6. Cấu trúc của luận văn
2.1. Giai đoạn 198 6 1996
2.1.1. Đƣờng lối đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng
2.1.1.1. Đổi mới tƣ duy giáo dục phổ thông.
Vào khoảng thời gian 1980 - 1990, nền kinh tế Việt Nam lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng làm cho hầu hết các tầng lớp nhân dân và cán bộ, bộ đội gặp khó khăn lớn trong đời sống. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng đó một phần là hậu quả dồn lại của sự tàn phá do hơn 30 năm chiến tranh ác liệt để giải phóng và thống nhất đất nước, về mặt chủ quan là hậu quả của cách quản lý kinh tế theo kiểu tập trung, bao cấp (do đó đi đến quan liêu). Đây là một cách làm cần thiết và phù hợp với thời chiến nhưng đến thời bình đi vào xây dựng đất nước thì nó lại trở thành một lực cản to lớn làm triệt tiêu các động lực phát triển kinh tế.
Sau khi thấy được nguyên nhân chủ quan đó, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 đã đề xướng công cuộc đổi mới trong xây dựng đất nước, tức là đổi mới cách nghĩ (đổi mới tư duy) và cách làm kinh tế, mà cốt lõi là từ bỏ cách quản lý theo kiểu tập trung bao cấp quan liêu để chuyển sang nền kinh tế có nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Và như vậy từ những năm 1990 trở đi, đất nước ta về cơ bản đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.
Cũng trong khoảng thời gian này (1980 - 1990), nền giáo dục Việt Nam cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế. Đời sống của học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ trong ngành giáo dục gặp rất nhiều khó khăn. Một tỉ lệ lớn học sinh và giáo viên (có nơi, có lúc đến 30%) đã bỏ học, bỏ dạy để đi làm việc khác. Quy mô giáo dục giảm sút nghiêm trọng, có lúc có nơi bị đe dọa tan vỡ. Trong số những
học sinh còn đi học, giáo viên còn đi dạy thì nhiều người thiếu nhiệt tình để dạy và học. Chất lượng giáo dục giảm sút rõ rệt.
Có những chuyển biến tích cực trong nhận thức về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, hiểu rõ hơn ảnh hưởng của tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội đối với giáo dục. Đánh giá đúng hơn thực trạng giáo dục, còn nhiều yếu kém, bất cập, Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới giáo dục, nhưng nhìn chung sự nghiệp giáo dục phổ thông đang đứng trước các thách thức hết sức to lớn như:
- Chất lượng giáo dục phổ thông nói chung còn yếu, chưa theo kịp đòi hỏi của phát triển kinh tế - xã hội. Ở bậc tiểu học phần lớn các trường mới dạy 2 - 3 môn (tiếng Việt, Toán…) trong số 9 môn. Ở các bậc học, cấp học các môn thể dục, thể thao, giáo dục thẩm mỹ, lao động còn bị coi nhẹ.
- Lúc đầu đã đưa ra mục tiêu phổ cập phổ thông trung học (lớp 12) là quá cao, phải đặt lại mục tiêu phổ cập giáo dục cho sát hợp hơn, việc xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đòi hỏi phải có nhiều cố gắng lớn mới hoàn thành được vào những năm 1990 theo kế hoạch đã đặt ra trước đó; tỉ lệ học sinh trong độ tuổi đi học cấp II (phổ thông cơ sở) và cấp III (phổ thông trung học) còn thấp.
- Vấn đề chương trình, sách giáo khoa, tài liệu học tập vẫn là một tồn tại lớn cần tiếp tục giải quyết. Nội dung giáo dục - đào tạo so với yêu cầu phát triển nhân cách và phát triển kinh tế - xã hội có chỗ vừa thừa (quá tải) - nhiều học sinh kêu học quá nặng, lại vừa thiếu nhiều cái cần cho cuộc sống, có nhiều chỗ trong chương trình bộ môn, trong sách giáo khoa còn lạc hậu, chưa phản ánh ở mức độ cần thiết những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện nay, chưa thực hiện tốt việc đưa tin học vào nhà trường, nhất là trung học và đại học.
