Yêu cầu của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông ở Bắc Ninh hiện nay (Trang 40 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Tầm quan trọng và yêu cầu của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho

1.2.3. Yêu cầu của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở

sinh THPT ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay và những năm tới, tình hình thế giới và khu vực sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức phát

triển mạnh mẽ; mức độ toàn cầu hóa ngày càng cao. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, đất nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thế hệ trẻ trong đó có học sinh THPT tiếp tục là đối tượng, mục tiêu mà các thế lực thù địch tập trung lôi kéo, kích động, chia rẽ. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Khoảng cách giàu - nghèo, phân hóa xã hội ngày càng tăng. Môi trường văn hóa, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp rất đáng lo ngại. Bảo vệ chủ quyền Tổ quốc đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Mặt trái của các phương tiện truyền thông hiện đại, nhất là thông tin trên Internet, cùng quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ tác động lớn đến tư tưởng, tình cảm lớp trẻ và công tác giáo dục thế hệ trẻ.

Trong thời gian tới, công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, lối sống cho thế hệ trẻ nói chung và học sinh THPT nói riêng phải được tiếp tục tăng cường và nâng cao về chất lượng, nhằm góp phần xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức trong sáng, ý thức tuân thủ pháp luật; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng lao động, trở thành những công dân tốt, tích cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ở Việt Nam, công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đòi hỏi phải giải quyết một số yêu cầu cơ bản sau:

Một là, Giáo dục truyền thống yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc gắn

liền với yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nhân dân, vì dân phục vụ.

Giáo dục truyền thống cách mạng được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Sinh thời, Bác Hồ đã nhắc nhở mọi người dân: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Đối với thế hệ học sinh THPT hiện nay, việc này càng có ý nghĩa bởi đây là lực lượng năng động, sáng tạo, tương lai của tỉnh, của đất nước

Lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức về vai trò trách nhiệm của tuổi trẻ đối với Tổ quốc không phải là những gì xa xôi, trừu tượng mà ngược lại thật gần gũi, thật cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.

Mỗi học sinh phải biết xây dựng cho mình một tình yêu Tổ quốc, phải biết cố gắng học tập để phục vụ Tổ quốc, cố gắng lao động để xây dựng Tổ quốc, cố gắng bảo vệ môi trường, giữ gìn từng tấc đất biên cương của Tổ quốc. Yêu Tổ quốc chính là tình cảm thiêng liêng, lớn lao, thúc đẩy các em biết phấn đấu vì những lý tưởng cao đẹp, biết sống tốt cho mình và tốt cho đồng bào mình, biết suy nghĩ cao hơn, xa hơn cho nhân loại. Tình yêu Tổ quốc giúp các em vượt lên trên những suy nghĩ vụn vặt tầm thường để suy nghĩ những cái lớn lao ngoài bản thân mình đó là yêu mến cộng đồng, yêu mến mọi người, đặt lợi ích của tập thể lên trên và khi cần thiết sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân của mình. Yêu Tổ quốc là đấu tranh cho những điều tốt đẹp được gìn giữ và sinh sôi, loại bỏ những cái xấu đang kìm hãm đất nước phát triển.

Trước đây, khi đất nước còn chiến tranh, yêu nước là người có ý chí căm thù quân cướp nước, biết cầm súng lên đường bảo vệ Tổ quốc, chiến đấu chống giặc ngoại xâm, góp phần hy sinh xương máu cho đất nước sạch bóng quân thù. Ngày nay, trong điều kiện hòa bình, yêu nước là biết đi đầu gương mẫu trong mọi việc. Theo Bác Hồ: "Thanh niên phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên vượt mọi khó khăn gian khổ để tiến mãi không ngừng" [61; 455].Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, mỗi học sinh cũng phải sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập và mở cửa hiện nay, đất nước đang đứng trước những thời cơ và những thử thách lớn, hơn bao giờ hết, vai trò và trách nhiệm của thanh niên, của học sinh lại càng vinh dự và nặng nề. Tương lai của đất nước, của dân tộc đang nằm trong tay thế hệ trẻ nói chung và học sinh THPT nói riêng. Chúng ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu được hay

