng tôi ghi nhận đƣợc hai hình thức lỗi là: lỗi trật

tự của từ “không” trong “sẽ không” và lỗi trật từ của từ “có” trong “có khoảng”

Ví dụ:

(1)Dù là người thông minh, nếu không có dũng khí để thực hiện mục tiêu của mình và vượt qua các khó khăn thì hạnh phúc cũng không sẽ đến với mình.

(2)Em khẳng định nó không sẽ đến lớp đâu vì tôi đã nhìn thấy nó lên ô tô về quê rồi.

(3)Mỗi ngày chúng em khoảng có năm đến mười tiết học.

(4)Trường đại học ở Trung Quốc khoảng có bảy đến tám nhà ăn..

Cả hai ví dụ (1) và (2), ngƣời học đều dùng kết hợp “không sẽ”. Đây là kết hợp chỉ có ở tiếng Trung, khi muốn biểu thị điều gì đó không thể xảy ra thì ngƣời ta dùng “不会” (không sẽ) trƣớc hành động đƣợc đề cập. Nhƣ vậy có thể thấy, ngƣời học đã vận dụng tri thức từ tiếng mẹ đẻ vào tiếng Việt. Trƣờng hợp này thƣờng xảy ra khi giáo viên không biết tiếng bản địa của ngƣời học nên không chú ý một cách đúng mực, khiến cho ngƣời học dễ bị ảnh hƣởng từ bản ngữ lên ngôn ngữ đích. Vậy hai ví dụ này đều phải đảo lại trật tự “không sẽ” thành “sẽ không” mới đúng với trật tự của tiếng Việt.

Trong tiếng Việt, “khoảng” là từ dùng để biểu thị không gian, thời gian hoặc số lƣợng đƣợc giới hạn một cách đại khái, trật tự của nó là luôn đứng trƣớc số từ và nếu trong câu có từ “có” thì nó bắt buộc phải đứng sau “có”.

Nhƣng trong tiếng Trung thì ngƣợc lại, từ tƣơng đƣơng nghĩa với “khoảng” là “大概”, trật tự của nó là đứng trƣớc từ “有” (có). Nhƣ vậy, ở các ví dụ (3) và (4), ngƣời học đều áp dụng trật tự “大概有...” (khoảng có...) của tiếng Trung vào tiếng Việt. Đây là loại lỗi giao thoa khá phổ biến mà sinh viên Trung Quốc thƣờng mắc phải.

c. Lỗi trật tự ở nhóm chỉ quan hệ thời gian: từng, đã, vừa, mới, đang, sắp,

sẽ, ...

Các từ chỉ quan hệ thời gian ở nhóm này có vị trí giống với các từ

tƣơng đƣơng trong tiếng Trung nên hầu nhƣ ngƣời học không mắc lỗi về trật tự mà chủ yếu là mắc lỗi về dùng nhầm lẫn giữa các từ, chẳng hạn dùng nhầm lẫn giữa “sắp” và “sẽ”, nhầm lẫn giữa “vừa mới” và “vừa rồi”, dùng thừa “rồi”, dùng thừa “đang”,...

d. Lỗi trật tự ở nhóm chỉ mức độ: rất, hơi, khí (khá), quá…

Ở nhóm này, chúng tôi nhận thấy ngƣời học chủ yếu là mắc lỗi dùng sai về phong cách của “quá” hoặc “lắm” chứ chƣa ghi nhận đƣợc trƣờng hợp nào mắc lỗi về trật tự của các từ này vì các từ tƣơng đƣơng trong tiếng Trung cũng nằm ở vị trí trƣớc vị từ nhƣ ở tiếng Việt.

e. Lỗi trật tự ở nhóm chỉ mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ…

要” , trật tự của nó trong tiếng Trung thƣờng là đứng trƣớc vị từ, dùng để biểu thị sự khuyên bảo hay yêu cầu ngƣời khác không tiến hành hoặc ngừng tiến hành một việc gì đó. Ví dụ: 别怕 (đừng sợ), 别哭(đừng khóc),不要势势