- Một thiếu sót lớn là ít có chủ trương, biện pháp, điều kiện để cải cách phương pháp. Phương pháp giáo dục trong nhà trường trong giai đoạn này là yếu tố bảo thủ nhất, ít biến đổi tích cực: chủ yếu vẫn là thầy đọc, trò ghi, nặng về trí nhớ, nhẹ về tư
duy, học sinh học tập hết sức thụ động và bị động. Phương tiện, đồ dùng dạy học để đổi mới phương pháp và dạy học rất thiếu thốn.
- Tuy dần Đảng và Nhà nước đã có cách nhìn nhận thực tế hơn, đúng đắn hơn về vai trò của cơ sở vật chất trường học đối với chất lượng giáo dục, nhưng nói chung còn xa so với yêu cầu. Nhất là nhận thức này đến đúng lúc khủng hoảng kinh tế. Cơ sở vật chất, trường sở, thiết bị, đồ dùng dạy học quá thiếu thốn. Còn một số không nhỏ lớp học 3 ca/ 1 ngày. Ít có trường đạt chuẩn về cơ sở vật chất, vệ sinh học đường (thiếu ánh sáng, bàn ghế không phù hợp lứa tuổi học sinh…). Nơi có dụng cụ thí nghiệm thì dùng chưa tốt, bảo quản chưa tốt.
- Đời sống giáo viên quá khó khăn, lương thấp, phải làm nghề phụ để kiếm sống. Hàng năm có hàng nghìn giáo viên bỏ việc. Cấp I (tiểu học) thiếu hàng chục nghìn, cấp II và cấp III trước thì thừa, nay bắt đầu thiếu. Có môn (Sinh, Sử… ) thừa giáo viên, có môn (Lao động, Hướng nghiệp, Nhạc, Họa…) thiếu giáo viên. Lâu nay, chế độ bồi dưỡng giáo viên thực hiện chưa tốt, do đó khi phải dạy theo sách giáo khoa cải cách, nhiều giáo viên không đủ trình độ đáp ứng yêu cầu của sách giáo khoa.
- Ngân sách dành cho giáo dục của Nhà nước còn thấp. Các nguồn khác (phi chính phủ, cộng đồng…) cũng hạn hẹp. Nhiều năm thực hiện chưa đủ ngân sách mà Quốc hội và Chính phủ đã quyết định dành cho giáo dục - đào tạo.
- Cách tổ chức quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, từ khâu kế hoạch hóa, bố trí mạng lưới trường, đến tổ chức bộ máy, công tác thanh tra, đánh giá thi cử, cơ chế quản lý tài chính trong ngành.
Điều đó buộc ngành giáo dục không thể không đổi mới cùng với sự đổi mới của đất nước nhằm đáp ứng những nhu cầu mới của xã hội. Đổi mới để đưa đất nước, trong đó có giáo dục sang một giai đoạn phát triển tốt đẹp. Thời kỳ này là thời kỳ phát triển giáo dục theo đường lối đổi mới. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba (1979) chuyển sang điều chỉnh cải cách và đổi mới giáo dục (từ năm 1987).
Đường lối đổi mới bắt đầu từ đổi mới tư duy. Theo luồng suy nghĩ đó, từ cuối năm 1986 cũng bắt đầu rộ lên đổi mới tư duy về giáo dục, đưa tư duy về giáo dục lên một trình độ phát triển mới.
Các nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục đã cùng với đội ngũ giáo viên và các lực lượng xã hội đi vào phân tích thực trạng của nền giáo dục nước nhà và đi đến kết luận rằng: bên cạnh những thành tựu to lớn, đáng tự hào, ngành giáo dục phải làm cho toàn xã hội thấy rõ và từng bước giải quyết các mất cân đối với sự phát triển giáo dục, đó là: + Mất cân đối giữa phát triển kinh tế - xã hội và phát triển giáo dục; giữa mong muốn phát triển giáo dục thật nhanh và chính sách đầu tư thấp cho giáo dục; giữa yêu cầu phát triển số lượng người đi học và khả năng bảo đảm chất lượng giáo dục; giữa ý định phổ cập ngay giáo dục phổ thông trung học (cấp III) trong cả nước và các điều kiện thực hiện.
