Những vấn đề đã đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông (từ 1975 đến 2000) (Trang 125 - 159)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3. Những vấn đề đã đặt ra

Phân tích những hạn chế ở trên có thể thấy, sự nghiệp giáo dục Việt Nam nói chung và sự nghiệp giáo dục phổ thông nói riêng đến năm 2000, đang đứng trước một mâu thuẫn lớn giữa mong muốn phát triển giáo dục thật nhanh và chính sách đầu tư thấp cho giáo dục; giữa yêu cầu vừa phải phát nhanh quy mô giáo dục, vừa phải gấp rút nâng cao chất lượng giáo dục; giữa ý định phổ cập ngay giáo dục phổ thông trung học (cấp III) trong cả nước và các điều kiện thực hiện. Trong hoạt động dạy - học cũng ngày càng bộc lộ nhiều mất cân đối, ảnh hưởng rõ rệt tới chất lượng giáo dục, như mất cân đối giữa yêu cầu giáo dục toàn diện và số lượng giáo viên, cơ cấu đội ngũ giáo viên; giữa phát triển thể chất và tinh thần; giữa dạy lý thuyết và thực hành, thực nghiệm; giữa kiến thức và kỹ năng lao động của học sinh…

Nói cụ thể, sự nghiệp giáo dục phổ thông đang đứng trước những khó khăn, thách thức sau đây:

Trước hết: là chất lượng giáo dục và đào tạo.

Giáo dục - đào tạo là hình thành và phát triển nhân cách và kỹ năng sống và lao động; đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức, công dân, chính trị, chuẩn bị cho thế hệ trẻ đi vào thế giới lao động, vào đời, hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng nghề nghiệp; các mặt này chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội.

Hiệu quả trong và hiệu quả ngoài của các cấp học phổ thông còn thấp: tỉ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp (so với đầu vào đầu cấp) thấp và năng lực thực hành, kỹ năng sống và lao động thích ứng yêu cầu của bản thân, gia đình, cộng đồng, đất nước và thời đại còn thấp.

Phần lớn học sinh tiểu học chưa học đủ 9 môn, ảnh hưởng xấu tới phát triển toàn diện của học sinh từ 6 đến 11 tuổi là độ tuổi rất quan trọng trong hình thành

Học sinh trung học phổ thông ở độ tuổi 17 phần lớn chỉ theo đuổi mục đích vào đại học, không làm tốt công tác hướng nghiệp, chuẩn bị nghề đi vào cuộc sống lao động…

Thứ hai, là điều kiện để thực hiện chất lượng giáo dục - đào tạo, nhất là: + Lương giáo viên;

+ Sách giáo khoa và các tài liệu giảng dạy; + Sơ sở hạ tầng của nhà trường;

+ Thiết bị đồ dùng dạy học;

+ Hệ thống trường sư phạm… đều còn quá thấp.

Thứ ba, là môi trường giáo dục nhiều chỗ chưa thật lành mạnh, tích cực: chưa kết hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, phương hướng, nội dung và phương pháp giáo dục còn nhiều vấn đề gây tranh luận, một số hiện tượng tiêu cực gây bức xúc trong nhân dân, v.v…

Những vấn đề đã đặt ra đối với giáo dục phổ thông để phấn đấu thực hiện trong những năm đầu thế kỷ XXI đó là:

- Về chất lượng giáo dục:

Vào năm 2000 hoàn thành xóa mù chữ cho người lớn và thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước. Sau khi đã hoàn thành xong việc phổ cập giáo dục tiểu học thì nhiệm vụ đã đặt ra là, củng cố thành tựu đó, đi vào phổ cập tiểu học đúng độ tuổi.