(đừng buồn),别挂势势(đừng gác máy),... Còn với từ “hãy” thì có nét nghĩa

hoàn toàn ngƣợc lại với “đừng”, “chớ”, nó dùng để biểu thị yêu cầu, khuyên nhủ hay ra lệnh cho ai đó tiến hành một việc gì đó và trong tiếng Trung thì không có từ nào có nghĩa gốc tƣơng đƣơng với “hãy” mà chỉ có một số từ có nghĩa phái sinh nhƣ “hãy”, đó là các từ “来” (đến), “去”(đi), “再”(lại), “吧”(thôi, đi, nào,...). Ví dụ: 你来坐吧! (Cậu hãy ngồi đi), 你去打听打听!

(Mày hãy nghe ngóng xem!), 老势!势您再势一势!(Cô ơi! xin cô hãy nói lại lần nữa!), ... Vì trật tự của các từ thuộc nhóm này ở cả tiếng Việt lẫn tiếng Trung là hoàn toàn tƣơng đồng nên trong tƣ liệu cũng nhƣ trong thực tế giao tiếp với sinh viên Trung Quốc, chúng tôi chƣa ghi nhận đƣợc trƣờng hợp mắc lỗi nào.

f. Lỗi trật tự ở nhóm chỉ tần số: thường, hay, luôn, hiếm khi, không bao giờ… Ở nhóm này, các từ tƣơng đƣơng trong tiếng Trung cũng có vị trí

tƣơng tự nhƣ trong tiếng Việt nên ngƣời học dễ dàng sử dụng chúng một cách đúng trật tự. Tƣ liệu của chúng tôi không có trƣờng hợp mắc lỗi nào thuộc nhóm này. Thực tế qua giao tiếp với ngƣời học, chúng tôi nhận thấy lỗi chủ yếu là dùng nhầm lẫn hoặc dùng sai giữa các từ này.

3.2.2.2 Lỗi trật tự ở phần sau của ngữ đoạn vị từ, có thể có lỗi ở các nhóm sau:

a. Lỗi trật tự ở nhóm chỉ sự kết thúc: xong, rồi, đã…

Không thấy sự xuất hiện lỗi trật tự ở nhóm này trong tƣ liệu mà chúng tôi có. Chỉ ghi nhận đƣợc một số trƣờng hợp ngƣời học dùng thừa “rồi”.

b. Lỗi trật tự ở nhóm chỉ kết quả: ra, được, thấy, mất, …

Chúng tôi cũng không ghi nhận đƣợc trƣờng hợp nào mắc lỗi về trật tự ở nhóm này.

c. Lỗi trật tự ở nhóm chỉ khả năng:

Tƣ liệu của chúng tôi ghi nhận đƣợc một số trƣờng hợp dùng sai vị trí của

“được”

Ví dụ:

(1)Có ý chí quyết tâm mới được vượt qua khó khăn.

(2)Mỗi người đều phải cố gắng mới được thi vào trường đại học lí tưởng.

(3)Bên ngoài cực kì ồn ào, tôi không được đọc sách.

Ở ví dụ (1) và (2) ngƣời học đều dùng kết hợp “mới + được + động từ”, mà trong tiếng Việt, kết hợp này dùng để biểu thị sự việc chỉ có khả năng đƣợc tiến hành với điều kiện đã đƣợc nêu ra trƣớc đó, chẳng hạn “Món này phải chờ bố về mới được ăn.” hay“Chỉ những ngày nghỉ con mới được xem ti vi.” Trong khi ở cả hai trƣờng hợp trên dù rằng điều kiện đƣợc nêu ra trƣớc nhƣng nội dung ở phía sau không đề cập đến việc hành động đó có đƣợc tiến hành hay không mà là nêu lên khả năng thực hiện của hành động. Để thể hiện ý nghĩa này, trong tiếng Việt sử dụng kết hợp “mới + động từ +

được”. Ngƣời học dùng sai trật tự ở trƣờng hợp này là do ảnh hƣởng từ tiếng mẹ đẻ.

