Giáo dục phổ thông Việt Nam trong những năm 1996-2000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông (từ 1975 đến 2000) (Trang 84 - 100)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Giai đoạn 1996-2000

2.2.2. Giáo dục phổ thông Việt Nam trong những năm 1996-2000

Giáo dục Việt Nam giai đoạn này nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng đang tích cực triển khai thực hiện những tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Hội nghị lần thứ

Nhân cách Nhân lực Nhân tài Dân trí

hai Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII). Đây là một trong những Nghị quyết được triển khai nhanh chóng, sâu rộng. Các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết được quán triệt trong đội ngũ giáo viên, và cán bộ quản lý giáo dục. Các cấp, các ngành đều đề ra chương trình hành động cụ thể, khẩn trương triển khai thực hiện, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong sự nghiệp chấn hưng giáo dục - đào tạo với nhiều kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận. Khắp nơi đã dấy lên một phong trào học tập sôi nổi, lôi cuốn sự quan tâm của hầu hết các tầng lớp nhân dân chăm lo cho giáo dục, tăng thêm đầu tư cho giáo dục, tạo không khí chung thuận lợi, giúp nhà trường, thầy cô giáo và học sinh có thêm nguồn lực; triển khai Nghị quyết đã mang lại một số kết quả sau đây:

- Quy mô giáo dục phổ thông không ngừng tăng lên, mạng lưới trường lớp được mở rộng, các mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đã được thực hiện, công cuộc phổ cập giáo dục trung học cơ sở đang được đẩy mạnh.

Năm học 1999 - 2000 so với năm 1994 - 1995, quy mô học sinh trung học cơ sở gấp 1,6 lần, học sinh trung học phổ thông gấp 2,3 lần. Kết quả nổi bật là quy mô tiểu học bắt đầu ổn định với 10.203.750 học sinh trong năm học 1999 - 2000 và tăng lên rõ rệt ở tất cả các cấp học, ngành học khác so với năm trước, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi tiểu học được đến trường là 95%. Hàng năm, “số học sinh trung học cơ sở tăng 7 - 8%; năm học 1999 - 2000 số học sinh trung học cơ sở là 5.778.216 em; phổ thông trung học tăng khoảng 18%; năm học 1999 - 2000 số học sinh phổ thông trung học là 1.940.606 em”. [50, tr. 456]. Trình độ dân trí của đất nước đã được nâng lên một bước đáng kể.

Cùng với việc tăng quy mô, đã hình thành được một mạng lưới các trường phổ thông rộng khắp góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của con em nhân dân. Đến năm 2000, mạng lưới trường phổ thông đã được sắp xếp tương đối ổn định, phát triển rộng khắp đến tận thôn, bản. Hầu hết các xã trong cả nước, kể cả các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đã có trường, lớp tiểu học; trong trường hợp các xã có diện tích rộng, các trường, đều có phân hiệu đến thôn bản để thuận tiện cho trẻ

em nhỏ tuổi đi học; đã xóa được phần lớn các điểm dân cư còn “trắng” về giáo dục. Phần lớn các xã ở vùng đồng bằng có trường trung học cơ sở. Hầu hết các huyện có trường trung học phổ thông. Các trường ngoài công lập đã hình thành và bắt đầu phát triển mạnh. Các tỉnh và nhiều huyện đồng bào dân tộc đã có hệ thống trường dân tộc nội trú. Cơ sở vật chất kỹ thuật các trường được nâng cấp, cải thiện.

Đến năm 2001 có 7.993 trường phổ thông cơ sở, trong đó có 2.093 có từ lớp 1 đến lớp 9; có 5.900 trường trung học cơ sở có từ lớp 6 đến lớp 9, không kể các trường phổ thông dân tộc nội trú dành cho con em đồng bào dân tộc ít người”. [46; 143].

Các loại hình trường lớp đa dạng hơn trước và mở ra khắp nơi: nhóm trẻ gia đình, trường mẫu giáo dân lập, lớp tiểu học học cả ngày, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, lao động kỹ thuật và dạy nghề, lớp học linh hoạt để phổ cập giáo dục tiểu học.

