Một số nét về đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội Bắc Ninh và đặc điểm củahọc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông ở Bắc Ninh hiện nay (Trang 48 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc

2.1.1. Một số nét về đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội Bắc Ninh và đặc điểm củahọc

2.1.1.1. Một số nét về đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây. Theo số liệu thống kê năm 2010 tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 823km2 với tổng dân số 1.038.229 người.

Bắc Ninh là một vùng đất có bề dày hàng ngàn năm lịch sử, văn hiến và đã được hội tụ, toả sáng ở bản sắc văn hoá.

Với vị trí là “phên dậu” phía Bắc của nước ta trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, nên người Bắc Ninh sớm có truyền thống yêu nước, đánh giặc, thời nào cũng có các bậc anh hùng hào kiệt cùng nhân dân đánh giặc giữ nước. Sử sách và dân gian còn mãi truyền tụng về “Thánh Gióng” người xứ Kinh Bắc, là người anh hùng đầu tiên của dân tộc đánh giặc cứu nước. Và tự hào thay cho nhân dân tỉnh Bắc Ninh là những người đầu tiên đã viết nên trang sử “dựng nước và giữ nước” của dân tộc Việt Nam.

Người Bắc Ninh không những có truyền thống yêu nước đánh giặc, mà còn cần cù, chịu khó, hay lam hay làm. Sách “Kinh Bắc phong thổ” đã ghi lại hàng trăm làng nghề thủ công truyền thống của xứ Kinh Bắc như: Gốm (Đương Xá, Thổ Hà, Quả Cảm, Phù Lãng); gò đúc đồng (Đề Cầu, Đại Bái,

Quảng Phú, Trang Liệt); rèn sắt (Đa Hội, Đông Xuất, Ân Phú, Việt Yên, Thị Cầu, Nga Hoàng); nuôi tằm ươm tơ dệt vải (Vọng Nguyệt, Như Nguyệt, Viêm Xá, Đẩu Hàn …), gỗ chạm khắc mỹ nghệ (Đồng Kỵ, Phù Khê, ...); sơn mài (Đình Bảng, Nội Trì,…); làm cuốc, cày bừa (Nghi Khúc, Đông Xuất, Mai Cương); giấy dó (Đống Cao, Châm Khê,…); thợ ngõa thợ nề (Vĩnh Kiều, Tiêu Sơn, Lễ Xuyên…); tre trúc Xuân Lai, tranh điệp Đông Hồ v.v… Hoạt động buôn bán của người Bắc Ninh vốn có từ lâu đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ với hệ thống chợ làng, chợ vùng; thậm chí có những làng buôn nổi tiếng như: Phù Lưu, Đình Bảng, Đồng Kỵ, Phù Khê, Nội Duệ, Lũng Giang (Lim). Các làng nghề không những làm cho các làng xã thêm trù phú, mà còn góp phần làm nên văn hiến của xứ Kinh Bắc.

Bản sắc văn hoá của đất Kinh Bắc - Bắc Ninh còn được thể hiện đậm nét ở truyền thống hiếu học khoa bảng. Vùng đất này là cái nôi của Nho giáo, đất khoa bảng nổi tiếng cả nước, được sử sách và dân gian ca ngợi là đất của “một giỏ ông Đồ, một bồ ông Cống, một đống Trạng nguyên, một thuyền Bảng nhãn”: Gần nghìn năm khoa bảng phong kiến (1075-1919), Kinh Bắc có gần 700 vị đỗ đại khoa, chiếm 2/3 cả nước, trong đó 43 vị đỗ Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa). Các nhà khoa bảng Kinh Bắc đã là rường cột của nước nhà trên mọi lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, giáo dục, ngoại giao… Họ đã làm rạng rỡ những trang sử dân tộc bằng tài năng, đức độ và lòng yêu nước.

