6. Cấu trúc của luận văn
3.1. Một vài nhận xét
3.1.1. Về thành tựu
Trong giai đoạn 1975 - 2000, mặc dù trong những điều kiện kinh tế - xã hội rất khó khăn và phức tạp, nhưng Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và chủ trương hết sức quan trọng và rất kịp thời về công tác giáo dục trong đó dành sự quan tâm đặc biệt đối với giáo dục phổ thông, giúp cho hệ thống giáo dục phổ thông đi đúng hướng, ổn định, củng cố và từng bước phát triển.
Nói đến thành tựu của nền giáo dục phổ thông nước ta, không thể tách rời cuộc
cải cách giáo dục theo Nghị quyết 14 của Bộ Chính trị (khóa IV), ban hành tháng 1/1979. Trong những năm đầu thống nhất đất nước, giáo dục phổ thông tuy đã đạt được những thành tựu to lớn bước đầu, song cũng còn nhiều mặt yếu kém, thiếu sót. Thực trạng của giáo dục trong thời kỳ mới không đủ đáp ứng những yêu cầu của cách mạng. Bởi vậy, Đại hội IV (12/1976) đã quyết định phải “tiến hành cải cách giáo dục trong cả nước, làm cho hệ thống giáo dục quốc dân gắn chặt hơn nữa với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa”.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ IV, ngày 11/1/1979, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 14-NQ/TW về cải cách giáo dục. Nghị quyết đã nêu lên một cách toàn diện và sâu sắc các vấn đề lớn của cải cách giáo dục. Nghị quyết thể hiện một cách tập trung và toàn diện nhấtđường lối quan điểm của Đảng ta về giáo dục, là cơ sở tư tưởng và tổ chức của nền giáo dục chúng ta trong giai đoạn cách mạng mới. Nghị quyết đã xác lập một hệ thống giáo dục phổ thông mới, đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của tình hình mới.
Việc triển khai Nghị quyết này, bao gồm hai thời kỳ: thời kỳ triển khai cải cách giáo dục chủ yếu ở phổ thông (1980 - 1986) và thời kỳ điều chỉnh cải cách giáo dục (từ năm 1986 đến nay) theo đường lối đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra. Công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông được bắt đầu từ năm 1987 với rất nhiều chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước để giáo dục phổ thông bước qua những thời điểm khó khăn, củng cố, ổn định và vươn lên phát triển, đáp ứng yêu cầu học tập to lớn của nhân dân và những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Dưới ánh sáng chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương lần thứ tư (khóa VII) Ban chấp hành Trung ương Đảng (14/1/1993) về “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo” và Hội nghị lần thứ hai (khóa VIII) Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 12/1996) quyết định
định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000, sự nghiệp giáo dục Việt Nam nói chung và sự nghiệp giáo dục phổ thông nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn, với quy mô, chất lượng, hiệu quả giáo dục ngày càng có những bước tiến.
Sự nghiệp giáo dục phổ thông ở nước ta đã thu được những thành tựu cơ bản là xóa bỏ được hệ thống giáo dục thực dân cũ và thực dân mới, xây dựng hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa.
Sau nhiều năm phát triển giáo dục trong chiến tranh, trên nền tảng đất nước thống nhất từ năm 1975, lần đầu tiên (năm 1993) nước ta đã thống nhất được hệ thống giáo dục phổ thông trong cả nước, bao gồm 12 năm, thống nhất cả về số năm học, cả về chương trình nội dung, kế hoạch dạy học và thi tốt nghiệp, lần đầu tiên thi tốt nghiệp phổ thông trung học thống nhất theo một bộ đề, một trình độ. Với cơ cấu: cấp I (tiểu học) - 5 năm (lớp 1 đến lớp 5); cấp II (trung học cơ sở) - 4 năm (lớp 6 đến lớp 9), từ năm 1979 đến 1993 trường cấp I và trường cấp II hợp nhất thành trường phổ thông cơ sở; cấp III (phổ thông trung học) - 3 năm (lớp 10 đến lớp 12) gọi là phổ thông trung học. Năm học 1992 - 1993 tất cả các trường phổ thông trung học (cấp III) trong cả nước đều có lớp 12.