Tiếng Trung, khi thể hiện khả năng thực hiện của hành động ngƣời ta dùng “能 (可以)+ 势势” ( “có thể / đƣợc” + động từ), tức là động từ phải đứng sau từ ngữ biểu thị khả năng.

Trong khi “能”/ “可以” chuyển nghĩa tƣơng đƣơng sang tiếng Việt lại đƣợc dịch thành

“có thể” hoặc “được”. Trong tiếng Việt, “có thể” chỉ đứng trƣớc động từ, còn “được”

thì lúc đứng trƣớc, lúc đứng sau tùy vào sắc thái ý nghĩa mà nó thể hiện. Chính vì vậy mà ngƣời học rất dễ mắc lỗi trật tự của từ “được”. Ở đây để chữa lại cho đúng thì

“được” phải đặt sau động từ hoặc thay “được” bằng “có thể”.

Ví dụ (3) ngƣời học lại sử dụng kết hợp “...không được +động từ /tính từ...” . Trong tiếng Việt, kiểu kết hợp này dùng để biểu thị với điều kiện,

hoặc nguyên nhân trƣớc đó mà hành động phía sau không có khả năng thực hiện, chẳng hạn “Cái áo ấy đắt quá, tôi không mua được.”, “ Nhạc to quá, tôi

không nghe được họ nói gì”,... Nhƣ vậy, ví dụ (3) phải sửa lại là “Bên ngoài ồn ào quá! tôi không đọc sách được” thì mới biểu đạt đúng ý nghĩa của câu.

Có thể nói, “được” trong tiếng Việt có rất nhiều ý nghĩa và cách sử

dụng khác nhau, ngay đến ngƣời Việt nhiều khi còn sử dụng không chính xác các nghĩa mà “được” biểu thị. Đối với ngƣời học là ngƣời nƣớc ngoài thì

chuyện mắc lỗi là hoàn toàn có thể thông cảm đƣợc. Để khắc phục tình trạng lỗi này, ngƣời dạy cần giới thiệu hết tât cả các nét nghĩa mà “được” biểu thị đồng thời giải thích một cách cặn kẽ trong trƣờng hợp nào thì nó đứng trƣớc động từ và trƣờng hợp nào thì nó đứng sau động từ. Có thể bài học liên quan đến từ “được” cần phải chia nhỏ ra vài tiết, dạy liên tiếp hoặc cách quãng với thời gian ngắn thì ngƣời học mới có thể thẩm thấu đƣợc những kiến thức về cách dùng của “được”.

d. Lỗi trật tự ở nhóm chỉ mệnh lệnh: đi, nào, thôi…

Tƣ liệu chúng tôi có không cho thấy sự xuất hiện lỗi thuộc nhóm

này vì trật tự trong tiếng Trung và tiếng Việt là nhƣ nhau nên hầu nhƣ không xảy ra giao thoa ở đây.

e. Lỗi trật tự ở nhóm chỉ cùng chung: cùng, với… Ví dụ:

(1)Sinh viên có thể với bạn bè đi tham quan và du lịch.

(2)Vua Hùng không biết chọn ai nên với các lạc hầu bàn một cách

là ai mang lễ vật đến trước sẽ được gả công chúa.

Ở ví dụ (1) và (2), ngƣời học đã tạo ra một kết hợp “...với + đại từ + động từ + bổ ngữ” (với ai làm gì) , đây là một kết hợp theo đúng trật tự trong tiếng Trung “ ...跟 (với) + 势 (ai) + 作 什么( làm gì) ”. Trong khi ở tiếng Việt,

nếu dùng “với” để biểu thị nghĩa liên hợp giữa hai đối tƣợng có quan hệ qua lại, cùng hành động chung nhƣ ở hai ví dụ trên thì thƣờng dùng kết hợp “làm gì + với + ai”. Nhƣ vậy có thể thấy, ngƣời học đã áp dụng trật tự của tiếng Trung vào tiếng Việt. Ngƣời học dùng “với” theo trật tự của tiếng Trung thì thực ra cũng không ảnh hƣởng nhiều đến nội dung muốn truyền đạt, ngƣời nghe vẫn hoàn toàn có thể hiểu đƣợc ý của ngƣời nói nhƣng không phù hợp với cách nói của ngƣời Việt nên đọc lên rất khó nghe. Vậy hai câu này phải đƣợc sửa lại là:

(1)Sinh viên có thể đi tham quan và du lịch với bạn bè.

(2)Vua Hùng không biết chọn ai nên bàn với các lạc hầu một cách là ai

mang lễ vật đến trước sẽ được gả công chúa.

f. Lỗi trật tự ở nhóm chỉ cách thức của hành động: Tƣ liệu cho thấy có một số trƣờng hợp lỗi sau: Ví dụ:

(1) Khi thấy tôi bị đau như vậy thì cô ấy ngay chạy đến phòng y tế lấy

(2) Cậu đã nói thì phải ngay làm nếu không sẽ quên mất.

(3) Mỗi ngày, chúng tôi đều sớm ngủ dậy và bắt đầu cuộc sống bận

rộn.

(4) Mẹ không muốn thẳng nói với bố.

Trong hai ví dụ đầu, “ngay” đƣợc dùng để biểu thị thời gian mà hành

động xảy ra là rất nhanh, trật tự đúng của nó trong tiếng Việt là đƣợc đặt sau động từ. Nhƣng ở đây, ngƣời học đã đặt nó trƣớc động từ, nguyên nhân là do giao thoa ngôn ngữ. Ngƣời học đã vận dụng trật tự của từ “势上” (ngay/lập

tức) trong tiếng Trung để áp dụng vào tiếng Việt. Từ “势上” trong tiếng Trung luôn đƣợc đặt trƣớc động từ với tƣ cách là thành phần trạng ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ đó, khi dịch sang tiếng Việt có thể dịch là “ngay”, cũng có thể dịch là “lập tức”. “lập tức” cũng có ý nghĩa nhƣ “ngay” chỉ sự không

chần chừ, không chậm trễ nhƣng “lập tức” lại đƣợc dùng trƣớc động từ giống trật tự của tiếng Trung. Ngƣời học có thể đã nghĩ rằng “lập tức” và “ngay” có nghĩa giống nhau thì cách dùng cũng giống nhau nên đã dùng “ngay” trƣớc

động từ nhƣ “lập tức”. Nhƣ vậy có thể thấy, một từ của tiếng Trung khi

chuyển dịch tƣơng đƣơng với nhiều từ tiếng Việt thì rất dễ gây nhầm lẫn. Ví dụ (3), với tổ hợp “sớm ngủ dậy” ngƣời học đã tạo ra một kết hợp

“trạng tố + động từ”. Tuy trong tiếng Việt, trƣớc động từ cũng có thể có thành phần trạng tố bổ sung ý nghĩa nhƣng vấn đề ở đây là, “sớm” là yếu tố luôn

đứng sau động từ trong cấu trúc của động ngữ, do vậy không thể đƣa “sớm”

lên trƣớc động từ, vậy kết hợp đúng ở đây phải là “động từ + bổ tố” (“ngủ dậy sớm”). Điều này cho thấy, có thể do ngƣời học bị ảnh hƣởng từ tiếng mẹ đẻ vì trong tiếng Trung, tuy bổ ngữ cũng thƣờng đứng sau động từ nhƣng có một số

trƣờng hợp có thể đƣa bổ ngữ lên trƣớc động từ, chẳng hạn “晚睡早起” (muộn ngủ sớm dậy) đƣợc dịch là “thức khuya dậy sớm” trong khi nếu dịch theo đúng trật tự của tiếng Trung thì sẽ là “muộn ngủ sớm dậy”. Nhƣ vậy, với những

trƣờng hợp đặc biệt này thì nhiều khả năng ngƣời học đã mƣợn cách nói của tiếng Trung áp dụng vào tiếng Việt nên đã tạo ra kết hợp sai.