Kinh Bắc - Bắc Ninh còn là “cái nôi” của văn hoá, văn nghệ dân gian. Vùng đất này đầy những huyền thoại, truyền thuyết, giai thoại, thơ ca, hò vè… phản ánh quan niệm về thiên nhiên, xã hội con người ở mọi góc độ như: lao động, đấu tranh, chinh phục thiên nhiên và cả tình yêu đôi lứa. Dân ca Quan họ Bắc Ninh là một loại hình nghệ thuật độc đáo, bởi có hàng trăm làn điệu, hàng ngàn lời ca ngọt ngào đằm thắm. Đây không những là một loại hình văn hoá nghệ thuật đặc sắc, mà còn mang những giá trị thẩm mỹ cao

được thể hiện ở nhiều mặt: từ quan hệ giao tiếp cho đến lời ca tiếng hát. Song đất quan họ từng là cái nôi của Nho học, nên trong văn hoá quan họ còn “thẩm thấu” cả những giá trị của Nho giáo, đặc biệt là ứng xử lễ nghĩa. Những Liền anh, Liền chị Quan họ trong giao tiếp hay ca hát bao giờ cũng thể hiện là người thanh lịch, hào hoa, tế nhị, khiêm nhường, trọng tình, nặng nghĩa và đây chính là một nét đẹp của văn hiến Kinh Bắc - Bắc Ninh. Người quan họ không những giàu vốn văn hoá dân gian, mà còn rất am hiểu văn hoá bác học. Hầu như tất cả các điển tích, các cốt truyện, các mảng thơ ca đều được các nghệ nhân quan họ kế thừa, chọn lọc và sáng tạo trong lời ca tiếng hát. Cũng chính trong quá trình giao lưu văn hoá, dân ca quan họ đã rất phát triển về làn điệu và lời ca. Đã có nhà nghiên cứu nhận xét: “Quan họ là vườn hoa thơm trong đó có đầy đủ các giống hoa đẹp nhất của dân tộc ta”. Và rất tự hào, năm 2009 dân ca quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bắc Ninh còn được sử sách và dân gian truyền tụng ca ngợi là “xứ sở” của đình chùa lễ hội: “Bắc Ninh với gần hai ngàn di tích, trong đó có những ngôi đình nổi tiếng như đình Đình Bảng, đình Diềm và những ngôi chùa nổi tiếng như: Hệ thống chùa Tứ Pháp (huyện Thuận Thành) từng là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta. Đặc biệt, chùa Bút Tháp với cây tháp Báo Nghiêm nổi bật trên những lớp mái ngói đao cong, cây cối tươi tốt. Đình chùa xứ Kinh Bắc còn nổi tiếng với những lễ hội lớn như: hội Dâu, hội Lim, hội Diềm, hội Thập đình, hội Tứ Yên… đã kết tinh ở đó hàng ngàn năm những nét tinh hoa văn hoá của xứ Kinh Bắc – Bắc Ninh.

Bắc Ninh-Kinh Bắc nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, có núi sông hùng vĩ, ruộng đồng bờ bãi phì nhiêu, là đất “địa linh nhân kiệt” sinh ra nhiều nhân tài cho quê hương, đất nước. Phát huy địa thế của quê hương, truyền thống của ông cha, các thế hệ người Bắc Ninh luôn chịu thương chịu khó, hiếu học, yêu nước, đánh giặc và đã góp phần lớn trong sự nghiệp dựng nước

và giữ nước. Tất cả những truyền thống tốt đẹp quý báu đó, đã làm nên bản sắc văn hoá đặc sắc của xứ sở Kinh Bắc-Bắc Ninh.

2.1.1.2. Đặc điểm của học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay

Con người Bắc Ninh là sản phẩm lịch sử của miền quê vốn là một trong những cái nôi sinh thành dân tộc, địa bàn chủ yếu diễn ra cuộc đấu tranh lâu dài hàng nghìn năm của dân tộc chống xâm lược và đồng hóa của phong kiến phương Bắc, đồng thời cũng là trung tâm hội nhập, tiếp thu và cải biến những luồng tư tưởng văn hóa ngoại nhập thời trung cổ để giành và bảo vệ nền độc lập và văn hóa Việt Nam.