Đã đưa ra một chương trình bộ môn mới từ lớp 1 đến 12, và theo đó đã biên soạn bộ sách giáo khoa mới theo hướng cơ bản, hiện đại, thiết thực, giảm tải; đưa nội dung giáo dục dân số và gia đình, giáo dục môi trường, hướng nghiệp, sau này đưa ngoại ngữ vào dạy trong các trường; những năm gần đây, một số trường phổ thông trung học đã bắt đầu dạy tin học. Từ năm học 1981 - 1982, bắt đầu dạy theo sách mới (gọi là sách cải cách) ở lớp 1, thay sách theo kiểu “cuốn chiếu”: mỗi năm thay sách tiếp thêm một lớp, đến năm học 1992 - 1993 thay sách ở lớp 12. Đến năm học 1992 - 1993, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, trong các trường phổ thông cả nước dạy cùng một bộ chương trình, một bộ sách giáo khoa. Theo đánh giá chung, bộ sách giáo khoa cải cách giáo dục sau một số lần điều chỉnh, có nhiều tiến bộ hơn bộ sách cũ.
Từ năm 1984 nhấn mạnh nội dung giáo dục phổ thông phát triển theo các tính chất: phổ thông, lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông. Từ năm học 1986 - 1987, ở bậc tiểu học, đã đổi môn ngữ văn thành tiếng Việt. Có hướng dẫn cho các trường phổ thông dạy hai thứ tiếng (tiếng phổ thông và tiếng dân tộc đối với những nơi đồng bào dân tộc có chữ viết riêng). Ở bậc tiểu học, đến năm 2000, nhiều trường đã dạy đủ 9 môn học, 2 buổi/ngày và một số trường đã đạt chuẩn quốc gia. Đây là các điều kiện để thực hiện giáo dục toàn diện, giảm tải nhằm đảm bảo chất lượng đối với toàn cấp học đang được các nhà trường và các địa phương phấn đấu thực hiện.
Nhà trường đã thực hiện tốt việc gắn trí dục với giáo dục lao động, hướng nghiệp, dạy nghề với làm ra của cải vật chất, trồng cây, duy trì phong trào thể dục thể thao, huấn luyện quân sự, giáo dục thẩm mỹ….Giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị được chú ý; kỷ cương, nề nếp, kỷ luật được bảo đảm hơn trước nhiều; nhìn chung nhà trường vẫn giữ được môi trường trong lành hơn cả. Điều đáng chú ý là học sinh đã và đang chuyển mạnh sang tâm lý sống động hơn, linh hoạt, tự chủ hơn, thích nghi nhanh hơn và sáng tạo hơn.
Lần đầu tiên đã ban hành văn bản “Mục tiêu và kế hoạch đào tạo” cho giáo dục phổ thông bao gồm: tiểu học và phổ thông cơ sở (tháng 3/1986), phổ thông trung học (tháng 3/1990). Đây là lần đầu tiên có các văn bản pháp quy về tất cả các bộ môn, các hoạt động và quản lý nhà trường: quy định những yêu cầu về các mặt giáo dục mà mọi học sinh phải đạt được sau một cấp học; nội dung, phương pháp, kế hoạch giảng dạy cho từng cấp; tiêu chuẩn cơ sở vật chất nhà trường và quản lý nhà trường, thể hiện các tính chất của nhà trường và quản lý nhà trường, thực hiện mục tiêu của nền giáo dục nhân dân, theo nguyên lý giáo dục của giáo dục Việt Nam đã được khẳng định từ năm 1960. Năm 1998, Luật Giáo dục nước Việt Nam được chính thức ra đời, quy định về tổ chức và hoạt động giáo dục, trong đó có trình bày tất cả những quy định liên quan đến giáo dục phổ thông, từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, sách giáo khoa, văn bằng, v.v… Theo đó, mà giáo dục có cơ sở để phát triển đúng hướng, thống nhất.