+ Mất cân đối giữa cơ cấu kinh tế - xã hội và cơ cấu giáo dục; giữa đòi hỏi của sự phát triển cơ cấu lao động và cơ cấu đào tạo; giữa đào tạo và sử dụng.
+ Trong nội bộ ngành cũng như trong hoạt động dạy - học cũng ngày càng bộc lộ nhiều mất cân đối, ảnh hưởng rõ rệt tới chất lượng giáo dục, như mất cân đối giữa yêu cầu giáo dục toàn diện và số lượng giáo viên, cơ cấu đội ngũ giáo viên; giữa phát triển thể chất và tinh thần; giữa dạy lý thuyết và thực hành, thực nghiệm; giữa kiến thức và kỹ năng lao động…của học sinh.
Để giải quyết từng bước các mâu thuẫn, trước hết phải có cách nhìn mới, quan niệm mới về giáo dục:
Trước hết, phải khắc phục tư tưởng coi giáo dục chỉ nằm trong phạm vi của cách mạng tư tưởng - văn hóa, mà thật ra giáo dục giữ vị trí trọng yếu đối với toàn bộ công cuộc phát triển đất nước. Từ năm 1991 trở đi giáo dục cùng với khoa học công nghệ đã được Đảng và Nhà nước ta coi là quốc sách hàng đầu.
Thứ hai, phải khắc phục quan niệm đầu tư cho giáo dục như là một thứ phúc lợi đơn thuần, đầu tư đến đâu hay đến đó. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển,
đầu tư cơ bản cho chiến lược kinh tế - xã hội. Sau này, nhất là từ năm 1991 và từ Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tư (khóa VII) đã phát triển sáng tỏ hơn thành tư tưởng coi giáo dục là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nên phải đầu tư cho giáo dục như đầu tư vào giao thông, bưu điện. Nhấn mạnh việc tạo nguồn đầu tư theo hướng “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Thứ ba, một trong các khâu đột phá đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ trường học - đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục. Đã xác định rõ nội dung giáo dục, đào tạo cụ thể - hồi đó gọi là xác định tính chất của trường phổ thông, thể hiện cụ thể việc kết hợp học tập với lao động sản xuất có kỹ thuật (truyền thụ và lĩnh hội tri thức phổ thông với hiểu biết, kỹ năng, thái độ lao động… chuẩn bị cho học sinh tham gia cuộc sống lao động bằng việc đưa việc hướng nghiệp và nghề phổ thông vào dạy học sinh phổ thông) ở trường phổ thông trung học. Chỉ đạo nhà trường phổ thông theo hướng này được thể hiện trong quyết đinh của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về “Mục tiêu và kế hoạch dạy học phổ thông trung học”, ban hành năm 1990. Các văn bản này quy định nội dung và thái độ. Trên cơ sở này xây dựng chương trình các bộ môn và sách giáo khoa.
Thứ tư, toàn bộ quá trình đổi mới tư duy giáo dục phải bám sát mục tiêu giáo dục là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách, đào tạo con người có lòng yêu nước và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tiếp thụ truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa của loài người, có sức khỏe, có phẩm chất và kỹ năng để làm tốt một nghề. Phải làm cho học sinh thực sự là chủ thể của hoạt động học tập, học sinh cùng với giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy - học.
Thứ năm, cần đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò quyết định của đội ngũ giáo viên đối với phát triển giáo dục và thực hiện chất lượng giáo dục.