Sinh ra và lớn lên trong những làn điệu quan họ ngọt ngào, đằm thắm; chịu ảnh hưởng của nền văn hiến 4000 năm, người Bắc Ninh mang những đặc điểm riêng, nét đẹp riêng mà không phải vùng đất nào cũng có. Đó là nét đẹp của tâm hồn cốt cách dung dị, nhân ái; nét đẹp của truyền thống hào hoa, phong nhã, lịch thiệp; nét đẹp của sự hiền hậu, dễ gần; nét đẹp của sự hiếu khách, tự trọng mình và tôn trọng người khác. Bởi vậy, thanh niên Bắc Ninh nói chung và học sinh THPT Bắc Ninh nói riêng cũng mang đậm những phẩm chất này. Trọng tình, trọng nghĩa, ham học hỏi, cư xử đúng mực, lễ phép là những đặc điểm nổi bật của học sinh nơi đây.

Một là, sự kế thừa truyền thống nghìn năm văn hiến của xứ Kinh Bắc,

học sinh THPT Bắc Ninh tham gia rất nhiệt tình trong các hoạt động xã hội, các hoạt động thể hiện lòng yêu nước, yêu quê hương, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động giữ gìn bản sắc quê hương… đặc biệt là việc gìn giữ và phát triển dân ca quan họ. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn và phát triển làn điệu Dân ca Quan họ.

Ở Bắc Ninh các em học sinh được học Dân ca Quan họ theo hình thức học ngoại khóa. Hiện nay, mỗi học sinh có thể hát được ít nhất một bài hát dân ca quan họ truyền thống. Các em học sinh còn có những kiến thức về trang phục hát, cách têm trầu cánh phượng và hát theo lối truyền khẩu, nhịp

phách từ bài dễ đến bài khó. Ngoài ra, học sinh còn được tiếp cận Dân ca Quan họ đặt lời mới với hình thức truyền dạy do các giáo viên, nghệ nhân Dân ca Quan họ thực hiện và thông qua các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ, trò chơi âm nhạc, sinh hoạt tổ, nhóm để tiến tới hàng năm các trường tổ chức Liên hoan, hội diễn “Em yêu làn điệu dân ca” cho học sinh ở các cấp học.

Hai là, Sinh ra ở miền quê giàu truyền thống văn hóa nên học sinh

THPT Bắc Ninh luôn có tinh thần yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ham học hỏi, có ý chí tự lực tự cường, phấn đấu vì lợi ích chung; có lối sống lành mạnh, trọng nghĩa, trọng tình, cần cù, trung thực, đoàn kết, sáng tạo, tôn trọng pháp luật của Nhà nước, quy ước của cộng đồng, biết xin lỗi, biết cảm ơn, hiểu biết sâu sắc và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương, dân tộc… Dù cơ chế thị trường có tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến lứa tuổi này nhưng văn hóa, đaọ đức truyền thống vẫn thấm nhuần trong cách giao tiếp, cư xử của các em học sinh THPH ở Bắc Ninh hiện nay.

Ba là, Hiếu học là một trong những phẩm chất đạo đức của học sinh

THPT Bắc Ninh. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất khoa bảng, học sinh THPT Bắc Ninh đã kế thừa truyền thống đó và ngày càng làm rạng danh vùng quê hiếu học. Kết quả kỳ thi THPT quốc gia đạt kết quả cao, đứng thứ 3 toàn quốc, tỉ lệ tốt nghiệp THPT đạt 99,15% cao nhất toàn quốc . Kết quả kỳ thi học sinh giỏi THPT năm 2015, Bắc Ninh đứng thứ 4 toàn quốc với 4 giải Nhất; 16 giải Nhì; 15 giải Ba; 8 giải khuyến khích. Về dự thi Olympic quốc tế, 11 học sinh Bắc Ninh dự thi chọn đội tuyển và đã có 01 học sinh đoạt HCB Hóa học quốc tế. Hiếu học là một trong những điều kiện cơ bản để học sinh Bắc Ninh vươn lên để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Tuy nhiên, do đặc điểm tâm – sinh lí lứa tuổi, là giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển từ tuổi thơ sang người lớn, giai đoạn đặc biệt của cuộc đời mỗi con người vì lứa tuổi của học sinh THPT là lứa tuổi có những thay đổi đột ngột nhanh chóng về tâm sinh lý rõ nét về cả thể chất lẫn tinh thần, là lứa

