6. Cấu trúc của luận văn
2.1. Giai đoạn 198 6 1996
2.1.2.2. Một số kết quả của giáo dục phổ thông giai đoạn
Đường lối đổi mới đã đưa sự phát triển đất nước đi vào một thời kỳ mới, nhờ chính sách đổi mới giáo dục, thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, VII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, giáo dục phổ thông nước ta trong những năm 1986 - 1996 đã làm được một số việc:
Những việc đã làm được:
- Nhìn chung, đã ngăn chặn được tình trạng tan trường, vỡ lớp, thầy bỏ việc, trò bỏ học. Đã khôi phục và giữ vững được trường lớp, củng cố cả hệ thống giáo dục và bắt đầu có bước phát triển.
- Mạng lưới trường học phát triển rộng khắp đến tận thôn, bản; đã có một hệ thống giáo dục thống nhất:
Cho đến năm học 1992 - 1993, cả nước đã có trường phổ thông thống nhất 12 năm, thống nhất cả về số năm học, cả về chương trình nội dung, kế hoạch dạy học và thi tốt nghiệp, thi tuyển vào các trường. Hết năm học 1988 - 1989, ngành học phổ thông đã hoàn thành bộ chương trình các môn học, cấp học, mục tiêu kế hoạch đào tạo cấp III.
Hầu hết các xã trong cả nước, kể cả các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đã có trường, lớp tiểu học. Phần lớn các xã ở vùng đồng bằng có trường trung học cơ sở. Hầu hết các huyện có trường trung học phổ thông. Các tỉnh và nhiều huyện đồng bào dân tộc đã có hệ thống trường dân tộc nội trú.
Đến tháng 12/1990, toàn ngành phổ thông đã có “5.673 trường tiểu học, 2.356 trường cấp II, 7.194 trường phổ thông cơ sở (tiểu học và cấp II chưa tách), 1.069 trường phổ thông trung học”. [50, tr. 430].
Trường, lớp xóa mù chữ, sau xóa mù chữ và tiểu học được mở vào tận bản xa, thôn sâu, xóa phần lớn các điểm dân cư còn “trắng” về giáo dục. Các loại hình trường lớp đa dạng hơn trước và mở ra khắp nơi: nhóm trẻ gia đình, trường mẫu giáo dân lập, lớp tiểu học học cả ngày, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, lao động kỹ thuật và dạy
nghề, lớp học linh hoạt để phổ cập giáo dục tiểu học, lớp buổi tối xóa mù chữ, lớp học B1 (số học sinh không phải trả học phí) trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học bán công, dân lập, trường phổ thông trung học phân ban… Nhưng tất cả đều được thu hút vào một hệ thống giáo dục quốc dân rộng khắp trong cả nước, được thể chế hóa trong Nghị định số 90/CP của Chính phủ ban hành ngày 24/11/1993. Với hệ thống và nội dung giáo dục mới, nước nhà thực sự đã có một nền quốc học nhân dân khá hoàn chỉnh. Đã huy động được thêm các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước để phát triển giáo dục…
- Chấm dứt được tình trạng giảm, và bắt đầu tăng dần số học sinh các cấp. Số học sinh lưu ban, bỏ học giảm hẳn.
Mặc dù trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội hết sức ngặt nghèo, Đảng và Nhà nước đã duy trì, củng cố và có phần phát triển giáo dục phổ thông. Đã có hơn một chục triệu người đi học ở các trường thuộc các cấp học, bậc học và gần 70 vạn giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đã vượt qua vô vàn khó khăn để bám lớp, bám trường.
Trong một số năm đầu của quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, quy mô giáo dục phổ thông có bộ phận giảm sút. Nhưng kể từ năm 1992 - 1993 đã bắt đầu phát triển và đến năm học 1993 - 1994 thì đã giảm đáng kể. Nhìn bảng 2.1 sau đây, chúng ta có thể nhận rõ điều này:
Bảng 2.1: Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học (% tổng số học sinh của cấp học).
Năm học
Tiểu học Trung học cơ sở Phổ thông trung học Tỉ lệ (%) Tỉ lệ (%) Tỉ lệ (%) Lưu ban Bỏ học Lưu ban Bỏ học Lưu ban Bỏ học 1988 - 1989 11,07% 12,29 5,73 29,93 2,83 21,02 1993 - 1994 3,00 2,52 2,60 16,10 1,11 4,14
(Nguồn: Trung tâm Thông tin quản lý giáo dục (1996), Số liệu thống kê 10 năm đổi mới giáo dục và đào tạo 1987 - 1996, Hà Nội.)
Tính đến cuối năm 1990, ngành giáo dục phổ thông đã có khoảng 9,1 triệu học sinh tiểu học (10,8% độ tuổi), 2.708.067 học sinh cấp II (42% - 44% độ tuổi), 527.925 học sinh phổ thông trung học (12% độ tuổi)”. [50, tr. 430]. Trong đó, đặc biệt đánh giá cao tỷ lệ người biết chữ (88% dân số) và tỷ lệ động viên đi học tiểu học.
Giáo dục mầm non, nhất là mẫu giáo 5 tuổi phát triển. Công tác phổ cập cấp I được chỉ đạo theo trương trình điều chỉnh cải cách giáo dục. Công cuộc chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học được triển khai trong cả nước.