Đã hình thành được một mạng lưới các trường phổ thông rộng khắp. Đến năm 2000, mạng lưới trường phổ thông đã được sắp xếp tương đối ổn định, phát triển rộng khắp đến tận thôn, bản. Hầu hết các xã trong cả nước, kể cả các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đã có trường, lớp tiểu học; trong trường hợp các xã có diện tích rộng, các trường, đều có phân hiệu đến thôn bản để thuận tiện cho trẻ em nhỏ tuổi đi học; đã xóa được phần lớn các điểm dân cư còn “trắng” về giáo dục. Phần lớn các xã ở vùng đồng bằng có trường trung học cơ sở. Hầu hết các huyện có trường trung học phổ thông. Các trường ngoài công lập đã hình thành và bắt đầu phát triển mạnh. Các tỉnh và nhiều huyện đồng bào dân tộc đã có hệ thống trường dân tộc nội trú. Các loại hình trường lớp đa dạng hơn trước và mở ra khắp nơi: nhóm trẻ gia đình, trường mẫu giáo dân lập, lớp tiểu học học cả ngày, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, lao động kỹ thuật và dạy nghề, lớp học linh hoạt để phổ cập giáo dục tiểu học.
Mặc dù trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội hết sức ngặt nghèo, chúng ta đã duy trì, củng cố và phát triển giáo dục. Đã ngăn chặn được sự giảm sút quy mô và có bước tăng trưởng khá. Trong một số năm đầu của quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, quy mô
giáo dục phổ thông có bộ phận giảm sút. Nhưng kể từ năm 1992 - 1993 đã bắt đầu phát triển và đến năm học 1993 - 1994 thì đã giảm đáng kể. Năm học 1999 - 2000 so với năm 1994 - 1995, quy mô học sinh mẫu giáo gấp 1,2 lần, học sinh trung học cơ sở gấp 1,6 lần, học sinh trung học phổ thông gấp 2,3 lần.
Chất lượng giáo dục tuy nói chung vẫn tiếp tục phân hóa, phân cực (một ít rất giỏi, một ít rất kém, giải tần giữa hai nhóm này ngày càng rộng hơn ra), nhưng nhìn chung cũng có phần cải thiện, rõ nhất là ở bậc tiểu học, nhờ có tập trung ưu tiên cho lớp “lớp 1, cấp I (tiểu học)” được đề ra từ năm 1986 và liên tục có nhiều biện pháp thực hiện chủ chương đó, được giáo giới và các tầng lớp xã hội, các địa phương nhiệt liệt hưởng ứng, chất lượng các mặt giáo dục tiểu học được nâng cao dần và đã dần dần đi vào ổn định. Số học sinh ở tất cả các cấp học, ngành học khác so với năm trước đã tăng lên rõ rệt. Hàng năm, “số học sinh trung học cơ sở tăng 7 - 8%; năm học 1999 - 2000 số học sinh trung học cơ sở là 5.778.216 em; phổ thông trung học tăng khoảng 18%; năm học 1999 - 2000 số học sinh phổ thông trung học là 1.940.606 em” [50, tr. 456]. Trình độ dân trí của đất nước đã được nâng lên một bước đáng kể.
Công tác phổ cập cấp I được chỉ đạo theo trương trình điều chỉnh cải cách giáo dục. Công cuộc chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học được triển khai trong cả nước. Ngày 12/8/1991, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Phổ cập giáo dục tiểu học và Luật chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Cả nước đã triển khai chương trình xóa mù chữ và phổ cập tiểu học (giáo dục cho mọi người) theo Tuyên bố Giômchiên, Thái Lan (tháng 3/1990). Đến năm 1999, đã có 10 tỉnh trên 90% số quận huyện (512/590), 93 số xã phường (9.305/10.299) đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; chỉ còn gần 6% số dân trong độ tuổi mù chữ” [50, tr. 456]. Sau một thập kỷ kiên trì phấn đấu, đến giữa năm 2000, công cuộc chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học nước ta đã đạt được kết quả to lớn, tốt đẹp, đã đạt được mục tiêu về chốn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Đến năm 2000, một số tỉnh, thành phố đã bắt đầu thực hiện chương trình phổ cập trung học cơ
sở, thành phố Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước được công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở vào tháng 11/1999, mở đầu quá trình phấn đấu của cả nước hoàn thành chỉ tiêu phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010.