Hội nghị Đà Lạt về tiểu học đã phát động phong trào dạy đủ 9 môn từ năm học 1994 - 1995, và Nghị quyết Trung ương lần thứ hai khóa VIII (tháng 12/1996) đã ghi đến năm 2000 tất cả các trường tiểu học phải dạy đủ 9 môn. Trong thực tế, vì cơ sở vật chất quá nghèo, thiếu giáo viên, sách giáo khoa không đủ; đến năm 2000 còn hơn 1000 lớp học 3 ca một ngày; một số trường mới dạy được 4 môn: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên - xã hội, ít trường dạy đủ 9 môn. Đi vào thiên niên kỷ mới tất cả các địa phương phải hết sức cố gắng khắc phục tình trạng này: phấn đấu để phần lớn học sinh tiểu học phải được học đủ 9 môn, rồi dạy các môn tự chọn, thật sự bảo đảm chất lượng;

tăng dần số lớp được học 2 buổi/ngày, tiến tới các trường tiểu học chuyển hết sang học 2 buổi/ngày (năm 2010).

Chất lượng giáo dục tiểu học hết sức quyết định chất lượng giáo dục trung học, và cực kỳ quan trọng đối với cả đời người. Trường tiểu học phải được bảo đảm đủ giáo viên có chất lượng và cơ sở vật chất nhà trường theo hướng tiến tới đạt chuẩn quốc gia. Giáo dục tiểu học có tác dụng cực kỳ to lớn trong hình thành và phát triển toàn bộ học vấn, nhân cách nói chung, và nguồn nhân lực của đất nước: phải làm thật tốt giáo dục tiểu học.

Thực hiện phổ cập phổ thông cơ sở (năm 2010), phổ cập phổ thông trung học (năm 2010). Tiến hành phổ cập trung học cơ sở ở các thành phố, đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm và những nơi có điều kiện. Mục tiêu phổ cập trung học cơ sở là nâng cao mặt bằng dân trí một cách toàn diện, làm cho hầu hết công dân đến 18 tuổi đều tốt nghiệp trung học cơ sở, kết hợp phân luồng sau cấp học này, tạo cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của đất nước, phát huy cao độ tính độc lập, sáng tạo và bản lĩnh chính trị của thế hệ trẻ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Về hệ phổ thông trung học, hiệu quả đào tạo ngoài (học xong đi đâu? làm gì cho xã hội?) là một vấn đề gay cấn lớn, hầu như suy nghĩ của học sinh, phụ huynh và trên thực tế là chỉ có một con đường: vào đại học, cao đẳng. Cần phải khắc phục được tình trạng này. Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, ngoại ngữ, tin học ở trường trung học. Nâng cao năng lực tự học và thực hành cho học sinh. “Xây dựng thêm trường học ở các cấp học phổ thông, bảo đảm số học sinh trong lớp ở từng cấp học theo tiêu chuẩn, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đưa số học sinh trung học tăng 7%/năm”. [42, tr. 283]. Phấn đấu vào năm 2000 đạt 60% trẻ em 11 đến 15 tuổi được học hết trung học cơ sở, 40% trẻ em từ 15 đến 18 tuổi học hết trung học phổ thông, dần dần phân luồng học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học bảo đảm

50% đi vào trường nghề và trung cấp chuyên nghiệp, 12% đi vào học cao đẳng, đại học.

Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện: đức, trí, thể, mỹ và nghề; đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay. Đổi mới và tổ chức thực hiện nghiêm minh chế độ thi cử…Tinh thần đổi mới chương trình các bộ môn ở tiểu học và trung học sau năm 2000. Phát triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội.

- Các điều kiện để thực hiện chất lượng giáo dục:

Khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông phù hợp với yêu cầu phát triển mới.

Xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy, người học: củng cố và tập trung đầu tư nâng cấp các trường sư phạm, có chính sách thu hút học sinh khá giỏi vào ngành sư phạm. Mau chóng bảo đảm đủ số lượng giáo viên, nâng cao tỉ lệ giáo viên vào năm 2000 - 50% giáo viên phổ thông đạt chuẩn, đảm bảo đủ giáo viên dạy các môn đạo đức, kỹ thuật, chính trị, hướng nghiệp, thẩm mỹ, thể dục… có các chính sách thể hiện sự tôn vinh của xã hội đối với giáo viên và cải thiện chế độ đãi ngộ (lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, có các chính sách phụ cấp, v.v, …)

Trong việc phát triển đội ngũ giáo viên cần coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm. Bảo đảm về cơ bản đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ giáo viên so với học sinh theo yêu cầu của từng cấp học.

