7. Kết cấu của luận văn
2.1. Thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc
2.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và phát huy
thống và phát huy tính tự giác rèn luyện đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay.
Đây chính là giải pháp cơ bản nhằm nâng cao nhận thức và hiệu quả hoạt động của học sinh THPT ở Bắc Ninh trong việc kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Thực hiện giải pháp này sẽ giúp cho học sinh THPT Bắc Ninh nhận thức được đầy đủ hơn quan điểm, đường lối của Đảng về giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Chính trong quá trình giáo dục, học sinh sẽ lĩnh hội được các tri thức khoa học của tất cả các môn học trong trường phổ thông, đảm bảo cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Trên cơ sở đó, học sinh sẽ xác định được vị trí, vai trò của mình đối với sự
nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa… của đất nước nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Từ đó các em sẽ cố gắng học tập và tu dưỡng đạo đức, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội. Cụ thể:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho
những người quản lý giáo dục, các thầy cô giáo và học sinh. Tiếp tục thực hiện chỉ thị số 03 – CT/TW của bộ chính trị về học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đa dạng hóa các hình thức, các phương pháp giảng dạy về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh để học sinh có hứng thú trong tiếp thu và thực hiện. Cần tránh cách giáo dục truyền thống, giáo viên là trung tâm, thầy đọc trò ghi mà cần phải đặt ra những câu hỏi, các tình huống để học sinh tự suy nghĩ tìm cách giải quyết. Như vậy, vừa phát huy được tính sáng tạo vừa hiểu được cái cốt lõi, bản chất làm cơ sở cho quá trình vận dụng giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, cần phải thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về tư tưởng Hồ Chí Minh, tấm gương đạo đức và phong cách làm việc của Người cho đội ngũ những người làm công tác quản lý, cho các thầy cô để mỗi người là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh, các cấp, ngành, cán bộ, giáo viên cần thực hiện lâu dài, thường xuyên và liên tục; bảo đảm tính khoa học, toàn diện, hệ thống; phải sát hợp với đặc điểm từng đối tượng, gắn với thực tiễn, kết hợp nâng cao nhận thức với rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của mỗi người, mang lại hiệu quả thiết thực.
Thứ hai, nâng cao chất lượng tự giáo dục của học sinh. Quá trình giáo dục
giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay đạt được kết quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình giáo dục và tự
giáo dục của mỗi học sinh, bởi sự vận động phát triển nào của sự vật, hiện tượng bao giờ và trước hết cũng là quá trình “tự thân vận động”. thông qua sự vận động, biến đổi, giải quyết mâu thuẫn trong bản thân sự vật để tạo ra sự phát triển. Muốn trở thành một cá nhân, một con người có đầy đủ những phẩm chất đạo đức tốt, nhân cách hoàn thiện thì trước hết học sinh phải tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân. Quá trình tự giáo dục của học sinh là quá trình tự định hướng và điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với những yêu cầu của đạo đức truyền thống. Ngoài sự quan tâm giáo dục của cha mẹ. thầy cô, cộng đồng…thì bản thân mỗi học sinh phải nỗ lực không ngừng bởi vì nếu không tự giác học tập, rèn luyện, xã hội càng phát triển thì đòi hỏi tính tự lập, tự giác, tự chủ càng cao, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu hội nhập của Bắc Ninh hiện nay và trong tương lai.
2.2.2. Đổi mới nội dung và các hình thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay
Thứ nhất, đổi mới nội dung giáo dục.
Các giá trị đạo đức truyền thống là những giá trị đạo đức đã được kết tinh trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực nó còn chứa đựng một số hạn chế mang tính lịch sử của các giai đoạn lịch sử, các thời đại khác nhau. Bởi vậy, để các giá trị đạo đức truyền thống được kế thừa và phát huy trong điều kiện hiện nay của tỉnh Bắc Ninh, để các em học sinh THPT tự giác học tập và phát huy có hiệu quả thì cần phải đổi mới nội dung giáo dục cho phù hợp, cần phải kết hợp lý luận và thực tiễn thì mới đạt hiệu quả cao. Đổi mới nội dung giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trước hết cần phải khắc phục những hạn chế mà tính truyền thống mang lại. Trong thang giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế của một nền văn hoá đạo đức xây dựng trên cơ sở xã hội nông nghiệp và luôn luôn phải tiến hành chiến tranh chống ngoại xâm.
