Nguyên nhân của thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông ở Bắc Ninh hiện nay (Trang 82 - 89)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc

2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh

thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh và những vấn đề đặt ra

2.1.3.1. Nguyên nhân của những ưu điểm

Một là, có sự quan tâm đặc biệt của gia đình, nhà trường, thầy cô giáo

trong công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT Bắc Ninh.

Trong gia đình, ông bà, cha mẹ luôn cố gắng là những tấm gương tốt cho con cháu noi theo, luôn hướng con cháu đến những điều hay, lẽ phải, giúp đỡ, khuyên bảo khi con cháu gặp sai lầm. Các gia đình luôn cố gắng gìn giữ những thuần phong mỹ tục của mình.

Ở trường, các em được các thầy cô, nhất là giáo viên chủ nhiệm quan tâm rèn dũa cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Các trường THPT trên địa bàn tỉnh đều xây dựng những quy tắc ứng xử chung cho học sinh trong trường, các kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm được đưa vào các giờ học. Đặc biệt, thông qua các bài học trong từng môn học thì lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, tinh thần tương thân tương ái được các thầy cô truyền tải đến học sinh. Các thầy cô thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy một cách hợp lý để đưa giá trị đạo đức truyền thống vào bài học, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống thông qua các môn học giáo dục công dân, lịch sử, địa lý, văn học được chú trọng nhất là qua môn giáo dục công dân.

Hai là, sự quan tâm của các cấp các ngành của tỉnh Bắc Ninh đối với việc

giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh THPT.

Đây là yếu tố quan trọng tác động rất lớn đến công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay. Các cấp ủy Đảng, các ngành thường xuyên có những nghị quyết, chỉ thị về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh như: - Nghị quyết số 12 – NQ/TU của ban chấp hành đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XVIII về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014 – 2020, định hướng đến 2030, trong đó đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức cho học sinh THPT; Quyết định số 509/QĐ – UBND về việc thực hiện đề án tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2020; Kế hoạch số 1384/KH

– GDTT về việc thực hiện đề án tang cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2020.

Đó là sự quan tâm đến giáo dục giá trị đạo đức học sinh THPT của các ban, ngành khác như của ban an toàn giao thông, sở tài nguyên và môi trường, sở văn hóa thể thao và du lịch. Với các hoạt động tuyên truyền nhằm xây dựng một lối sống đẹp, văn minh, tiến bộ phù hợp với sự phát triển của thời đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa của quê hương, của dân tộc.

Những chủ trương, quyết định, những hoạt động trên của các cấp, các ban, ngành trong tỉnh đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ cho công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT Bắc Ninh, đồng thời cũng là cơ sở quan trọng để ban giám hiệu nhà trường, giáo viên và học sinh các trường THPT trong toàn tỉnh tích cực thực hiện, cụ thể hóa thành những hoạt động nhằm thực hiện tốt mục tiêu đề ra.

Ba là, vai trò quan trọng của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

được phát huy tối đa trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT.

Từ trước tới nay, vai trò tích cực của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là không thể phủ nhận. Trong công cuộc hội nhập hiện nay, Đoàn thanh niên ngày càng phát huy vai trò quan trọng của mình, đó là việc bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, tình yêu quê hương đất nước, hình thành kỹ năng sống, góp phần hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Trong hoạt động giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh đã thể hiện tích cực vai trò tổ chức, hướng dẫn, hoạt động cho đoàn viên thanh niên và học sinh như: Triển khai thực hiện phong trào “khi tôi 18”, thi liên hoan phát thanh “khi tôi 18”. Triển khai thực hiện tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2015. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc mang tên “Tự hào Việt Nam”. Phát động phong

trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” và phong trào “Tô thắm màu cờ Tổ quốc”. Tổ chức và phát động các chiến dịch thanh niên tình nguyện mùa đông và hè năm 2015, 2016. Tổ chức triển khai cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”. Tổ chứctuyên truyền, vận động và thực hiện “Ngày chủ nhật đỏ” lần thứ 8 tại Bắc Ninh năm 2016.

