Quá trình thực hiện đƣờng lối đổi mới giáo dục phổ thông trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông (từ 1975 đến 2000) (Trang 60 - 68)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1. Giai đoạn 198 6 1996

2.1.2. Quá trình thực hiện đƣờng lối đổi mới giáo dục phổ thông trong

2.1.2.1. Ngành giáo dục phổ thông triển khai thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng.

Trong quá trình đổi mới tư duy giáo dục, tháng 7/1989, trong Hội nghị giám đốc các Sở giáo dục, Chủ tịch công đoàn giáo dục các tỉnh, hiệu trưởng các trường Đại học Sư phạm họp tại Nha Trang, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Minh Hạc đã đọc bản báo cáo quan trọng “Tư tưởng chỉ đạo và nhiệm vụ năm học 1989 - 1990”. Bản báo cáo đã nhắc lại 10 tư tưởng chỉ đạo giáo dục phổ thông đã được nhất trí tại Hội nghị giáo dục toàn quốc vào tháng 7/1987 ở Vũng Tàu, là các cơ sở quan trọng để Bộ xây dựng được Chương trình phát triển giáo dục 3 năm (1987 - 1990) với một hệ thống đề án gồm 38 chỉ tiêu. Các tư tưởng chỉ đạo đó là:

1. Giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, nhà trường là công cụ của chuyên chính vô sản.

3. Kế hoạch phát triển giáo dục là một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội…

4. Chất lượng và hiệu quả, trước mắt và lâu dài, kịp thời và đón đầu. 5. Phát triển theo vùng, phổ cập và nâng cao, đại trà và mũi nhọn.

6. Giáo dục toàn diện, trò ra trò, học ra học. 7. Hệ thống giáo dục đa dạng, linh hoạt.

8. Thầy ra thầy, dạy ra dạy, trường ra trường, lớp ra lớp.

9. Tăng cường nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và kinh nghiệm giáo dục tiên tiến.

10. Đổi mới quản lý giáo dục.

Theo đường lối đổi mới giáo dục của Đảng, đồng thời quán triệt các quan điểm chỉ đạo nói trên, ngành giáo dục phổ thông đã đổi mới để nhà trường có thể phục vụ tốt hơn sự nghiệp cách mạng của toàn dân:

Kiện toàn một bước tổ chức và quản lý nhà trường phổ thông:

Quyết định 305/QĐ (26/3/1986) của Bộ Giáo dục, ban hành “Mục tiêu và kế hoạch đào tạo của trường phổ thông cơ sở” và quyết định 329/QĐ (31/3/1990) của Bộ Giáo dục, ban hành “Mục tiêu và kế hoạch đào tạo của trường phổ thông trung học” nhằm thể chế hóa về:

Vị trí, tính chất, mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông ở mỗi cấp học. Kế hoạch dạy học các môn; giáo dục lao động, hướng nghiệp và chuẩn bị nghề hoặc dạy nghề; kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đánh giá kết quả giáo dục học sinh; chế độ thi cử; các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị của nhà trường; tổ chức bộ máy nhà trường và sự phối hợp giữa các tổ chức, lực lượng giáo dục.

Các văn bản trên đã định hướng quy hoạch nhiều năm và kế hoạch hàng năm của quá trình phấn đấu xây dựng trường phổ thông 12 năm thống nhất trong cả nước.

Để thống nhất quản lý sự nghiệp giáo dục trong cả nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo được thành lập theo quyết định 418/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Cơ quan Bộ gồm Văn phòng Bộ, Ban Thanh tra và 13 vụ trong đó có Vụ giáo dục phổ thông (đã được thành lập từ năm 1987 do sự sáp nhập Vụ Phổ thông cơ sở, Vụ Phổ thông trung học, Vụ Giáo dục chính trị tư tưởng và Ban Giáo dục lao động và Hướng nghiệp nhằm thống nhất sự chỉ đạo của Bộ đối với cả ba cấp học phổ thông).

Thực hiện đa dạng hóa giáo dục, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành “Quy chế trường phổ thông dân lập” và “Quy chế trường phổ thông bán công”

Trường phổ thông dân lập, do một tổ chức được Nhà nước cho phép đứng ra thành lập nhằm huy động các khả năng trong xã hội góp phần cùng Nhà nước phát triển sự nghiệp giáo dục. Trường có thể mở ở bậc tiểu học hoặc bậc trung học tại những nơi có nhu cầu và có điều kiện. Bản quy chế còn nêu rõ các điều kiện mở trường, điều kiện làm hiệu trưởng và giáo viên, điều kiện về quản lý nhà trường.