không? Chúng ta có thể đi tắt, đón đầu thời đại được hay không? Chúng ta có thể vượt ra khỏi đói nghèo, tụt hậu để trở thành một quốc gia giàu có vững mạnh, phát triển về mọi mặt được hay không? Tất cả đang trông chờ vào ư chí, nghị lực của tuổi trẻ, tất cả đang được quyết định bởi những việc làm, những hành động cụ thể của tuổi trẻ hôm nay. Chúng ta không thể quên lời căn dặn thiết tha của Bác Hồ: "Thanh niên ta có vinh dự to thì càng có trách nhiệm lớn. Để làm tròn trách nhiệm, thanh niên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân" [64; 489]

Hai là, Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn liền với tinh

thần đoàn kết quốc tế - tạo điều kiện giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay.

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành di sản vô giá, truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Tinh thần đoàn kết thấm vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người con đất Việt, trở thành lẽ sống, chất kết dính gắn bó các thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta bất luận trong hoàn cảnh nào, đã kết thành sức mạnh vô địch, đưa dân tộc ta vượt lên mọi khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kỳ tích vẻ vang.

Ngay từ khi mới ra đời và trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành một trong những bài học kinh nghiệm lớn, là phương thức và cũng là điều kiện bảo đảm thực hiện thành công sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong mỗi giai đoạn cách mạng. Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng phong phú, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát thành tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc và nhấn mạnh: “Đoàn kết, đoàn

kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công”. Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng cũng đã chỉ rõ: “Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc” [20; 158-159).

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đóng góp lớn vào lý luận Mác-Lênin về kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đề cao sự giúp đỡ quốc tế với cách mạng Việt Nam Bác cũng đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Khi phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bị chia rẽ, Đảng ta và Hồ Chí Minh đã hoạt động không mệt mỏi để mong góp phần khôi phục sự đoàn kết quốc tế. Như vậy theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc không chỉ là đoàn kết dân tộc trong nước mà còn phải đoàn kết quốc tế, đại đoàn kết dân tộc đúng đắn là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế trong sáng. Đoàn kết quốc tế là một nhân tố hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa nước ta quá độ lên CNXH. Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản đòi hỏi phải đấu tranh chống lại mọi biểu hiện chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chúng ta chiến đấu không chỉ vì tự do cho nước mình mà còn vì độc lập, tự do cho nước khác, không chỉ vì bảo lợi ích sống còn của dân tộc mình mà còn vì lợi ích của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Ta không nhận sự giúp đỡ một chiều của bạn bè quốc tế, mà phải bằng thành quả của cách mạng nước ta để góp phần tăng cường

sức mạnh cách mạng thế giới, theo tinh thần giúp bạn là tự giúp mình.Trong thời kỳ đổi mới, với chính sách đối ngoại đúng đắn, chúng ta đã đạt được thắng lợi từng bước với việc gia nhập ASEAN năm 1995, gia nhập các tổ chức khu vực và toàn cầu, như Diễn đàn hợp tác Á Âu (ASEM, năm 1996), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC, năm 1998), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO, năm 2006), từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới với việc tham gia đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA)…

Giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết cộng đồng, đoàn kết quốc tế theo quan điểm như trên là một yêu cầu cần thiết cho học sinh cho học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay.

Ba là, Giáo dục lòng yêu thương con người, lòng nhân ái, sống tình

nghĩa, tinh thần hiếu học gắn liền với giáo dục con người nhân văn xã hội chủ nghĩa, lối sống mới.

Có những người luôn hiểu rằng trong cuộc sống còn có nhiều thứ quý giá hơn tiền bạc – đó là tình yêu thương. Tình yêu thương là một nét đẹp của nhân cách con người, hướng con người tới đỉnh cao của chân- thiện- mĩ.