Cần đa dạng hóa các loại hình trường lớp, các hình thức đào tạo, ban hành quy chế của trường, lớp dân lập, tư thục, mở một số trường năng khiếu với sự đầu tư đặc biệt và hệ thống trường phổ thông dành cho trẻ em khuyết tật, cho con em các dân tộc ít người. Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hóa nhà trường. Phấn đấu

đến năm 2010 phần lớn các trường phổ thông có đủ điều kiện cho học sinh học tập và hoạt động cả ngày tại trường.

Phải có biện pháp tích cực, khẩn trương chăm lo đến giáo dục dân tộc, tạo điều kiện cho giáo dục dân tộc có thể đi trước một bước kinh tế - xã hội vùng dân tộc. Có chính sách ưu tiên đối với dân tộc ít người: đầu tư kinh phí, chính sách cán bộ, giáo viên, nghiên cứu khoa học, sách vở, đồ dùng dạy học. Cần đặc biệt quan tâm cường phát triển giáo dục ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh, hải đảo, biên giới - các vùng chậm phát triển ở vùng dân tộc. Xóa lớp học 3 ca, xây đủ trường lớp, 50% lớp học được xây kiên cố, một phần lên tầng tiến tới 100% lớp học kiên cố, một phần cao tầng (năm 2010). Có cơ chế, chính sách bảo đảm đủ giáo viên cho các vùng miền núi cao, hải đảo.

Tăng cường các nguồn lực cho giáo dục - đào tạo nói chung, trong đó có giáo dục phổ thông: đầu tư cho giáo dục - đào tạo lấy từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân sách Nhà nước. Tuy đã tăng nhưng hiện nay, ngân sách Nhà nước cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu tối thiểu của giáo dục. “Phần lớn (80 - 90%) ngân sách chi cho giáo dục chỉ đủ trả lương, một phần nhỏ (khoảng 10% - 20%, có tỉnh dưới 10%) dùng cho các chi phí khác, trong đó có rất ít tiền để mua sắm thiết bị đồ dùng dạy học nhà trường”.[46, tr. 242]. Đánh giá chung trong phạm vi toàn quốc đáp ứng chưa đến 10% các thiết bị dạy học cần thiết, nhiều thiết bị lạc hậu, tính đến năm 2000 vẫn còn khoảng hàng chục nhìn lớp vẫn còn phải học 3 ca/ngày, khoảng 50% số lớp học được xây kiên cố, số trường sở thuộc loại cấp 4 còn khá lớn, bảng đen còn thiếu, bàn ghế học sinh chưa đạt chuẩn vẫn còn nhiều. Làm sao trong những năm đầu thế kỷ XXI xóa bỏ được tình trạng này. Ngân sách Nhà nước nên tập trung nhiều hơn cho các bậc giáo dục phổ cập, cho vùng nông thôn, miền núi.

Nhiều địa phương, bên cạnh ngân sách trung ương còn có thêm ngân sách địa phương đầu tư cho giáo dục, đồng thời huy động nguồn lực của nhân dân để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường, đảm bảo chất lượng dạy và học. Đóng góp

của nhân dân cho giáo dục là một khoản đầu tư đáng kể, đáp ứng khoảng 30% chi phí hàng năm của ngành giáo dục. Nhờ sự đóng góp của nhân dân mà hàng nghìn ngôi trường mới được xây dựng, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường nhờ đó được tăng cường hơn từ khi có Nghị quyết trung ương 2 (khóa VIII). Vì thế cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xã hội hóa giáo dục.