Trường bán công, là một loại trường nằm trong hệ thống các trường phổ thông của nước CHXHCN Việt Nam, được Nhà nước giao cho các cơ sở vật chất để sử dụng và hoạt động theo nguyên tắc tự cân đối thu chi từ nguồn kinh phí do cha mẹ đóng góp (bằng học phí và tự nguyện). Bản quy chế còn quy định tổ chức và hoạt động của trường phổ thông bán công, tài sản và tài chính trong trường, tổ chức chế độ bán trú, hội đồng quản trị, v.v…

Ngoài ra, Bộ còn thể chế hóa Trường trung học vừa học vừa làm, một loại trường phổ thông, trước đây, do sáng kiến của một địa phương tổ chức.

Công tác tài chính, kế toán trong trường phổ thông cũng được quy định chặt chẽ. Quỹ sử dụng học phí, quỹ bảo trợ nhà trường được Liên bộ Tài chính - Giáo dục cho phép tổ chức quản lý theo những nguyên tắc liên bộ quy định.

Bộ ban hành quy chế bảo quản đồ dùng dạy học và bằng cách ấy khuyến khích các thầy cô giáo cải tiến đồ dùng dạy học.

Trong mỗi lớp học, Bộ quy định số học sinh bình quân đầu để đảm bảo kết quả của lớp.

Thường xuyên chăm lo đời sống giáo viên:

Bộ đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Củng cố, sắp xếp lại hệ thống các trường sư phạm, các trường quản lý giáo dục, đẩy mạnh công tác cải cách sư phạm. Tập trung giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên cấp I, từng bước đồng bộ hóa và chuẩn hóa giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách giáo dục.

Đi đôi với việc kiện toàn thêm một bước tổ chức và quản lý trường phổ thông, Bộ đã đề nghị lên Chính phủ ban hành nhiều chính sách chăm lo đời sống giáo viên. Bộ đã đề nghị Chính phủ quy định lương theo tiêu chuẩn đào tạo, định chế độ công tác giáo viên miền xuôi lên công tác ở miền núi, ở hải đảo, ở vùng xa xôi hẻo lánh. Bộ cũng đề nghị lập trợ cấp thâm niên, bảo đảm quyền lợi giáo viên dạy thêm giờ, khen thưởng sáng kiến, cải tiến đồ dùng dạy học, quy định chế độ giáo viên miền Bắc vào công tác ở đồng bằng sông Cửu Long và một số chính sách khác.

Nghị định 52/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 26/4/1986 ban hành danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.

Vấn đề thâm niên giáo dục là một vấn đề được đặt ra rất lớn. Đó là sự nhức nhối trong tâm lý giáo viên, so sánh tương quan với các ngành khác… Chính trong thời kỳ này, sau nhiều lần đề nghị của Bộ, Chính phủ đã ban hành chế độ thâm niên cho giáo viên các cấp theo Chỉ thị 241/HĐBT ngày 4/9/1988.

Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học có chất lượng:

Nghị quyết 14/NQTW của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục có đặt yêu cầu phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở, tiến tới phổ cập giáo dục phổ thông trung học.

Bộ Giáo dục nhận thức trước hết phải thực hiện vững chắc phổ cập giáo dục cấp I có chất lượng để có cơ sở đạt yêu cầu trên.

Tháng 9/1986, Bộ trưởng ký quyết định ban hành tạm thời “Chương trình phổ cập cấp I phổ thông” (dùng cho các vùng dân tộc giáo dục gặp nhiều khó khăn) gọi tắt là “Chương trình 120 tuần”.

Tiếp đó, Bộ ra quyết định số 1160/QĐ (23/11/1988) ban hành Chương trình phổ thông cấp I phổ cập - gọi tắt là “Chương trình 100 tuần” áp dụng cho trẻ em thiệt thòi, không có điều kiện học tập ở các trường cấp I bình thường.

Tháng 9/1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 173/HĐBT, thành lập Ủy ban quốc gia chống nạn mù chữ. Ủy ban quốc gia chống nạn mù chữ có trách nhiệm giúp Chính phủ tổ chức “Năm quốc tế chống nạn mù chữ -

1989” và tham mưu cho Chính phủ về các chương trình và dự án nhằm thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ trong thời kỳ 1990 - 2000.