Từ sau Đại hội VI của Đảng, ngành giáo dục và đào tạo đã thực hiện những đổi mới theo hướng đồng bộ, toàn diện và sâu sắc. Ngành đã tích cực điều chỉnh cuộc cải cách giáo dục nhằm đưa nền giáo dục và đào tạo vào quỹ đạo mới phù hợp với định
hướng đổi mới kinh tế - xã hội nước ta, hợp với xu thế phát triển giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới.
Tháng 3/1989, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã họp. Hội nghị đã đề ra Nghị quyết về công tác giáo dục.
Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa VI nêu rõ: “công tác giáo dục phải hướng trọng tâm vào việc từng bước ổn định tình hình giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Về giáo dục phổ thông, cần tăng cường đầu tư để thanh toán nạn mù chữ và phổ cập giáo dục cấp I, tập trung làm tốt giáo dục toàn diện ở cấp I, lớp 1.
Hoàn thành tổng kết việc thực hiện cải cách giáo dục để tiếp tục điều chỉnh nhằm mục tiêu đào tạo thanh thiếu niên thành con người mới xã hội chủ nghĩa, theo hướng hình thành nhân cách người lao động Việt Nam có bản sắc văn hóa dân tộc, năng động sáng tạo, có ý chí đưa đất nước đi lên, có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp cần thiết để đáp ứng những yêu cầu mới của nền kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa nhiều thành phần”. [75, tr. 173].
Hội nghị cũng chỉ rõ cần đa dạng hóa các loại hình trường lớp, các hình thức đào tạo, ban hành quy chế của trường, lớp dân lập, tư thục, mở một số trường năng khiếu với sự đầu tư đặc biệt và hệ thống trường dành cho trẻ em khuyết tật, cho con em các dân tộc ít người.
Để giải quyết đầu ra một phần và chuẩn bị lực lượng lao động, cần mở rộng các hình thức phổ cập nghề nghiệp cho thanh niên, chú ý đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, tổ chức lại các loại hình đào tạo dài hạn, phát triển các trường vừa học vừa làm… lại cần phải nâng cao chất lượng giáo dục, cải cách chế độ đánh giá, thi cử, hoàn thiện công tác tuyển sinh ở các cấp học, bậc học.
Hội nghị còn đề cập đến vấn đề đổi mới quản lý giáo dục, chăm lo mọi mặt đời sống, điều kiện giảng dạy của đội ngũ giáo viên, vấn đề ngân sách giáo dục, mức học
2.1.1.2. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VII) về việc tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo (1/1993). (khóa VII) về việc tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo (1/1993).
Tháng 6/1991 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp nhằm “tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, đánh giá những việc làm được, những việc có thể làm nhưng chưa được, những vấn đề mới nảy sinh, chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và những kinh nghiệm tiến hành đổi mới trên các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội”. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu cho 5 năm (1991 - 1995) và thông qua Cương lĩnh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thông qua chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000.
Trên cơ sở đánh giá chung thực trạng giáo dục từ sau Đại hội VI đến nay, Đại hội VII đã đề ra mục tiêu giáo dục và đào tạo như sau: “Mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần”. [2, tr. 21].
Nhiệm vụ của 5 năm (1991 - 1995) là “tiếp tục đổi mới, ổn định phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Coi trọng chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức cho học sinh và sinh viên; hiện đại hóa một bước nội dung, phương pháp giáo dục; dân chủ hóa nhà trường và quản lý giáo dục; đa dạng hóa các loại hình đào tạo và loại hình trường lớp, từng bước hình thành những trường bán công, dân lập, tư thục (dạy nghề), phát triển loại hình vừa học vừa làm. Mở rộng đào tạo nghề; bồi dưỡng nhiều người giỏi về khoa học, công nghệ, kinh doanh, về quản lý kinh tế, xã hội và nhiều công nhân lành nghề…” [2, tr. 21].
Về giáo dục phổ thông, báo cáo nêu rõ nhiệm vụ phải “Tập trung thực hiện chương trình phổ cập giáo dục cấp I và chống mù chữ; phát triển cấp II, cấp III phù