Kết hợp gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông ở Bắc Ninh hiện nay (Trang 102 - 113)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.5. Kết hợp gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống

đức truyền thống dân tộc cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay

Thứ nhất, Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, nhà trường cần tăng

cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các cơ quan chức năng, các đoàn thể cần phối hợp với nhà trường đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, đạo đức cho học sinh.

Một là, Chính quyền các cấp cần tạo điều kiện cho thanh thiếu niên có các

hình thức sinh hoạt văn hoá lành mạnh; có kế hoạch động viên, cảm hoá, tạo việc làm cho trẻ vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật đã bị xử lý trở về địa phương.

Hai là, Cần có sự quản lý, giám sát đối với cá cơ sở kinh doanh, giải trí tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh, kịp thời các cơ sở vi phạm…nhà trường cần bổ sung thêm một số nguyên tắc cơ bản về đạo đức trong ứng xử của học sinh và hình thức xử lý đối với những học sinh vi phạm đạo đức ở những cấp độ khác nhau.

Thứ hai, Nhà trường cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sinh hoạt

của học sinh trong giờ học; thường xuyên liên hệ chặt chẽ với gia đình để thông báo kịp thời kết quả học tập, rèn luyện cũng như các biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ, lối sống của học sinh để phối hợp giáo dục, quản lý.

Để đạt được hiệu quả cao trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh thì bản thân mỗi giáo viên phải là tấm gương về đạo đức. Những bài học đạo đức chỉ thực sự có giá trị, có tính thuyết phục khi người thuyết giảng bài học đó là tấm gương mẫu mực. Mỗi giáo viên cần nêu cao lòng yêu nghề, thái độ công bằng, tinh thần trách nhiệm…nhằm tạo được niềm tin cho học sinh.Thầy cô ngoài việc truyền đạt tri thức còn phải định hướng và kịp thời uốn nắn hành vi, thái độ củahọc sinh, tạo cho học sinh có điều kiện thuận lợi nhất để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống và tiếp thu một cách có chọn lọc những giá trị văn hóa mới.

Thứ ba, Các bậc phụ huynh cần quan tâm tới sự phát triển tâm sinh lý và

việc học tập của con em mình; đồng thời, thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhà trường để nắm bắt tình hình học tập, tư tưởng, các mối quan hệ của con em mình. Gia đình chính là môi trường hình thành nhân cách bởi từ gia đình con người có những định hướng giá trị đầu tiên về cuộc sống. Đây cũng là nơi gắn bó suốt cuộc đời nên môi trường gia đình có ảnh hưởng lớn đến tâm lý, tình cảm, nếp sống của mỗi người. Ở gia đình, các bậc phụ huynh nên dạy con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, sự độ lượng vị tha và những chuẩn mực, giá trị đạo đức mà con người phải sống theo, dạy con điều hay lẽ phải.

Nhưng để làm được điều đó, trước hết cha mẹ phải là tấm gương cho con cái noi theo. Trong một thế giới đang đề cao sự thỏa mãn tức thì những ham muốn bản năng, thì gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc khơi dậy ý thức về cái tốt và cái xấu, về cái đáng làm và không nên làm, nhưng nếu các bậc cha mẹ đã không đóng đúng vai trò của mình thì đừng đòi hỏi những đứa con ở nhà sẽ trở thành một công dân tốt. “Môi trường tạo nên tính cách”, vì thế nếu cha mẹ rượu chè, cờ bạc, vi phạm pháp luật thì hình ảnh của họ sẽ như thế nào trong mắt con cái. Cha mẹ cần phải trở thành tấm gương tốt cho con cái noi theo.

Để đạt được hiệu quả trong việc phối hợp giữa 3 chủ thể giáo dục, chúng ta cần phải thường xuyên có sự tổng kết, rút kinh nghiệm; chính sách cho thanh niên phải có sự đóng góp tiếng nói của thanh niên, có sự góp ý, phản hồi; các chủ trương phải được phổ biến rộng rãi. Có như vậy, công tác giáo dục nghĩa vụ đạo đức cho sinh viên từ phía gia đình, nhà trường và xã hội mới đạt được sự thống nhất và hiệu quả thiết thực.

Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh giáo dục học sinh cá biệt. Đảm bảo thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường để có biện pháp xử lý kịp thời khi học sinh vi phạm.