Nó chủ yếu đề cao phẩm chất chiến đầu "Chống giặc cứu nước" mà ít nhiều xem nhẹ những phẩm chất lao động, xây dựng làm giàu cho đất nước. Các giá trị đạo đức được đề cao là các giá trị cộng đồng còn các giá trị cá nhân còn mờ nhạt (các chủ thể đạo đức con người, nhân dân, con người tập thể, con người tổ quốc, con người quần chúng, con người tông tộc được đề cao hơn con người cá nhân, phẩm chát cá nhân, ý kiến cá nhân, sáng kiến cá nhân, cuộc sống cá nhân). Các giá trị đạo đức tách rời các giá trị khác, thay thế các giá trị khác hoặc được tuyệt đối hoá trong đời sống xã hội (tốt gỗ hơn tốt nước sơn, cái nết đánh chết cái đẹp...). Tình cảm yêu nước mang đặc trưng đậm nét cộng đồng với các quan hệ huyết tộc, láng giềng, thân quen đã tạo nên một tình cảm hướng nội của người nông dân Việt Nam. Tính năng động và những yếu tố khác lạ lại rất ít được chú ý, ít được khuyến khích mà thường bị chê trách. Những hạn chế trên đã cản trở quá trình xây dựng hình thành đạo đức mới và con người mới.
Ví dụ: giáo dục tinh thần đoàn kết cho học sinh cần thấy được tinh thần đoàn kết của dân tộc trong lịch sử và trong giai đoạn hiện nay đã có sự khác nhau. Trong lịch sử, truyền thống đoàn kết của người Việt thể hiện rõ nhất trong những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, cả dân tộc đồng lòng đứng lên đánh đuổi quân xâm lược bảo vệ đất nước, tinh thần đoàn kết ấy cũng thể hiện trong cuộc sống cộng đồng ở các lãng xã của người Việt nhưng tất cả cũng chỉ bó hẹp trong lũy tre làng, chính vì vậy tinh thần đoàn két của người Việt xưa còn có một số điểm không phù hợp trong xã hội hiện nay, nó bộc lộ hạn chế như tư tưởng “dĩ hòa vi quý”, “Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” còn tồn tại trong các gia đình, dòng họ, làng xã. Đoàn kết ngày nay lấy lợi ích dân tộc là lợi ích tối cao, lấy quyền lợi của nhân dân lao động làm nền tảng trên cơ sở đó đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, giữa lợi ích quốc gia dân tộc và lợi ích quốc tế. Đoàn kết ngay nay là cùng chung tay phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội là chung sức giải quyết
những vấn đề cấp thiết đang đặt ra như tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh hiểm nghèo…Đối với học sinh THPT, tinh thần đoàn kết biểu hiện ở chỗ cùng nhau cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, xóa đi những định kiến, mặc cảm để hướng tới xây dựng tập thể lớp,trường vững mạnh, đạt được những thành tích tốt.
Đổi mới nội dung giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh còn phải kết hợp tính truyền thống và tính hiện đại sao cho phù hợp. Giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc chính là làm phong phú nội dung của các giá trị đạo đức truyền thống ấy trong thời đại mới, đem sức mạnh của chúng phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Khi nói rằng một giá trị đạo đức truyền thống nào đó của dân tộc đã được giữ gìn cho đến ngày nay thì trong sự duy trì này đã bao hàm sự biến đổi. Nhưng sự biến đổi này là theo hướng làm phong phú thêm nội dung của giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện lịch sử mới của xã hội. Điều đó có nghĩa là, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc được thẩm định, đánh giá lại và phát triển trong điều kiện mới. Chẳng hạn, ở nước ta hiện nay, giá trị đạo đức truyền thống như lòng yêu nước vẫn tiếp tục phát triển nhưng nó đã được bổ sung thêm và gắn liền với tinh thần yêu chủ nghĩa xã hội và tinh thần quốc tế vô sản. Đây không phải chỉ là sự gắn bó có tính hình thức mà thực sự đã làm biến đổi nội dung của tinh thẩn yêu nước, khiến nó vượt qua những hạn chế của lòng yêu nước truyền thống trước đây. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống phải có sự gắn kết với việc tiếp thu những tinh hoa đạo đức của thời đại, của nhân loại mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay.
Đổi mới giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh còn có nội dung rất riêng nữa đó là đưa dân quan họ vào dạy trong các trường phổ thông dưới hình thức các giờ sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt đầu tuần…Thông qua các hoạt động này, học sinh Bắc Ninh sẽ thêm yêu dân ca
quan họ, tự hào về truyền thống của quê hương. Qua những làn điệu quan họ, học sinh học được cách giao tiếp, ứng xử, học được cách đi đứng, nói năng,bồi dưỡng tình yêu đối với quê hương, đất nước. Đó là những thông điệp mà quan họ muốn truyền tải đến mỗi con người.
