7. Kết cấu của luận văn
1.2. Tầm quan trọng và yêu cầu của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho
1.2.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh
cho học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay
Một là, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống là cơ sở vững chắc để
hình thành nên các giá trị đạo đức mới cho học sinh THPT hiện nay. Đạo đức mới không tự nhiên sinh ra mà nảy sinh từ chính đời sống hiện thực; là sản phẩm của tồn tại xã hội, là sản phẩm của đời sống chiến đấu và cách mạng, lao động và đấu tranh của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Đạo đức mới Việt Nam là đạo đức xuất hiện lần đầu tiên cùng với sự ra đời phương thức sản xuất XHCN. Nền đạo đức ấy phải tự sinh thành, phát triển cùng với tiến trình cách mạng XHCN ở Việt Nam dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong quá trình hình thành và phát triển, nền đạo đức mới Việt Nam có kế thừa, phát triển những tinh hoa đạo đức truyền thống của dân tộc và nhân loại. Đạo đức mới phát triển những tinh hoa ấy, đưa nó vào hệ thống giá trị của giai cấp công nhân - là hệ thống tập trung đầy đủ, toàn vẹn các lý tưởng của đạo đức truyền thống và nhân loại. Đạo đức mới xoá bỏ những chuẩn mực đạo đức phong kiến luôn trói buộc nhân dân lao động vào những lễ giáo hủ bại, phục vụ cho chế độ đẳng cấp, tôn tư trật tự hà khắc của giai cấp phong kiến. Đạo đức mới hoàn toàn trái ngược với đạo đức
cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ, cực đoan của giai cấp tư sản; xa lạ với đạo đức của tầng lớp tiểu tư sản, kìm hãm con người trong những lợi ích tủn mủn, cục bộ, hẹp hòi; xa lạ với đạo đức tôn giáo luôn khuyên con người khắc kỷ, cam chịu, chấp nhận số phận trong chốn trần tục, để hướng về một cuộc sống tốt đẹp hơn sau khi chết ở nơi Thiên Đàng, hoặc ở chốn Niết Bàn. Đạo đức mới Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu những lợi ích xã hội. Giáo dục những giá trị đạo đức mới cho học sinh THPT sẽ tạo ra những thế hệ công dân điển hình, gương mẫu, có ích cho sự nghiệp đẩy mạnh CNH – HĐH ở Việt Nam hiện nay.
Hai là, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống là nền tảng tinh thần có tác
dụng ngăn chặn hạn chế những hiện tượng xấu, tiêu cực trong đời sống xã hội và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa các em học sinh THPT hiện nay với mọi người trong xã hội. Giúp các em biết điều tiết các mối quan hệ, chọn lọc các giá trị trong quá trình giao lưu văn hóa với nước ngoài, tránh được sự đồng hóa của văn hóa ngoại lai, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nói: "Trong khi chăm lo phát triển kinh tế, coi đó là nhiệm vụ trung tâm, chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, động lực tạo ra sự phồn vinh và phát triển lâu bền của quốc gia không chỉ đơn thuần là vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến và tài nguyên thiên nhiên giàu có, mặc dù điều đó là quan trọng, mà chủ yếu là do trí tuệ của con người, do khả năng sáng tạo của toàn dân được hình thành từ truyền thống văn hoá Việt Nam. Đó là kho tàng tri thức, tâm hồn, đạo lý, tính cách, lối sống, trình độ thẩm mỹ của từng người và của cả cộng đồng dân tộc". Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống sẽ làm cho học sinh nhận thức được những giá trị đạo đức nào là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực đối với bản thân và xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, làm cho họ nhận thức được những giá trị truyền thống, như lòng nhân ái, tinh thần yêu nước, đức tính cần cù, chịu khó, lạc quan, vị tha, trung thực... là những giá trị đích thực, cao đẹp của mỗi con người, hơn nữa, phải làm cho họ nhận thức được sự cần thiết phải
thường xuyên tự rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng lực và phẩm chất để không chỉ biết tiếp thu mà còn biết phát huy những giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh mới. Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống làm cho học sinh biết trân trọng, yêu quý, cố gắng lĩnh hội và thực hiện các giá trị đạo đức đích thực, đồng thời không chấp nhận những phản giá trị, tích cực đấu tranh bảo vệ và phát triển những giá trị đạo đức truyền thống.
Ba là, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống sẽ góp phần trực tiếp vào
việc đánh thức lương tâm của các em, tạo ra một hành lang trách nhiệm đạo đức cho con người; biến ý chí, sức mạnh, sự khôn ngoan của họ thành sức mạnh sáng tạo trong xây dựng xã hội mới nhân đạo, nhân văn, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống sẽ góp phần to lớn trong việc chuyển các hành vi đạo đức của các em từ tự phát sang tự giác, từ bị động chuyển sang chủ động, nâng cao trình độ nhận thức của các em.
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho các em sẽ góp phần tích cực trong việc tuyên truyền những giá trị đạo đức tốt đẹp của thế hệ trước truyền lại. Trên cơ sở đó giúp các em nhận ra được ý nghĩa tốt đẹp của cuộc sống đó là tính nhân bản, nhân văn sâu sắc, giúp các em bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương.
Bốn là, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho học sinh
THPT còn xuất phát từ chính yêu cầu và nhiệm vụ của giáo dục học sinh THPT hiện nay
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT hiện nay là việc làm cần thiết không chỉ của ngành giáo dục mà còn là nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội. Đặc biệt khi xu thế toàn cầu hóa đang trở thành xu thế chính của thế giới hiện nay. Xu thế toàn cầu hóa, cơ chế thị thường đang từng bước làm thay đổi nền kinh tế của đất nước, chất lượng đời sống người dân đang từng bước được cải thiện. Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự phát triển
của trình độ dân trí, của văn hóa xã hội… Cả đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng đi lên, các giá trị văn hóa mới được tiếp thu và hòa nhập vào nền văn hóa truyền thống của đất nước tạo nên một bức tranh văn hóa đa dạng trong thống nhất.
Bên cạnh sự tác động tích cực của cơ chế thị trường, của xu thế toàn cầu hóa thì mặt tiêu cực của cơ chế thị trường đã và đang tác động đến nhận thức và hành động của giới trẻ. Một trong những biểu hiện đó là sự suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh THPT. Tình trạng xem thường các giá trị đạo đức truyền thống đang thể hiện ngày càng cụ thể hơn trong đời sống xã hội. Đạo đức truyền thống của dân tộc đang bị đe dọa, có những tư tưởng phủ nhận hoàn toàn những giá trị đạo đức truyền thống, tôn sùng những giá trị văn hóa ngoại lai. Điều đáng phải lưu ý, phải quan tâm đó là những tư tưởng này lại thuộc về một bộ phận học sinh THPT – những chủ nhân tương lai của đất nước.
Có thể thấy rõ rằng nền kinh tế của đất nước phát triển. Thu nhập của người dân tăng cao, Báo cáo tổng kết thành tựu kinh tế-xã hội giai đoạn 2010- 2015 cho thấy thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 2.500 USD/năm. Đi cùng với sự phát triển kinh tế thì đời sống văn hóa, xã hội cũng không ngừng biến đổi theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Học sinh THPT hiện nay đang chịu ảnh hưởng của cả hai chiều hướng này. Một bộ phận học sinh đang quay lưng lại với truyền thống của dân tộc, của địa phương, ích kỉ, coi thường các giá trị của lao động, lười biếng, không chịu học hành, không có ý chí vươn lên…
Trong sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội như hiện nay việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT hiện nay đang trở nên cấp thiết.