Thứ năm, Đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng gia đình văn hóa, gia đình

hiếu học, dòng họ hiếu học và cộng đồng khuyến học ở Bắc Ninh. Gia đình hiếu học là một nhân tố cần thiết và quan trọng để phát huy phong trào khuyến học, khuyến tài đặc biệt là để xây dựng một xã hội học tập. Thực hiện những tiêu chí gia đình hiếu học, các em học sinh không những được tạo điều kiện đến trường, trở thành những học sinh giỏi mà còn thúc đẩy các bậc làm cha mẹ, ông bà ra sức học tập, tiếp thu khoa học công nghệ, bồi bổ kiến thức, nâng cao tay nghề, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Các gia đình hiếu học sẽ góp phần tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, khuyến khích dạy tốt học tốt, nâng cao trình độ dân trí,

đẩy mạnh các phong trào thi đua học tập và lao động sản xuất, góp phần giảm nghèo. Và các em học sinh có môi trường lành mạnh để phát triển nhân cách.

Đồng thời với việc tăng cường công tác giáo dục đạo đức ở gia đình và trong nhà trường, chúng ta còn phải tạo ra một môi trường xã hội thuận lợi cho việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống. Bởi lẽ, các giá trị đạo đức truyền thống là của cả cộng đồng dân tộc, nhưng chủ thể gắn liền với truyền thống đó lại là các cá nhân, các nhóm, các tập thể lớn, nhỏ trong cộng đồng dân tộc, nên khi các giá trị đạo đức truyền thống ấy biểu hiện ra một cách không đồng đều giữa các cá nhân, các nhóm hay tập thể thì chúng cũng được phát huy hay suy thoái một cách không đồng đều như vậy. Sự không đồng đều đó là do điều kiện sống, hoàn cảnh sống của các em không phải lúc nào cũng giống nhau. Chính vì vậy, chúng ta phải quan tâm đến điều kiện sinh tồn, hoàn cảnh sống của học sinh mới có thể phát huy được các giá trị đạo đức truyền thống hoặc "nuôi dưỡng" các mầm mống đạo đức tốt đẹp mới xuất hiện.

Tiểu kết chƣơng 2

Giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là sức mạnh nội sinh để phát triển bền vững đất nước. Với học sinh THPT Bắc Ninh, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đã và đang dược các em tiếp thu, kế thừa và phát triển. Cùng với thực trạng giáo dục đạo đức như trên, học sinh THPT Bắc Ninh đang đứng trước những thách thức lớn. Để đối mặt được với những khó khăn, thách thức đó đòi hỏi các em phải nỗ lực và cố gắng rất nhiều. Với sự quan tâm của gia đình, thầy cô và cộng đồng xã hội, các em đã và đang phấn đấu để hoàn thiện bản thân. Việc đưa ra những giải pháp là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, kết hợp đạo đức truyền thống với những giá trị đạo đức tiêu biểu của thời đại để đưa ra những giá trị đạo đức mới trong việc phát triển toàn diện con người trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay của đất nước nói chung và của Bắc Ninh nói riêng.

KẾT LUẬN

Một dân tộc đánh mất bản sắc văn hoá là dân tộc đó đã tự đánh mất chính mình. Trong tiến trình lịch sử của dân tộc, ông cha ta đã kiên cường, thông minh và sáng tạo để bảo vệ và chuyển giao cho thế hệ mai sau những di sản văn hoá vô giá mang đậm bản sắc dân tộc độc đáo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Do vậy, nếu chúng ta biết hướng về cội nguồn, biết bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống, đó chính là nội lực cho sự phát triển bền vững của xã hội hiện tại và cả trong tương lai. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư khóa VII, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã khẳng định: Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa. Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác. Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về "Một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay" tiếp tục khẳng định: Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới tạo ra cái mới, nhưng lại không thể tách rời khỏi cội nguồn. Phát triển phải dựa trên cội nguồn, bằng cách phát huy cội nguồn, trở về cội nguồn, giữ được cội nguồn. Cội nguồn đó của mỗi dân tộc là văn hóa (cốt lõi là những giá trị luân lý đạo đức).Trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới, vấn đề hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định. Giải quyết vấn đề này trong lĩnh vực đạo đức chính là làm hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với truyền thống và yêu cầu của thời đại.

Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì vệc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở Bắc Ninh đã và đang đạt được những kết quả khả quan song cũng bộc lộ những hạn chế lớn. Những hạn chế đó đang cản trở sự phát triển

của ngành giáo dục Bắc Ninh nói chung và của từng trường trong tỉnh nói riêng, do vậy cần phải khắc phục những hạn chế này.

Giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh đâu phải chỉ là nhiệm vụ của môn học đạo đức. Cần nhìn nhận vấn đề đạo đức học sinh trong nhà trường hiện nay với một tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc và khách quan

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, nghành giáo dục đào tạo Bắc Ninh và các nghành liên quan cần có những giải pháp một cách toàn diện từ việc nghiên cứu, phổ biến những giá trị đạo đức truyền thống cho toàn thể nhân dân nói chung và học sinh nói riêng đến việc kết hợp phát triển KT - XH với đạo đức; KT- XH với pháp luật, đạo đức với pháp luật… Có thực hiện được như vậy mới xây dựng được những thế hệ công dân mới có đủ “Đức và Tài” để xây dựng, phát triển quê hương Bắc Ninh nói riêng, xây dựng và bảo vệ được Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng được đời sống tinh thần lành mạnh trong nhân dân, sớm đưa Việt Nam hội nhập cùng thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh, (1957), Từ điển Hán Việt, NxB Sự thật, Hà Nội.

2. Phan Thị Kim Anh (2006) “Đạo đức học sinh – sinh viên ở nước ta hiện nay, thực trạng và giải pháp giáo dục”, Tạp chí Dạy và học ngày nay (9)

3. Lê Thị Tuyết Ba (2003), “Chuẩn mực đạo đức trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường ở nước ta hện nay”, Tạp chí Triết học (10).

4. Lê Thị Tuyết Ba (2010), Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Thực trạng và xu hướng biến đổi lối sống của thanh niên”; Bộ Khoa học Công nghệ.

5. Báo Bắc Ninh ngày 29/11/2013

6. Hoàng Chí Bảo (2009), Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Trần Văn Bính (2010), “Di sản Hồ Chí Minh về văn hóa và đạo đức”, NxB thông tin và truyền thông 2010

8. Cổng thông tin điện tử, Sở Giáo dục đào tạo Bắc Ninh, bacninh.edu.vn 9. Nguyễn Trọng Chuẩn (1995), “Đôi điều suy nghĩ về giá trị và sự biến

đổi giá trị khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học (1), tr. 3-7.

10. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Giá trị truyền thống trước những thách

thức của toàn cầu hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Phúc (2003), Mấy vấn đề đạo đức

trong điều kiện kinh tế thị trường, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết số 04- NQ/ HNTW ngày 14-11-1993

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban

chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ Chín Ban

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba Ban

Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư Ban

Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

22. Đỗ Ngọc Hà (2002), “Vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh

viên Việt Nam hiện nay” (Luận văn thạc sĩ), Học viện Chính trị Quốc

Gia Hồ Chí Minh.

23. Nguyễn Đức Hòa (2005) “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông” Tạp chí Triết học (5) 24. Hội đồng lịch sử tỉnh Hà Bắc (1986), “Lịch sử Hà Bắc”, NXB Sự thật 25. Trương Thị Hợp (2004) “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên -

Nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách”, Tạp chí Thanh niên (8)

26. Đỗ Huy (1986), “Cái truyền thống và cái hiện đại trong sự nghiệp xây dựng con người mới ở nước ta” của, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, (5) 27. Đỗ Huy (2002), "Cơ chế, chuẩn mực đạo đức xã hội và những hành vi

đạo đức cá nhân", Tạp chí Triết học (2).

28. Vũ Như Khôi (2014), Văn hóa giữ nước Việt Nam – những giá trị đặc

trưng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Đoàn Văn Khiêm (2001), “Đoàn thanh niên với việc xây dựng lối sống

cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay”, Đề tài Khoa học cấp Bộ

30. Lê Danh Khiêm (Chủ biên) (2006), “Không gian văn hóa quan họ”,

Trung tâm văn hóa - thể thao Bắc Ninh

32. Vũ Khiêu (1978), Mấy vấn đề đạo đức cách mạng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

33. Vũ Khiêu (1993), “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, truyền thống dân tộc

và nhân loại", Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

34. La Quốc Kiệt (2003), Tu dưỡng đạo đức tư tưởng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Lương Thành Khuê (1992), “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, một nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại”, Tạp chí Triết học, (4 ) 36. Hoàng Lê (chủ biên) (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 37. Phan Huy Lê (1995), Truyền thống dân tộc trong công cuộc đổi mới và

hiện đại hoá đất nước Việt Nam, Đề tài KX-07-02, Hà Nội.

38. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 1, Nxb. Tiến bộ, Macxcơva. 39. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 4, Nxb. Tiến bộ, Macxcơva.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông ở Bắc Ninh hiện nay (Trang 102 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)