tuổi đang trong quá trình học hỏi để trưởng thành nên chưa có đủ độ chín chắn trong suy nghĩ và hành động vì vậy sự mất cân bằng sẽ rất lớn khi không có sự định hướng và giáo dục đúng đắn. Đồng thời nếu chúng ta không hiểu, không thông cảm, không giúp đỡ kịp thời sẽ rất dễ xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

2.1.2. Thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay

2.1.2.1. Những ưu điểm của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay

Thứ nhất, Sự chủ động của các chủ thể giáo dục (các cấp ủy đảng, chính

quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, nhà trường và gia đình).

Giáo dục đạo đức, lối sống (trong đó có giáo dục đạo đức truyền thống) cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay đã có nhiều tiến bộ và nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng trong toàn bộ hệ thống chính trị được tăng cường. Việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để chung tay giáo dục học sinh có lối sống lành mạnh, tích cực học tập, nghiên cứu khoa học và sống có trách nhiệm đã được quan tâm đúng mức.

Với mục tiêu tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ tỉnh Bắc Ninh nhằm tạo chuyển biến căn bản về đạo đức, lối sống phát triển toàn diện; Yêu gia đình, có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa; Yêu nước, tự hào dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Có ý thức tuân thủ pháp luật; Có năng lực và bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức và kỹ năng lao động, trở thành những công dân có ích, tích cực tham gia xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, văn minh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Xác định được vị trí quan trọng của gia đình trong tiến trình phát triển của xã hội, Đảng và Nhà nước ta cũng như tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều chủ trương, chỉ thị, nghị quyết quan tâm, chăm lo đến việc xây dựng gia đình phát triển bền vững.

Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” ở Bắc Ninh đã được triển khai, phát động sâu rộng, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng thực hiện, đã thu được nhiều kết quả có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc. Thông qua phong trào những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc và quê hương đã được gìn giữ và phát huy, đó là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của gia đình truyền thống Việt Nam, góp phần củng cố tình làng nghĩa xóm, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Khích lệ, động viên các gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất ở địa phương; xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng dân cư; tổ chức lao động, sản xuất, học tập và công tác đạt kết quả thiết thực. Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là những gia đình đã nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Phát huy truyền thống hiếu học, nhiều gia đình đã tham gia tích cực vào công tác khuyến học, khuyến tài của dòng họ, của địa phương; nhiều gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống với nhau hòa thuận, kỷ cương, trên kính dưới nhường, các gia đình luôn chăm lo xây dựng tình làng nghĩa xóm, thực hiện tốt chính sách dân số cũng như xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, đấu tranh phòng trừ các tệ nạn xã hội, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Đó là những kết quả có ý nghĩa quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, xây dựng và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Theo số liệu báo cáo mới nhất của ban chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cấp tỉnh giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ Gia đình văn hóa của Bắc Ninh đã tăng từ 86,7% năm 2011 lên 89,4% năm 2015. Đây là con số cho thấy hiệu quả của việc triển khai thực hiện công tác xây dựng “Gia đình văn hóa” toàn tỉnh được triển khai thực hiện tốt.

Phong trào xây dựng Làng văn hóa, Gia đình văn hóa trên địa bàn tỉnh có sức lan tỏa nhanh, sâu rộng trong cộng đồng dân cư, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết giúp nhau trên nhiều lĩnh vực. Phong trào không chỉ góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh mà còn làm cho mỗi người, mỗi gia đình, làng xã, cơ quan, đơn vị đều có ý thức đoàn kết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông ở Bắc Ninh hiện nay (Trang 48 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)