Thứ hai, đổi mới hình thức giáo dục
Để giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh đạt được kết quả tốt thì cần phải đổi mới hình thức giáo dục cho phù hợp với nội dung giáo dục như:
Một là, Giáo dục thông qua các môn học. Cần khai thác triệt để những nội
dung khoa học của các bộ môn có ý nghĩa và tác dụng trong giáo dục đạo đức của học sinh kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Thực hiện tốt mặt này nhà trường đã làm phong phú hơn về nội dung giáo dục đạo đức và làm tăng về số lượng lực lượng tham gia làm nhiệm vụ giáo dục đạo đức trong tòan trường nếu không muốn nói huy động toàn bộ các nhà sư phạm của trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức. Đồng thời phải thay đổi phương pháp giáo dục trong các trường học hiện nay, giáo dục một cách nghiêm túc với chính những chủ nhân tương lai của đất nước, đó mới giải pháp giúp các em có thể nhìn nhận vấn đề vượt ra khỏi bốn bức tường của phòng học với khối lượng lý thuyết nặng nề và nhàm chán. Thông qua các môn học, cần thực hành nhận thức để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của từng học sinh để nắm rõ các mặt mạnh và yếu của các em, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp.
Hai là, giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa. Các hoạt động
ngoại khóa được Đoàn thanh niên đứng ra tổ chức kết hợp cùng các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm như, các buổi chào cờ, tham quan, dã ngoại… phục vụ môn học. Các phong trào đoàn thể, các hoạt động văn - thể - mỹ để học sinh thể hiện tinh thần tập thể, tính kỷ luật, tinh thần tương thân tương ái, tôn sư trọng đạo… Cần tăng tính sôi động trong các hoạt động đoàn bằng
cách đưa những sự kiện nổi bật về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước, những chủ đề về học sinh, thanh niên, về tình yêu, về sức khỏe sinh sản…để học sinh có thể chủ động hòa nhập vào đó.
Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xã hội vì thông qua các hoạt động xã hội giúp học sinh mở rộng các quan hệ xã hội ngoài nhà trường, giúp hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp, phát huy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, tình yêu thương con người… qua những tấm gương điển hình, những phong trào từ thiện được phát động.
Để làm được điều này cần cho học sinh tham gia bàn bạc nội dung, hình thức, phương pháp trước khi hoạt động diễn ra. Điều này sẽ giúp phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của các em, tạo cho các em hứng thú khi tham gia. Cần cung cấp những tư liệu càn thiêt cho các hoạt động này, đồng thời cũng phải kiểm tra, đánh giá ý thức trách nhiệm khi tham gia các hoạt động ngoại khóa của học sinh.
Với đặc thù của Bắc Ninh, vùng đất văn hiến gắn với các di tích lịch sử, đền chùa, lễ hội nên thông qua các hoạt động tham quan di tích lịch sử như Đền Đô, chùa phật Tích, chùa Dâu, bảo tàng quân sự tỉnh…, có thể tổ chức các buổi gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, tham gia vào các cuộc vận động giúp đõ các gia đình thương binh liệt sỹ, những người có hoàn cảnh khó khăn, các mẹ việt Nam anh hùng…, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ của xã, thị xã… để giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lòng nhân ái yêu thương con người.
Ngoài ra, cần khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa quan họ được tổ chức ở khắp các địa phương trong tỉnh, khuyến khích các em tham gia các cuộc thi hát quan họ do sở văn hóa tổ chức hừng năm, khuyến khích các em biểu diễn quan họ trên sân khấu ở các buổi mít tinh, các buổi lễ kỷ niệm lớn nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc của quê hương.
Cần tổ chức các chương trình Game show mang tính trí tuệ nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho học và tạo cơ hội cho học sinh phát huy khả năng của
mình. Cuộc thi “Đất học Kinh Bắc” do sở giáo dục tổ chức cần phải được đầu tư nhiều hơn nữa về tài chính để khuyens khích học sinh các trường THPT tham gia sôi nổi hơn.
Nên tổ chức kết nạp đoàn viên tại các khu di tích lịch sử. Tuyên dương khen thưởng kịp thời khi học sinh có thành tích tốt. Lồng ghép các hoạt động thi đa với các hoạt động ngoại khóa sẽ tạo nên sự hứng thú học tập cho học sinh.
Ba là, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, tận dụng triệt để
để các phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay.
Chỉ thị số 42-CT/TW yêu cầu: Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan truyền thông, nhất là các cơ quan báo chí, xuất bản của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ.
Trong xã hội hiện nay, vai trò của truyền thông ngày càng khẳng định. Ở Bắc Ninh, các cơ qua truyền thông cần tích cực, chủ động hơn nữa vào việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh, bảo vệ các thuần phong mỹ tục, chống các biểu hiện tiêu cực. Bởi các hình thức giáo dục trên các