Theo tư tưởng phát triển giáo dục “đại trà và mũi nhọn”, lần đầu tiên (1987) đưa ra chủ trương mở ra hệ thống trường chuyên ở bậc phổ thông trung học, lớp chọn, lớp chuyên về các môn Văn, Toán, Lí, Hóa, tiếng nước ngoài ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước theo tư tưởng “vừa đại trà, vừa mũi nhọn”. Nhờ vậy, “số học sinh khá, giỏi đã tăng từ 3% - 5% lên trên 10% - 12% - 20%” [46, tr. 86], bình quân cả nước khoảng 12%. Số học sinh dự thi các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và đoạt giải học sinh giỏi các cấp nhiều hơn, số học sinh đạt giải các kỳ thi quốc tế vẫn tăng đều đặn như trước. Hầu hết học sinh Việt Nam tham gia các kỳ thi quốc tế đều đạt giải. Số học sinh được học tiếng nước ngoài và tin học tăng lên rõ rệt. Số học sinh đạt chuẩn của từng lớp nhiều nơi đã được nâng lên từ 30 - 40 % đến 50 - 60%; việc đánh giá, thi cử được tổ chức nghiêm túc, khách quan hơn. Chương trình thí điểm trung học phân ban đã được rút kinh nghiệm và đang tiến hành xây dựng chương trình phân ban mới ở phổ thông trung học theo hướng dẫn bảo đảm kiến thức toàn diện, phổ thông và hướng nghiệp được phân theo hai ban: Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân và nhân văn. Đồng thời, một số đề án hỗ trợ phát triển giáo dục những khu vực khó khăn đã và đang được phê duyệt… sẽ góp phần phát triển chất lượng giáo dục phổ thông nói riêng và nền giáo dục nước nhà nói chung.
Trong quá trình đổi mới giáo dục, Đảng và Nhà nước đã bỏ chế độ học miễn phí trong giáo dục, thực hiện chế độ thu học phí (trừ ở tiểu học), chuyển nhà trường từ chế độ hoàn toàn được bao cấp về kinh phí sang chế độ nghiệp vụ một phần có thu (chủ yếu là thu học phí và các loại đóng góp khác của học sinh).
Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập trung chỉ đạo lập lại trật tự kỷ cương trong nhà trường, tiến hành thanh tra các cơ sở giáo dục nhằm khắc phục bước đầu tình trạng vi phạm quy chế trong thi cử, tuyển sinh, cấp bằng; trật tự, vệ sinh
các trường học bước đầu được chấn chỉnh; chống “thương mại hóa” giáo dục. Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được tăng cường, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội thâm nhập vào trường học. Bộ cũng chỉ đạo sát sao việc xóa bỏ lớp chọn ở tất cả các cấp học, bỏ trường chuyên ở trung học cơ sở; tiếp tục chỉ đạo đa dạng hóa các loại hình trường, lớp: tăng cường giáo dục từ xa.
Thấy rõ vai trò hết sức to lớn của đội ngũ giáo viên đối với công tác giáo dục, bên cạnh những chính sách cải tiến chế độ tiền lương, ưu tiên, đãi ngộ, v.v…; ngành giáo dục - đào tạo đã và đang đẩy mạnh công tác bồi dưỡng giáo viên để nâng cao trình độ của đội ngũ này, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao về trình độ đối với đội ngũ này. Đã ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 - 2000 cho giáo viên phổ thông theo. Đối tượng học tập là giáo viên phổ thông trong cả nước. Nhờ đó, “tỷ lệ giáo viên phổ thông đạt chuẩn tăng lên. Hệ thống đào tạo, bồi dưỡng giáo viên được cải tiến, hàng năm trên 80% giáo viên được đào tạo nâng cao và chuẩn hóa” [42, tr. 283].
Mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn, hàng năm Nhà nước đều tăng ngân sách cho giáo dục, từ 5 - 6% ngân sách quốc gia lên 7 - 8% rồi 10, 26%. Phương châm “Nhà nước và nhân dân, trung ương và địa phương cùng chăm lo giáo dục” được thực hiện tốt hơn, quá trình xã hội hóa giáo dục đạt được một bước tiến đáng kể. Ngoài ngân sách trung ương, nhiều địa phương đã góp thêm vào ngân sách phát triển giáo dục, nhiều nơi đối với bậc giáo dục tiểu học, nhân dân đóng góp và ngân sách địa phương chiếm tới 50%.
Xã hội hóa giáo dục, mọi người làm giáo dục. Chủ trương này đã được công đoàn giáo dục các cấp phối hợp với nhà trường, các cấp quản lý giáo dục, các ngành, dưới sự