Hệ thống các trường sư phạm từ trung ương đến địa phương (bao gồm 10 trường đại học, 7 khoa sư phạm trong các trường đại học đa lĩnh vực, 64 trường cao đẳng, 11 trường trung học và 2 trường cán bộ quản lý giáo dục) tiếp tục được củng cố, tăng cường, góp phần tăng thêm điều kiện thuận lợi trong việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo hướng chuẩn hóa đội ngũ, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về phổ cập trung học cơ sở, triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trong thời gian tới.

Sau một thập kỷ kiên trì phấn đấu, đến giữa năm 2000, công cuộc chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học nước ta đã đạt được kết quả to lớn, tốt đẹp. “Đến cuối tháng 6 năm 2000, cả nước đã có 61 tỉnh, thành với 597 quận, huyện (trong tổng số 609 quận, huyện), 10.339 xã, phường (trong tổng số 10.994 xã, phường) tức 100% số tỉnh thành và 98% số quận, huyện, 98,53% số xã, phường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Bảo đảm tỉ lệ 90% trẻ em 14 tuổi tốt nghiệp tiểu học” [52, tr. 214]. Duy trì, củng cố kết quả đã đạt được, các địa phương phấn đấu thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Thành phố Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước được công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở vào

tháng 11/1999, mở đầu quá trình phấn đấu của cả nước hoàn thành chỉ tiêu phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010.

- Chất lượng giáo dục đã có chuyển biến tích cực.

Chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông đã có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ lưu ban, bỏ học giảm dần, so sánh hai năm học 1995 - 1996 và năm học 2000 - 2001 ta thấy “ở tiểu học, giảm từ 4,81 và 7,16% xuống 2,29 và 3,67%; ở trung học cơ sở giảm từ 2,37 và 9,42% xuống 1,48 và 7,30%; ở trung học phổ thông giảm từ 1,39 và 8,97% xuống 1,18 và 6,35%. Hiệu suất đào tạo (tỷ lệ giữa số học sinh tốt nghiệp so với số học sinh đầu khóa học) tăng lên (ở tiểu học, tăng từ 60,87 lên 74,42%; ở trung học cơ sở tăng từ 60,22 lên 70,01%; ở trung học phổ thông tăng từ 74,97 lên 83,16%) [14, tr. 25].

Ở bậc tiểu học đã từng bước đi vào ổn định, nhiều trường dạy đủ 9 môn học, 2 buổi/ngày và một số trường đã đạt chuẩn quốc gia. Đây là các điều kiện để thực hiện giáo dục toàn diện, giảm tải nhằm đảm bảo chất lượng đối với toàn cấp học đang được các nhà trường và các địa phương phấn đấu thực hiện.

Số học sinh khá, giỏi, số học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế tăng lên rõ rệt. Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành rà soát lại chương trình, nội dung giảng dạy ở các cấp học phổ thông; quy định thống nhất sách giáo khoa dùng cho các lớp học phổ thông.

Từ năm học 1998 - 1999 đã bắt đầu thực hiện dự án trung học cơ sở, đang xây dựng chương trình mới cho bậc học này phù hợp với yêu cầu của toàn bộ hệ thống giáo dục phổ thông.

Năm học 1989 - 1990 đã làm thí điểm dạy trung học chuyên ban ở trường Hoàn Kiếm (Hà Nội) và trường Lê Hồng Phong (Nam Định). Từ năm học 1993 - 1994 đã tiến hành thí điểm hệ phổ thông trung học chuyên ban ở 15 trường trong 7 tỉnh, bắt đầu từ lớp 10, chia làm ba ban, gồm ban Khoa học tự nhiên, Khoa học kỹ thuật và Khoa học xã hội. Từ năm 1996 bắt đầu có học sinh tốt nghiệp phổ thông chuyên ban. Sau thực tế triển khai đã đặt ra nhiều vấn đề tranh luận, ban Khoa học kỹ thuật không được

dư luận xã hội đồng tình, đồng thời thầy và trò cũng không nhiệt tình dạy, học nên đến năm 2000 thì bỏ. Vì ban này muốn dạy và học có chất lượng phải có trang thiết bị cần thiết. Chính phủ đã xem xét lại chủ trương này, cụ thể là từ năm học 1998 - 1999 không có lớp 10 phân ban, chỉ còn lớp 11, lớp 12 ở trường trung học phổ thông chuyên ban theo chương trình và kế hoạch dạy học phân ban.

