Học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay – một số đặc điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông ở Bắc Ninh hiện nay (Trang 34 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Tầm quan trọng và yêu cầu của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho

1.2.1. Học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay – một số đặc điểm

Lứa tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên là thời kỳ từ 15 – 25 tuổi, được chia làm hai thời kỳ: Một là, thời kỳ từ 15 – 18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên; Hai là, thời kỳ từ 18 – 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên. Lứa tuổi học sinh THPT thuộc giai đoạn đầu. Ở lứa tuổi đầu thanh niên, học sinh THPT có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, đặc điểm về sự phát triển thể chất

Tuổi học sinh THPT là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kỳ phát triển bình thường, hài hòa, cân đối. Ở tuổi đầu thanh niên, học sinh THPT vẫn còn tính dễ bị kích thích và sự biểu hiện giống như lứa tuổi thiếu niên. Tuy nhiên tính dễ bị kích thích ở tuổi

thanh niên không phải chỉ do nguyên nhân sinh lý như lứa tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá nhân ở độ tuổi này như (hút thuốc lá, không giữ điều độ trong học tập, lao động, vui chơi…) Nhìn chung lứa tuổi THPT có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi thiếu niên. Sự phát triển của thể chất lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng nhất định đến tâm lý và nhân cách cũng như ảnh hưởng tới những lựa chọn trong cuộc sống.

Thứ hai, điều kiện sống và hoạt động

Một là, Vị trí trong gia đình: trong gia đình, lứa tuổi THPT đã có nhiều

quyền lợi và trách nhiệm như người lớn. Cha mẹ bắt đầu trao đổi với con cái ở lứa tuổi này về một số vấn đề quan trọng trong gia đình. Học sinh lứa tuổi này bắt đầu quan tâm đến nề nếp, lối sống, sinh hoạt và điều kiện kinh tế của gia đình. Đây là lứa tuổi vừa học tập vừa lao động.

Hai là, Vị trí trong nhà trường. Ở nhà trường, học tập vẫn là chủ đạo

nhưng tính chất và mức độ thì cao hơn lứa tuổi thiếu niên.Lứa tuổi này đòi hỏi tính tự giác và độc lập hơn.Trong giai đoạn này, nhà trường có vị trí quan trọng, đây là nơi không chỉ trang bị tri thức mà còn tác động hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho mỗi học sinh.

Ba là, Vị trí ngoài xã hội: hoạt động xã hội của thiếu niên thường mang

tính chất nội bộ của nhà trường. Đối với lứa tuổi THPT lại khác, hoạt động lúc này đã vượt ra khỏi phạm vi của nhà trường, ảnh hưởng của xã hội tới nhóm này rất mạnh. Ở lứa tuổi này đã có suy nghĩ về việc lựa chọn nghề và cách sống trong tương lai. Khi tham gia vào các hoạt động xã hội học sinh THPT được tiếp xúc với nhiều tầng lớp khác nhau giúp các em có cơ hội hòa nhập vào cuộc sống đa dạng và phức tạp, giúp tích lũy kinh nghiệm, vốn sống cho cuộc sống tự lập sau này.

Thứ ba, Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh THPT

Một là, Phát triển của tự ý thức: sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật

sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Sự tự ý thức của học sinh THPT được biểu hiện ở nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống. Điều này khiến học sinh quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng, cũng như tự đánh giá khả năng của mình. Giai đoạn này, học sinh không chỉ tự ý thức về cái tôi của mình mà cong nhận thức vị trí của mình trong tương lai. Xuất hiện khuynh hướng phân tích và tự đánh giá bản thân mình một cách độc lập. Học sinh THPT có nguyện vọng thể hiện cá tính của mình trước mọi người một cách độc đáo, tìm cách đề người khác quan tâm đến mình hoặc làm điều gì đó nổi bật.

Hai là, Hình thành thế giới quan: sự hình thành thế giới quan là nét chủ

yếu trong tâm lý thanh niên vì họ đang có nhu cầu khám phá, tìm hiểu về thế giới. Việc hình thành thế giới quan dựa trên cơ sở những tri thức mà học sinh được học ở trường về nhưng thói quen đạo đức, thấy được cái đẹp, cái tốt, xấu… dần dần ý thức và qui vào các hình thức, tiêu chuẩn nguyên tắc hành vì xác định theo một hệ thống hoàn chỉnh. Học sinh THPT đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết xây dựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực tế sinh hoạt hàng ngày.

Ba là, Xu hướng nghề nghiệp: học sinh THPT đã xuất hiện nhu cầu lựa

chọn vị trí xã hội cho bản thân trong tương lai và các phương thức đạt tới vị trí xã hội ấy.Họ đã nhận thức được rằng cuộc sống trong tương lai phụ thuộc vào chỗ mình có biết lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn không.

Bốn là, Thế giới nội tâm của lứa tuổi này thường rất phong phú, phức

tạp. Sự tự ý thức và đánh giá về cái tôi cũng vậy. Nó không chỉ bao hàm một vài yếu tố đơn giản nào đó mà là một sự đan xen phức tạp, biện chứng và thường thay đổi theo những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, ở đầu tuổi thanh niên, sự ý thức có những biến chuyển và chưa thật sự ổn định. Cái tôi đang có, cái tôi đang biến động và cái tôi mơ ước, lý tưởng, thậm chí cái tôi huyễn

tưởng thường cùng tồn tại trong một cá nhân. Điều quan trọng là xu hướng vươn lên của cái tôi đó được hướng dẫn, chỉ đạo bởi những điều kiện giáo dục, môi trường xã hội thế nào sẽ quyết định phẩm chất của sự tự đánh giá, tự ý thức của các em như vậy.

Tóm lại học sinh THPTcó những đặc điểm chung: tuổi đời từ 14, 15 đến 18tuổi; phát triển về thể lực; phát triển tự ý thức; hình thành thế giới quan; phát triển tâm lý dưới ảnh hưởng của hoạt động học tập; Ý thức nghề nghiệp và sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai; phát triển đời sống tình cảm: tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông ở Bắc Ninh hiện nay (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)