Ví dụ (4) ngƣời học đã tƣ duy theo cách nói của ngƣời Trung Quốc khi dùng “thẳng nói”, vì kết hợp này trong tiếng Trung là “直势” cũng nhƣ “坦白 地势” nghĩa là nói một cách thẳng thắn, không vòng vo. Trong kết hợp này “直” tƣơng đƣơng với “坦白” (thẳng thắn) đều đƣợc đặt trƣớc động từ với tƣ

cách là trạng tố. ( Ở tiếng Trung, thành phần đứng trƣớc bổ sung ý nghĩa cho động từ cũng đƣợc gọi là trạng tố, với kết cấu trạng tố+ trung tâm, trong đó trung tâm là động từ, kết cấu này thƣờng có trợ từ “地” dùng để nối giữa hai

thành phần nhƣng có thể bỏ qua nó khi dịch). Còn trong tiếng Việt thì trật tự của kết hợp này phải đƣợc đảo ngƣợc lại và tên gọi các thành phần của kết hợp là động từ và bổ tố. Nhƣ vậy có thể thấy, ngƣời học đã áp dụng thói quen bản ngữ vào tiếng Việt.

g. Lỗi trật tự ở nhóm chỉ sự tiếp diễn của hành động: tiếp,

Ví dụ:

(1)Ăn xong, chúng em tiếp chơi trò chơi.

(2)Sau khi về nước nghỉ tết Xuân, chúng tôi lại sang Việt Nam tiếp học

tiếng Việt.

Cũng giống nhƣ lỗi trật tự với từ “ngay” vừa mô tả ở trên, “tiếp” trong tiếng Việt chỉ có thể đứng sau động từ biểu thị sự tiếp diễn của động tác, gần

nghĩa với nó có “tiếp tục” nhƣng “tiếp tục” thì lại đƣợc đứng trƣớc động từ. Trong tiếng Trung có từ “势势” đƣợc dịch sang tiếng Việt là “tiếp” hoặc “tiếp

tục”. Trật tự của từ này trong tiếng Trung là đứng trƣớc động từ. Chắc hẳn

ngƣời học cũng tƣ duy “tiếp” và “tiếp tục” gần nghĩa với nhau thì vị trí của chúng trong câu cũng giống nhau, mà không biết rằng ở tiếng Việt lại có trƣờng hợp hai từ tuy gần nghĩa, dùng để biểu thị cùng một sắc thái ý nghĩa của câu nhƣng lại đứng ở những vị trí khác nhau.

h.Lỗi trật tự ở nhóm thành tố phụ chỉ kẻ tiếp nhận: cho Ví dụ:

(1)Bạn Hà đã rất nhiệt tình cho tôi giới thiệu cảnh quan, cho tôi tìm khách sạn.

(2)Cô quản lý KTX rất tốt bụng, cho chúng em chuẩn bị rất nhiều

thứ.

Ở cả hai ví dụ trên ngƣời học đều dùng kết hợp “ cho + đại từ + động từ + bổ ngữ” (cho ai làm gì). Ở đây, ngƣời học lại một lần nữa áp dụng trật tự của tiếng Trung vào tiếng Việt. Vì trong tiếng Trung, kết hợp “势 / 势 (cho) 势 (ai) 做什么(làm gì)” với trật tự “cho +đại từ + động từ + bổ ngữ” khi dịch sang tiếng Việt phải dịch theo trật tự “động từ + bổ ngữ +cho +đại từ” (làm gì cho ai) hoặc “động từ + cho + đại từ +bổ ngữ” (làm cho ai điều gì) mới phù hợp với cách nói của ngƣời Việt. Vậy hai ví dụ này phải đƣợc sửa lại là:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc tại một số trường Đại học ở Hà Nội (Trang 94 - 133)