Đến năm 2001 mỗi trường đều đã có chương trình riêng cho các môn học này. “Đến năm 2001 cả nước có 62 trường chuyên phổ thông trung học, trong đó 53 tỉnh có loại hình trường này, số khác thuộc các trường đại học”.[46, tr. 159]. Học sinh học các lớp chuyên, trường chuyên thực sự là những học sinh giỏi. Ở các trường này hầu hết đạt 100% học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông và đạt tỉ lệ cao, 70% - 80%, có khi 100% học sinh thi đỗ vào các trường đại học. Phần lớn giải quốc gia Ôlimpic về toán, vật lý, ngoại ngữ… cũng thuộc về các em học sinh cá trường này. Và các em học sinh các trường này là thành phần chủ yếu của các đoàn học sinh trung học phổ thông đi dự các kỳ thi quốc tế về toán, vật lý, tin học, hóa học, sinh học,v.v….Nhưng vì rất thiếu phương tiện dạy và học, nhất là các đồ dùng thực nghiệm hiện đại về vật lý, hóa học, sinh học, và thêm vào đó là các em lớn lên trong nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, nên tư duy thực nghiệm còn yếu. Học sinh các trường trung học phổ thông chuyên (năng khiếu) thường hay học lệch về môn chuyên. Ngoài ra, các trường này không tổ chức tốt giáo dục lao động và hướng nghiệp. Phải sửa lại những lệch lạc này, tập trung vào giáo dục phát triển toàn diện, hướng học, hướng nghiệp, đi vào mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập trung chỉ đạo lập lại trật tự kỷ cương trong nhà trường, tiến hành thanh tra các cơ sở giáo dục nhằm khắc phục bước đầu tình trạng vi phạm quy chế trong thi cử, tuyển sinh, cấp bằng; trật tự, vệ sinh các trường học bước đầu được chấn chỉnh; chống “thương mại hóa” giáo dục. Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được tăng cường, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội thâm nhập vào trường học. Bộ cũng chỉ đạo sát sao việc xóa bỏ lớp chọn ở tất cả các cấp học, bỏ

trường chuyên ở trung học cơ sở; tiếp tục chỉ đạo đa dạng hóa các loại hình trường, lớp.

Tuy vậy, chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước. Học sinh tốt nghiệp ra trường còn hạn chế về năng lực tư duy sáng tạo và kỹ năng thực hành. Nội dung, chương trình giáo dục phổ thông còn thiên về lý thuyết, ít gắn với thực tiễn cuộc sống, giáo dục nghề nghiệp vẫn còn yếu kém. Phương pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng về truyền thụ một chiều, ít phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo dục thể chất và giáo dục thẩm mỹ còn nặng về hình thức, thiếu điều kiện thực hiện nên đã ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Việc giảng dạy các môn về giáo dục công dân, đạo đức và nhân cách cho học sinh vẫn còn chưa đạt yêu cầu. Tâm lý khoa cử còn nặng nề, các kỳ thi, nhất là các kỳ thi tốt nghiệp vẫn còn căng thẳng, tốn kém và dễ phát sinh tiêu cực. Việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông chậm triển khai, chưa có các giải pháp đủ mạnh và đồng bộ để thu hút thế hệ trẻ theo học các trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp.

Trung bình cả nước tỷ lệ tổng số học sinh trên tổng số trẻ em trong độ tuổi đạt khoảng 80%. Điều đáng chú ý là hiệu quả đào tạo trong ở bậc tiểu học (tỷ lệ số học sinh học hết lớp 5 trên số học sinh vào lớp 1) tuy có tiến bộ dần, nhưng còn rất thấp: nếu năm học 1991 - 1992 đạt 50%, thì năm học 1994 - 1995 mới tăng lên gần 60%, năm 1997 - 1998 tăng hơn 70%. Tương tự, hiệu quả đào tạo trong ở bậc phổ thông cơ sở (tỷ lệ số học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở - lớp 9 so với số học sinh vào lớp 6) còn rất thấp: những năm cuối thế kỷ XX “mới chỉ đạt khoảng gần 50% tính trong cả nước, trong số này ở các khu vực thành thị đa số học tiếp lên lớp 10 phổ thông trung học, ở các vùng khó khăn, tỉ lệ này đạt khoảng 60 - 70% [46, tr. 143]

- Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông (bao gồm đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, trường lớp, thiết bị dạy học, ngân sách...) không ngừng được củng cố, tăng cường và có những chuyển biến tích cực.