- Môi trường giáo dục:

Một vấn đề xã hội thời sự đã và đang đặt ra với các em học sinh là nạn “dạy thêm, học thêm” tràn lan khắp mọi nơi, nhất là ở khu vực thành thị. Học sinh phải học quá nhiều giờ, học thêm ở các lớp tư; học cả ngày và học cả tối, có thể gây những ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển, cả về thể lực và trí lực của các em. Ngoài ra, còn gây tốn kém không cần thiết cho các gia đình, tạo ra một số hiện tượng không có lợi cho việc giáo dục các em. Ngành giáo dục đã và đang tìm ra những biện pháp giải quyết tình hình này về mọi phương diện, từ góc độ khoa học giáo dục đến góc độ xã hội, kinh tế.

“Trong những năm trước mắt, giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc: sửa đổi chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cải tiến chế độ thi cử, khắc phục khuynh hướng “thương mại hóa” giáo dục, ngăn chặn những tiêu cực trong giáo dục; quản ly chặt chẽ việc cấp văn bằng, công nhận học hàm, học vị; chấn chỉnh công tác quản lý hệ thống trường học cả công lập và ngoài công lập” [42, tr. 277].

Đổi mới công tác quản lý giáo dục. Ngành giáo dục - đào tạo phải thực hiện vai trò chủ động, cải tiến quản lý, có các biện pháp cần thiết, tổ chức dạy tốt, học tốt, đánh giá, thi tuyển… chống tiêu cực, góp phần tích cực chủ động thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là một thách thức phải vượt qua, một trong những tư tưởng chỉ đạo chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong những năm tới. Đó cũng là ước nguyện của mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước, mục tiêu phát triển xã hội của chúng ta.

Trong phát triển giáo dục phổ thông nước ta cũng như trên thế giới, việc “chuẩn hóa” là bước đầu hết sức quan trọng, quyết định rất lớn tới chất lượng giáo dục. Chúng ta đã có một hệ thống giáo dục phổ thông tương đối hoàn chỉnh. Mọi thứ từng bước, từng phần, từ thầy cô giáo, chương trình, sách giáo khoa… đến lớp học, trường học, bàn ghế và nhất là trình độ phải đạt được sau một cấp học, bậc học, thiết bị dạy học…, đều phải đạt chuẩn, lúc đầu đạt chuẩn quốc gia và dần dần là chuẩn quốc tế. Chuẩn hóa là tiêu chuẩn của công nghiệp hóa, văn minh, hiện đại.

Tóm lại, trong những thập kỷ tới của thế kỷ XXI, nền giáo dục nước ta trong đó có giáo dục phổ thông phải phấn đấu vận hành theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và đa dạng hóa, cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò quyết định tăng cường nội lực, tận dụng ngoại lực, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công, xây dựng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người tự do, gia đình hạnh phúc.

KẾT LUẬN

Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, đã mở ra giai đoạn mới của dân tộc, giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nền giáo dục Việt Nam cũng dần được thống nhất trong toàn quốc. Đó là nền tảng hết sức quan trọng cho giáo dục phát triển.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của nhân dân ta nói chung và ngành giáo dục phổ thông nói riêng trong suốt 25 năm đã qua (1975 - 2000) đầy thử thách, luôn luôn là một bộ phận gắn bó chặt chẽ và hữu cơ của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và đã đạt được những thành tựu to lớn.

Trong suốt quá trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng công tác giáo dục phổ thông. Các quan điểm, tư tưởng giáo dục phổ thông Việt Nam được thể hiện chủ yếu trong các đường lối, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, trên cơ sở khái quát những nhân tố mới đã xuất hiện trong thực tiễn và vận dụng những định hướng mới của đường lối chính trị của thời kỳ đó, Đảng ta đều đã đề ra tương đối sớm đường lối giáo dục phổ thông mới tương ứng, phục vụ những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông (từ 1975 đến 2000) (Trang 125 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)