Từ năm 1989 đến năm 1993, với sự tài trợ của Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF, Bộ đã biên soạn xong một bộ sách phổ cập cấp I gồm 13 cuốn cho học sinh, 10 cuốn Vở bài tập (Toán, Tiếng Việt) in sẵn và 5 cuốn sách Hướng dẫn dạy học cho giáo viên theo chương trình 100 tuần và đã phát không 600.000 bản cho học sinh.

Các sách soạn cho học sinh và giáo viên dạy học theo chương trình 120 tuần cũng được biên soạn đủ bộ và phát không cho học sinh theo kinh phí của chương trình VI về phổ cập cấp I và chống nạn mù chữ.

Ngày 27/8/1990, Bộ đã ra chỉ thị số 27/CT quy định tiêu chuẩn và việc kiểm tra công nhận cá nhân, đơn vị đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục cấp I và xóa nạn mù chữ, coi phổ cập giáo dục cấp I là cơ sở vững chắc để xóa nạn mù chữ.

Từ năm 1990 Quốc hội đã đề ra chương trình quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, năm 1991 đưa ra chương trình giáo dục cho mọi người (1991 - 2000). Luật phổ cập giáo dục tiểu học đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 12/8/1991 và Hội đồng Bộ trưởng đã kí Nghị định số 338/HĐBT (ngày 26/10/1991) về thi hành Luật phổ cập giáo dục tiểu học.

Trong các năm 1991 - 1994, Bộ đã soạn thảo và ban hành các văn bản dưới luật nhằm thúc đẩy việc thực hiện phổ giáo dục tiểu học có chất lượng như: Mục tiêu và kế hoạch giáo dục tiểu học, Điều lệ trường tiểu học, Tiêu chuẩn và chế độ chính sách đối với giáo viên tiểu học, Quy chế đánh giá và thi tốt nghiệp tiểu học…

Các chương trình mục tiêu “Phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ”, “Củng cố và phát triển giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng sâu, hải đảo và các vùng khó khăn”, “Hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trường học” với kinh phí được cấp mỗi năm một tăng và được sử dụng tốt hơn, có ưu tiên cho tiểu học đã thúc đẩy việc nâng cấp trường tiểu học, trang bị đồ dùng dạy học, sách và thư viện trường, xây dựng trường dân tộc nội trú, tổ chức lớp ghép, tăng thêm giáo viên xóa “bản trắng”

về giáo dục, xây dựng trường tiểu học hoàn chỉnh (có đến lớp 5), trợ cấp sách vở bút mực, … cho học sinh nghèo, thù lao bồi dưỡng người dạy các lớp học phổ cập,… góp phần làm tăng thêm đáng kể số trẻ em vào học, giảm được tỉ lệ học sinh lư ban bỏ học.

Tờ trình từ năm 1991 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về lập riêng Vụ Giáo dục tiểu học đến năm 1994 đã được Chính phủ duyệt. Vụ Giáo dục tiểu học được thành lập cùng với việc tách trường tiểu học ra khỏi trường phổ thông cơ sở (từ năm 1987) tạo điều kiện chỉ đạo tốt để giáo dục tiểu học được phổ cập và có chất lượng.

Phối hợp với các lực lượng xã hội chăm lo giáo dục toàn diện cho các trường phổ thông:

Cùng với nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học có chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã huy động lực lượng các cơ quan của Bộ, phối hợp với các lực lượng xã hội thực hiện Nghị quyết Đại hội VII của Đảng nhằm “Tiếp tục đổi mới ổn định, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học để xứng đáng “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” (Điều 35, Hiến pháp năm 1992).

Tập trung sức lực, trí tuệ của toàn ngành và của toàn xã hội cho việc củng cố, giữ vững, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở cấp I. Điều chỉnh chương trình phổ thông cấp I; chỉnh lý sách giáo khoa, đổi mới cách dạy và cách học, chuẩn bị xây dựng bậc tiểu học mới.

Điều chỉnh chương trình phổ thông cấp II; chỉnh lý sách giáo khoa, đổi mới cách dạy học, chuyển cấp II phổ thông cơ sở thành cấp Trung học cơ sở. Tiến hành phổ cập cấp II ở những nơi có điều kiện.