Trong những năm này, ngành giáo dục phổ thông đã cùng với các địa phương tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo nhằm đồng bộ hóa về cơ cấu và chuẩn hóa về trình độ đào tạo. Về số lượng giáo viên phổ thông không ngừng tăng theo các năm, “tỷ lệ giáo viên/lớp tính chung trong cả nước, ở tiểu học là 1,12 (quy định là 1,18)”; ở trung học cơ sở là 1,58 (quy định là 1,85); ở trung học phổ thông là 1,68 (quy định là 2,1)” [14, tr. 30].

Thấy rõ vai trò hết sức to lớn của đội ngũ giáo viên đối với công tác giáo dục, bên cạnh những chính sách cải tiến chế độ tiền lương, ưu tiên, đãi ngộ, v.v…; ngành giáo dục - đào tạo đã và đang đẩy mạnh công tác bồi dưỡng giáo viên để nâng cao trình độ của đội ngũ này, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao về trình độ đối với đội ngũ này. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 - 2000 cho giáo viên tiểu học theo Quyết định số 1737/QĐ-GT-ĐT ngày 27/5/1997, cho giáo viên trung học cơ sở theo Quyết định số 1733/QĐ-GT-ĐT ngày 27/5/1997, cho giáo viên trung học phổ thông theo Quyết định số 1732/QĐ-GT-ĐT ngày 27/5/1997. Đối tượng học tập là giáo viên trong cả nước. Nhờ đó, “tỷ lệ giáo viên phổ thông đạt chuẩn tăng lên. Hệ thống đào tạo, bồi dưỡng giáo viên được cải tiến, hàng năm trên 80% giáo viên được đào tạo nâng cao và chuẩn hóa” [42, tr. 283.]

Bảng 2.6: Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn (%)

Cấp học Năm học 1997 - 1998 1998 - 1999 Mẫu giáo 64,4 67,1 Tiểu học 84,12 85,2 Trung học cơ sở 93,31 93,67 (Nguồn: [46, tr. 254])

Công tác chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức và lý tưởng, công tác phát triển Đảng trong các nhà trường được tăng cường, nhất là sau khi có chỉ thị 34 - CT/TW của Bộ Chính trị ngày 30/5/1998 “Về tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng trong các trường học”. Tình trạng nhà trường không có tổ chức đảng và đảng viên đã giảm đáng kể; tỉ lệ giáo viên là đảng viên trong các

nhà trường ở nhiều địa phương đã đạt từ 15% đến 20% (so với trước khi có Nghị quyết nhiều nơi tỉ lệ này đạt dưới 10%). Chất lượng tư tưởng chính trị được nâng lên là cơ sở cho việc các thầy, cô giáo chú ý hơn tới việc giáo dục nhân cách, giáo dục đạo đức, giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh, sinh viên; khắc phục một phần tư tưởng chuyên môn thuần túy và biểu hiện “nhạt chính trị”, “thương mại hóa” ở một số thầy,cô giáo.

Tuy vậy, một vấn đề tồn tại khá dai dẳng là đội ngũ giáo viên vừa thiếu vừa yếu. Tình trạng thiếu giáo viên phổ thông, nhất là đối với các khu vực khó khăn vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo vẫn chưa khắc phục được. Về số lượng, còn thiếu khoảng hơn 150.000 giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đội ngũ giáo viên phổ thông không đồng bộ về cơ cấu, nhất là giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông (còn thiếu giáo viên các môn Sinh vật, Kỹ thuật, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng, Nhạc, Họa, Thể dục). Về chất lượng, số giáo viên chưa đạt chuẩn còn nhiều, nhất là ở bậc tiểu học. Lương giáo viên còn thấp, ít học sinh giỏi vào học các trường sư phạm. Trong khi đó công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của các trường sư phạm vẫn chưa bám sát các đổi mới trong nội dung, chương trình và phương pháp dạy, dẫn đến chất lượng giáo viên phổ thông còn nhiều bất cập so với yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông (từ 1975 đến 2000) (Trang 84 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)