7. Kết cấu của luận văn
2.2.4. Củng cố và phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ
viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay.
Thứ nhất, đề cao vai trò của đội ngũ giáo viên trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
Cách đây 400 năm, J.A.Cômen xki đã gọi người giáo viên là người “chuyển giao ngọn đuốc của nền văn minh”, “sợi dây chuyền giữa các thế hệ” và coi chức vụ mà xã hội trao cho người giáo viên là chức vụ quang vinh mà dưới ánh mặt trời này không có chức vụ nào ưu việt cho bằng.. K.Đ.Usinxki cũng đã khẳng định: “sự nghiệp dạy học trông bề ngoài thì bình thường, nhưng đó là sự nghiệp vĩ đại nhất của lịch sử loài người” ... .Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Nghề dạy học là một nghề cao quí... nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo... vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII khẳng định đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. - Giáo viên là người giáo dục và đào tạo học sinh – thế hệ tương lai của dân tộc, của đất nước.
Chức năng trọng yếu của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách con người toàn diện. Lực lượng chủ yếu đảm nhận và thực hiện chức năng ấy là đội ngũ giáo viên. Việc hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ đang lớn lên là trách nhiệm của toàn xã hội, của gia đình và hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó đội ngũ giáo viên có trách nhiệm nặng nề nhất vì họ là những người chuyên trách công việc giáo dục. Người giáo viên là những người trực tiếp giáo dục đào tạo thế hệ trẻ theo đúng mục đích giáo dục. Cụ thể người
giáo viên có trách nhiệm truyền đạt cho thế hệ trẻ hệ thống tri thức khoa học, và kỹ năng, kỹ xảo lao động nghề nghiệp, truyền bá cho họ lý tưởng và đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, đào luyện họ trở thành những lớp người có ích cho đất nước. Nền văn hoá của nhân loại và dân tộc chỉ được bảo tồn và phát triển thông qua sự lĩnh hội và sáng tạo của thế hệ trẻ. Vì vậy, đội ngũ giáo viên phải có phẩm chất chính trị vững vàng, bảo đảm sự tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, giữ vững định hướng chính trị, giai cấp trong giảng dạy. Nghị quyết Trung ương 8 khẳng định: “Coi trọng công tác phát triển đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong các trường học, trước hết là trong đội ngũ giáo viên”.Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ, trước hết đội ngũ nhà giáo phải có nhận thức chính trị đúng đắn, bản lĩnh chính trị vững vàng, nhãn quan chính trị sắc bén, kiên định với mục tiêu lý tưởng của Đảng. Người giáo viên phải là người có tác phong chuẩn mực, tư cách đạo đức tốt. Mỗi thầy giáo, cô giáo thực sự gương mẫu trong đời sống hàng ngày để học sinh noi theo: Gương mẫu từ ngôn ngữ, ăn mặc, giao tiếp đến thực hiện tốt giờ giấc ra vào lớp các hoạt động ngoại khoá. Lời nói của các thầy cô giáo phải đi đôi với việc làm. Theo GS.TS KH Phạm Thị Trân Châu thì chúng ta cần có một đội ngũ thầy giáo có tâm và có tầm, các giải pháp nâng tầm giáo viên đã nêu trong chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 là khá đầy đủ nhưng những giải pháp để làm cho người thầy tâm sáng hơn thì chưa được đề cập một cách cụ thể, trực diện. Mà hiện nay, đó là vấn đề then chốt, không được xem nhẹ vì những tiêu cực trong xã hội đã xâm nhập vào một bộ phận không ít giáo viên, những người mà học trò noi gương theo. Do đó, các thói xấu này sẽ được phát tán và nhân lên một cách tự nhiên qua các thế hệ học trò”.
Thứ hai, vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. Giáo
viên chủ nhiệm lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT là đoàn trường, chi đoàn giáo viên, Hội cha mẹ học sinh, để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục học sinh trong lớp phụ trách
Giáo viên chủ nhiệm có năng lực, nhiệt tình, có trách nhiệm cao đối với giáo dục học sinh, luôn gần gũi nắn vững tâm lý hoàn cảnh gia đình của từng học sinh lớp mình quản lý để từ đó có sự chia sẽ động viên các em một cách kịp thời. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các giờ sinh hoạt lớp, đặc biệt là các hoạt động văn nghệ, thể thao, lao động đa dạng khác nhằm làm bộc lộ các hành vi đạo đức, để các em có dịp rèn luyện những phẩm chất, hành vi tốt, ngăn ngừa những cái xấu qua hoạt động thực tiễn. Chính giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp giúp hình thành và phát triển nhân cách học sinh, giúp các em có những định hướng đúng đắn trong giao tiếp, trong học tập và trong cuộc sống