Củng cố và nâng cao vai trò môn GDCD trong giáo dục giá trị đạo đức truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông ở Bắc Ninh hiện nay (Trang 97 - 100)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Củng cố và nâng cao vai trò môn GDCD trong giáo dục giá trị đạo đức truyền

đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay.

Là một trong những môn học quan trọng góp phần trực tiếp vào việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT, môn GDCD cần phải được phát huy đúng vai trò của mình trong chiến lược phát triển giáo dục của đất nước hiện nay.

Môn GDCD được xây dựng trên các môn học cơ bản như: Triết học, đạo đức học, kinh tế học, các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Ngoài ra, môn GDCD còn tích hợp nhiều nội dung xã hội cần thiết cho các công dân trẻ như: giáo dục kĩ năng sống, giáo dục môi trường, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục an toàn giao thông…

Môn GDCD không những trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống mà còn hình thnahf và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin, thói quen và hành vi phù hợp với những giá trị đạo đức truyền thống, giúp học sinh có sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi. Những kiến thức mà môn giáo dục công dân đã cung cấp cho học sinh chính là những cơ sở đầy đủ và mang tính khách quan nhất. Kỹ năng quan trọng mà học sinh tiếp nhận được khi học môn giáo dục công dân là những kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng tiếp nhận thông tin, kỹ năng nhận biết, kỹ năng phán đoán, kỹ năng phân tích, kỹ năng phản hồi thông tin,…. Nhờ những kỹ năng này mà học sinh có thể tự tin hơn trong cuộc sống, sống có trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội.

Môn GDCD hướng học sinh vươn tới những giá trị cơ bản của người công dân Việt Nam trong thời kì CNH – HĐH đất nước. Đó là những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong sự hòa nhập với tinh hoa văn hóa nhân loại, thể hiện sự thống nhất giữa tính truyền thống và tính hiện đại. Hình thành ở các em tình cảm, niềm tin và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trước sự phát triển của đất nước.

Sẽ không hình thành thế giới quan, phương pháp luận, những phẩm chất đạo đức cũng như kĩ năng, thái độ cần thiết cho học sinh nếu như không đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng tích cực, gắn hoạt động dạy - học với hoạt động xã hội, hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác. Giáo

dục đạo đức trong nhà trường cần giảm thiểu những vấn đề cao xa, lớn lao, thay vào đó cần kiên trì bồi đắp lòng nhân ái, tính trung thực, lòng tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh, trọng đạo lý, sống có kỷ luật. Những giá trị đạo đức, ứng xử trong đạo lý của người Việt Nam cần phải được chuyển tải trong những tình huống cụ thể, gần gũi để học sinh dễ tiếp cận, dễ nhớ.

Cần dạy cho học sinh những giá trị đạo đức cơ bản của con người thay cho quá nhiều kiến thức triết học, hàn lâm, thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức và kỹ năng sống phù hợp với những chuẩn mực xã hội. Giáo viên trực tiếp là người uốn nắn những tư tưởng sai lệch của học sinh, chỉ ra cho các em cái gì là đúng là phù hợp với quan niệm đạo đức của xã hội, điều gì là chưa đúng để các em kịp thời sửa chữa. Giúp các em có thái độ cầu thị trong học tập,rèn luyện và lao động sản xuất. Tránh cho học sinh tư tưởng chủ quan, coi thường việc nhỏ. Đây là những đức tính tốt giúp ích rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu của học sinh sau này. Là con đường để hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa

Trong quá trình dạy học, giáo viên phải huy động tối đa kinh nghiệm sống của học sinh, tạo cơ hội và khuyến khích học sinh bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân về vấn đề đang học, cần khuyến khích học sinh nêu thắc mắc trong khi nghe giảng; đặt câu hỏi cho thầy, cho bạn; trao đổi, tranh luận, tạo nên mối quan hệ hợp tác trong giao tiếp thầy – trò. Sự hợp tác trong học tập sẽ giúp học sinh quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội và hình thành năng lực hợp tác cho công dân sống trong một thế giới phát triển với những sự hợp tác song phương và đa phương giữa các quốc gia và xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa.

Như vậy có thể nói môn giáo duc công dân có một vai trò vô cùng to lớn đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Nó giúp cho học sinh có những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để ứng xử phù hợp trong cuộc sống. Việc dạy học có hiệu quả môn giáo dục công dân sẽ giúp giảm thiểu những tệ nạn

xã hội đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trong xã hội. Xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh, không còn lối ứng xử thiếu văn hóa, không còn tình trạng bạo lưc trong giáo dục, một xã hội chỉ có tình yêu thương, sự tôn trọng, hòa bình, hạnh phúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông ở Bắc Ninh hiện nay (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)