Xây dựng cấp III thành cấp Trung học phổ thông, có phân ban. Mở lớp chọn, trường chuyên cho việc đào tạo nhân tài, mặt khác, để đáp ứng yêu cầu học tập của con em nhân dân, mở rộng việc học phổ thông trung học bằng hình thức không chính quy, kết hợp học văn hóa với học kỹ thuật, học nghề. Các mặt giáo dục phải được triển khai cân đối, việc dạy nghề phổ thông phải được thực hiện trong tất cả các trường phổ thông trung học.

Tập trung một lực lượng đáng kể triển khai “mũi nhọn” bằng cách mở rộng lớp chọn, lớp chuyên, trường chuyên. Lần đầu tiên, năm 1987 đưa ra chủ trương mở hệ thống trường chuyên ở bậc phổ thông trung học, lớp chọn, lớp chuyên về các môn Văn, Toán, Lý, Hóa, tiếng nước ngoài ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Thực hiện “trò ra trò” “học ra học”, Bộ Giáo dục chủ trương kiểm tra chất lượng học sinh, nhất là ở các lớp đầu và các lớp cuối cấp học.

Về sách giáo khoa, Bộ thường xuyên chỉ đạo đảm bảo sách có chất lượng, đủ số lượng tối thiểu (80% sách cho phổ thông) và kịp thời theo tiến trình cải cách giáo dục. Để từng bước đáp ứng yêu cầu về sách của giáo viên và học sinh, Bộ Giáo dục khuyến khích các địa phương in lại sách giáo khoa và các tài liệu bồi dưỡng hướng dẫn giảng dạy khác.

Về cơ sở vật chất - kỹ thuật phải tiếp tục thực hiện “trường ra trường, lớp ra lớp”, phòng học tối đa 2 ca/ngày, có đủ bảng đen, bàn ghế cho thầy trò và phấn đấu có cơ sở vật chất tối thiểu cho hoạt động giáo dục toàn diện.

Thiết bị dạy học cho giáo dục phổ thông trong thời kỳ này cũng được chú ý hơn. Từ Bộ đến các địa phương đã có các cơ quan chuyên lo việc sản xuất, cung ứng, hướng dẫn tổ chức quản lý, sử dụng thiết bị dạy học cho các trường phổ thông. “Trong những năm 1987 - 1992, Tổng công ty Cơ sở vật chất và thiết bị trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cung cấp cho các trường hàng năm từ 100 đến 150 loại thiết bị lẻ, trên 6000 phòng thiết bị đồng bộ cho các trường tiểu học, 1230 phòng thiết bị đồng bộ Lý, Hóa, Sinh cho các trường cấp II; 23 phòng thiết bị đồng bộ cho Vật lý cho trường phổ thông trung học”. [12, tr.350]. Để tăng cường thiết bị dạy học cho các trường phổ thông, năm 1990, ngành giáo dục phổ thông đã tổ chức cuộc thi và triển lãm thiết bị dạy học tự làm toàn quốc, thu hút hàng loạt giáo viên và học sinh tham gia, tạo ra hàng nghìn mẫu thiết bị dạy học phục vụ cho việc dạy học ở các trường phổ thông.

Năm 1990, Bộ Giáo dục và Bộ Tài chính đã có Thông tư Liên bộ số 30/TT hướng dẫn các địa phương dành tỉ lệ 6 - 10% tổng số ngân sách cho giáo dục để mua sắm

trang thiết bị và sách cho thư viện cung cấp cho các trường. Nhờ có chủ trương này mà tình hình cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học của giáo dục phổ thông được cải thiện một bước. Năm 1993, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dành 10 tỉ đồng để đưa tin học vào giảng dạy ở trường phổ thông, bước đầu đã trang bị được 1000 máy vi tính cho 200 trường phổ thông trung học (chiếm gần 20% số trường phổ thông trung học).

Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương và Bộ Tư pháp tăng cường giáo dục đạo đức ở tiểu học, đẩy mạnh giáo dục chính sách chính trị và pháp luật ở trung học.

Phối hợp với Bộ Y tế, Tổng cục Thể dục thể thao và Bộ Lao động - Thương binh xã hội đẩy mạnh giáo dục sức khỏe, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể; tổ chức tốt Hội khỏe Phù Đổng các cấp, xây dựng giếng nước và công trình vệ sinh đúng tiêu chuẩn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông (từ 1975 đến 2000) (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)