Các hoạt động trên đã thể hiện vai trò hạt nhân, xung kích của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đạo đức trong đó có giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, lối sống cho thế hệ trẻ. Từ chức năng, nhiệm vụ và tinh thần trách nhiệm với phong trào đoàn, đội ngũ cán bộ đoàn các cấp là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng, hiệu quả của các phong trào trên. Trên thực tế, tuy còn một số khó khăn về tính chuyên nghiệp, về kỹ năng công tác đoàn nhất là về kinh nghiệm hoạt động đoàn nhưng với đặc trưng của tuổi trẻ, với khả năng sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao, đội ngũ cán bộ đoàn các cấp đã góp phần quan trọng vào công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT tỉnh Bắc Ninh hiện nay.

Bốn là, nhân tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công của của công tác

giáo dục giá trị đạo đức cho học sinh THPT Bắc Ninh chính là bản thân mỗi học sinh.

Do sự nỗ lực trong học tập và rèn luyện đạo đức, do tinh thần cố gắng vượt qua khó khăn, do được quan tâm chỉ bảo, hướng dẫn nên các em đã đạt được nhiều kết quả tốt. Bản thân các em luôn phấn đấu trở thành những con ngoan trò giỏi, những công dân có ích cho quê hương, đất nước.

Năm là, quá trình toàn cầu hóa đã tác động tích cực đến vấn đề giáo dục

giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay.

Như những phần trên đã nói, Bắc Ninh là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt phát triển ở tỉnh Bắc Ninh. Trong quá trình hội nhập các giá trị đạo đức

truyền thống của dân tộc đã được khẳng định và phát triển trong những điều kiện mới như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, lối sống tình nghĩa thủy chung. Những giá trị đạo đức này được nhân lên, mở rộng ra trong những điều kiện mới để nó thích ứng, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Đồng thời, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa với thế giới đã giúp học sinh phát triển nhân cách một cách tích cực như tính quyết đoán, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, giữ chữ tín, cách giao tiếp ứng xử văn minh, lịch sự, tính năng động, sáng tạo trong lập thân, lập nghiệp.

2.1.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Một là, công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc

giáo dục giá trị đạo đức tryền thống cho học sinh còn chưa mang lại chất lượng và hiệu quả như mong muốn.

Sự kết hợp này nhiều khi chỉ mang tính hình thức, quá trình trao đổi thông tin giữa gia đình, nhà trường còn chậm và yếu, xử lý thông tin chậm. Cơ chế phối hợp giữa các cấp, ngành và các địa phương chưa được thể chế hóa nên nhiều cấp chính quyền thiếu chủ động trong việc đưa ra chủ trương và giải quyết các vấn đề cụ thể của công tác giáo dục.

Hai là, một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục giá trị

đạo đức truyền thống cho con cái.

Trong gia đình, cha mẹ mải lo làm ăn kinh tế phó mặc con cái cho nhà trường. Ở một số gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, thường nuông chiều con cái, dùng tiền để bù đắp những thiếu hụt tình cảm cho con, dùng tiền để bao che cho những hành vi xấu của con, điều này dẫn đến hậu quả là làm cho con cái không nghe lời cha mẹ, thầy cô, các em sẵn sàng dùng tiền và vì tiền chà đạp lên người khác gây ra những hành vi xấu, phản cảm… vi phạm những chuẩn mực đạo đức truyền thống.

Ba là, chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường chưa đáp ứng được

tư duy giáo dục chưa theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.

Các điều kiện đảm bảo cho công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT còn nhiều bất cập: Đội ngũ giáo viên phụ trách công tác giáo dục đạo đức còn thiếu, chưa được đào tạo bài bản. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trong các nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu vui chơi, rèn luyện sức khỏe cho học sinh; ngân sách cấp cho công tác này chưa được ưu tiên.

Bốn là, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị

trường đã bộc lộ cả những mặt tích cực và tiêu cực.

Mặt trái của cơ chế thị trường đang từng giờ tác động lên mọi lĩnh vực của đời sỗng xã hội nhất là thế hệ trẻ. Đó là sự lệch chuẩn của các giá trị đạo đức. Tổng kết quá trình đổi mới của đất nước, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta chỉ rõ: kinh tế thị trường có những mặt tiêu cực và mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đó là xu thế phân hóa giàu nghèo quá mức, tâm lý sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền mà chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm [16; 75].