Tình yêu thương là vô hình nhưng sự hiện diện của nó lại hữu hình, nó len lỏi vào từng góc nhỏ của cuộc sống thường ngày. Có thể là vô hình, cũng có thể là cố ý mà chúng ta không nhận ra, biểu hiện giản dị, gần gũi nhất của tình yêu thương con người chính là tình yêu thương cha mẹ, anh chị, hay người thân trong gia đình. Hay nói cách khác, đó là tình thân… Khi xét trên một nghĩa rộng lớn hơn đó là yêu thương nhân loại. Chúng ta thương những đứa bé mồ côi không cha không mẹ, lo lắng cho cuộc sống của con người nơi vừa xảy ra trận bão lớn.... Giáo dục lòng yêu thương con người cho học sinh THPT hiện nay để giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình, biết cảm thông, đau xót, lo lắng cho cả những người chưa từng gặp mặt bởi tình yêu thương của con người là vô cùng tận. Tình yêu thương là một nét

phẩm chất cao quý trong nhân cách đạo đức. Mỗi người học sinh Bắc Ninh cần biết bồi dưỡng, phát huy, để tình yêu thương thực sự trở thành mẫu số chung trong nhân cách con người

Bốn là, Giáo dục truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, tinh thần tiết

kiệm vượt khó gắn liền với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đấu tranh, dám chấp nhận cạnh tranh trong kinh tế thị trường.

Có thể nói, nhờ đức tính cần cù, thông minh và sáng tạo mà tổ tiên đã tạo dựng được cái nôi dân tộc, nơi sinh tụ và khởi sắc của giống nòi – Đó là dải non sông trải dài từ lưu vực sông Hồng đến đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều nhà khoa học nước ngoài đến nước ta đều có chung nhận xét rằng, mọi cơ năng của người Việt Nam đều được dùng để làm việc: đầu đội, vai gánh, lưng cõng, tay cầm, chân chạy như bay,… Cần cù đã trở thành triết lý sống, là giá trị văn hóa, tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam và trở thành thước đo phẩm giá của con người trong mỗi thời kỳ lịch sử. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh đã quan tâm khơi dậy truyền thống cần cù sáng tạo lao động của người nông dân: “ruộng đất là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ, hậu phương thi đua với tiền phương”. Giáo sư Phan Ngọc đã đúng khi kết luận rằng: “Công sức lao động dựng nên đất nước này của người dân Việt đã ở mức tột đỉnh, hiếm có dân tộc nào trên thế giới có thể sánh được”

[67; 36].

Giáo dục truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, tinh thần tiết kiệm vượt khó gắn liền với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đấu tranh, dám chấp nhận cạnh tranh trong kinh tế thị trường cho học sinh THPT hiện nay là yêu cầu quan trọng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ thì phẩm chất này kết hợp với các phẩm chất đạo đức kể trên sẽ tạo nên một thế hệ công dân – chủ nhân tương lai của đất nước “vừa hồng vừa chuyên”.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam nằm ở một trong những khu vực được coi là cái nôi của loài người và cũng được coi là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm với nền văn minh lúa nước, nơi đã từng trải qua các cuộc cách mạng đá mới và cách mạng luyện kim. Con người Việt Nam đã tạo dựng nên một nền văn minh tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á. Đi cùng với Nhà nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam là một nền kinh tế phong phú, một nền văn hóa cao mà mọi người biết đến với tên gọi là văn minh Sông Hồng (c n gọi là văn minh Đông Sơn) với biểu tượng là trống đồng Đông Sơn - thể hiện sự kết tinh lối sống, truyền thống và văn hóa của người Việt cổ.

Trong sự phát triển và tác động của kinh tế thị trường như hiện nay, các giá trị đạo đức truyền thống đang có nguy cơ bị xói mòn, một bộ phận thanh niên đang có xu hướng quay lưng lại với truyền thống dân tộc mà một bộ phận thế hệ trẻ nói chung và học sinh THPT ở Việt Nam cũng đang nằm trong xu hướng này. Vì vậy, việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT là rất cần thiết. Chính vì vậy, công tác giáo dục giá trị đạo đức cho học sinh THPT hiện nay đang được sự quan tâm của các cấp, các ngành, của toàn thể nhân dân.

Tiếp nối truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của các thế hệ trước để lại, các thế hệ học sinh THPT đã và đang cố gắng học tập và rèn luyện để trở thành những công dân có ích, vì mình và vì mọi người.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN TRONG VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH THPT

Ở BẮC NINH HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông ở Bắc Ninh hiện nay (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)