Chủ nghĩa cá nhân, lối sống hưởng lạc tiêu xài, chạy theo các tham vọng cá nhân ích kỷ đang là một khuynh hướng vô cùng nguy hiểm, có sức phá hoại lớn, là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay mà biểu hiện của nó là vi phạm pháp luật, đua đòi, ăn chơi sa đọa, nghiện game, bỏ học, cờ bạc, lô đề, coi thường cha mẹ, thầy cô.

Mặt khác, với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại, sự phát triển của Internet với khoảng hơn 100 báo điện tử, 50 đài phát thanh các loại cùng với các phương tiện hiện đại khác, sự phát triển ồ ạt của các mạng xã hội như facebook, zalo, Instagram, các thế lực phản động đang ra sức truyền bá, kích thích lối sống thực dụng, hưởng lạc của văn hóa phương Tây làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống ở một bộ phận học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay.

2.1.3.3. Một số vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở bắc Ninh hiện nay.

Thứ nhất, học sinh THPT ở Bắc Ninh nhận thức còn hạn chế về giá trị đạo

đức truyền thống của dân tộc. Qua điều tra cho thấy, đa số học sinh nhận thức khá tốt về các giá trị đạo đức truyền thống và vai trò của nó trong sự phát triển nhân cách, trí tuệ của các em. Nhưng để các em thực hiện được, làm theo được là cả một quá trình không hề dễ dàng, không thể nhanh chóng được, nó đòi hỏi sự thẩm thấu dần dần trong quá trình sống và học tập của các em. Những hoạt động để giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay ở Bắc Ninh là một nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh. Vì vậy, hiệu quả hoạt động của công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT Bắc Ninh trước hết phụ thuộc vào nhận thức về giá trị của đạo đức truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải giữ gìn những giá trị đạo đức truyền thống ấy. Trên cơ sở đó mới đưa ra được những phương pháp, hình thức giáo dục cụ thể cho học sinh thì mới đạt được kết quả như mong muốn.

Thứ hai, làm thế nào để chúng ta kết hợp được những ưu điểm của lứa

tuổi thanh niên. Đó là sự kết hợp của tính năng động, sáng tạo, thích cái mới, trẻ trung, sôi nổi của học sinh THPT với khả năng kế thừa, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, tức là phải đảm bảo được tính kế thừa và tính phát triển. Nếu giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh mà chỉ chú trọng đến việc giữ nguyên cái cũ, không quan tâm đến việc bổ sung, phát triển những giá trị mới cho phù hợp với điều kiện thực tế thì không đảm bảo được tính tiên tiến, hiện đại. Ngược lại, nếu chỉ chú trọng đến cái mới mà không có sự kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống thì mỗi học sinh sẽ không thể phát triển hoàn thiện được, các giá trị đạo đức truyền thống sẽ bị phai nhạt dần, học sinh sẽ quên đi cội nguồn của mình…

Với những đặc điểm tâm - sinh lý của lứa tuổi đầu thanh niên. Đó là sự năng động, sáng tạo, thích cái mới nhưng cũng rất dễ dao động , thiếu bản lĩnh nên dễ bị nhiễm những thói hư tật xấu. Vì vậy , tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại do xu thế hội nhập mang lại nhưng vẫn phải đảm bảo sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các giá trị đạo đức truyền thống với hiện đại, cải biến, nâng tầm giá trị đạo đức truyền thống cho phù hợp với xu thế phát triển của thời đại nhằm đem lại sự phát triển bền vững cho tỉnh là một vấn đề được đặt ra trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay.

Từ những hạn chế của công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay, những nguyên nhân của hạn chế đó với những vấn đề đặt ra công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cần phải đưa ra những giải pháp kịp thời, phù hợp để giải quyết những khó khăn, vướng mắc để công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT Bắc Ninh đạt được kết quả như mong muốn.

2.2. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông ở Bắc Ninh hiện nay (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)