Trong 5 năm (1991 - 1995) số người không biết chữ tham gia các lớp học xóa mù chữ có tới gần 1,5 triệu; trẻ em ở độ tuổi học sinh mà chưa đi học hay bỏ học, nay được đến trường có hơn 1 triệu. Đến năm 1996, đã có 16 tỉnh, thành phố, trong đó có 3 tỉnh miền núi, 57% số huyện, 76% số xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. So với năm học 1991 - 1992, trong năm học 1995 - 1996 số học sinh phổ thông tăng 1,25 lần. Tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học đã giảm nhiều.
Bảng 2.2: Số lượng học sinh thời kỳ 1989 - 1995.
1980 - 1990 1994 - 1995
Ngành học Số tuyệt đối
Tỷ lệ so với tổng số trẻ ở độ
tuổi (%)
Số tuyệt đối Tỷ lệ so với trẻ ở độ tuổi (%)
Tiểu học 8.583.052 9,7 10.047.564 11,5
PTCS 2.758.871 46,2 3.678.734 54,8
PTTH 691.487 16,4 863.000 18,0
Bảng 2.3: Tỷ lệ học sinh lưu ban (% tổng số học sinh của cấp học). 1989- 1990 1992- 1993 1993- 1994 1994- 1995 1995- 1996 1996- 1997 1997- 1998 1998- 1999 1999- 2000 Tiểu học 12,7 7,9 6,18 5,13 4,14 3,65 3,15 9,23 Trung học cơ sở 2,4 2,32 2,26 2,19 2,05 (Nguồn: [46, tr. 84])
Bảng 2.4: Tỷ lệ học sinh bỏ học (% tổng số học sinh của cấp học). 1989- 1990 1992- 1993 1993- 1994 1994- 1995 1995- 1996 1996- 1997 1997- 1998 1998- 1999 1999- 2000 Tiểu học 10,6 9,4 6,18 6,9 6,53 6,43 6,3 4,72 Trung học cơ sở 8,86 8,22 8,49 8,19 8,86 (Nguồn: [46, tr. 84])
- Chất lượng giáo dục phổ thông đã đi vào ổn định và có bước phát triển:
Chất lượng giáo dục tuy nói chung vẫn tiếp tục phân hóa, phân cực (một ít rất giỏi, một ít rất kém, giải tần giữa hai nhóm này ngày càng rộng hơn ra), nhưng nhìn chung cũng có phần cải thiện, rõ nhất là ở bậc tiểu học, chất lượng đã dần dần đi vào ổn định, ở các lớp chọn, lớp chuyên, trường chuyên… theo tư tưởng “vừa đại trà, vừa
Năm học Cấp học
Năm học Cấp học
mũi nhọn”. Nhờ vậy, “số học sinh khá, giỏi đã tăng từ 3% - 5% lên trên 10% - 12% - 20%” [46, tr. 86], bình quân cả nước khoảng 12%.
Ngành giáo dục phổ thông đã đề ra nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng: thực hiện nghiêm túc chương trình và quy chế chuyên môn, chỉ đạo chặt chẽ khối lớp 1, cấp I, có kế hoạch khắc phục hiện tượng học sinh “ngồi nhầm lớp”, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu kém được kèm cặp, phụ đạo. Từ năm học 1986 - 1987, ở bậc tiểu học, đã đổi môn ngữ văn thành tiếng Việt. Có hướng dẫn cho các trường phổ thông dạy hai thứ tiếng (tiếng phổ thông và tiếng dân tộc).
Số học sinh dự thi các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và đoạt giải học sinh giỏi các cấp nhiều hơn, số học sinh đạt giải các kỳ thi quốc tế vẫn tăng đều đặn như trước. Số học sinh được học tiếng nước ngoài và tin học tăng lên rõ rệt. Số học sinh đạt chuẩn của từng lớp nhiều nơi đã được nâng lên từ 30 - 40 % đến 50 - 60%; việc đánh giá, thi cử được tổ chức nghiêm túc, khách quan hơn.
Nhà trường đã thực hiện tốt việc gắn trí dục với giáo dục lao động, hướng nghiệp, dạy nghề với làm ra của cải vật chất, trồng cây, duy trì phong trào thể dục thể thao, huấn luyện quân sự, giáo dục thẩm mỹ… Giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị được chú ý; kỷ cương, nề nếp, kỷ luật được bảo đảm hơn trước nhiều; nhìn chung nhà trường vẫn giữ được môi trường trong lành hơn cả. Điều đáng chú ý là học sinh đã và đang chuyển mạnh sang tâm lý sống động hơn, linh hoạt, tự chủ hơn, thích nghi nhanh hơn và sáng tạo hơn.
- Giáo dục con em dân tộc nội thiểu số được củng cố và phát triển. Đã nghiên cứu sơ bộ và định hướng tiếp tục phát triển giáo dục cho con em đồng bào Khmer, đồng bào Chăm, đồng bào Hmông và các dân tộc vùng cao… Một hệ thống trường dân tộc nội trú được xây dựng mới, ở nhiều nơi là công trình xây dựng đẹp nhất trong địa phương: 5 trường trung ương, 38 trường tỉnh, bắt đầu xây dựng một số trường huyện, ở một số xã cũng có trường bán trú cho con em dân tộc. Số học sinh dân tộc nội trú tăng vọt lên gấp 5 - 7 lần.
- Xã hội hóa giáo dục, mọi người làm giáo dục. Chủ trương này đã được công đoàn giáo dục các cấp phối hợp với nhà trường, các cấp quản lý giáo dục, các ngành, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền triển khai khá rộng rãi. Nhờ xã hội hóa giáo dục, nhà trường cũng dân chủ hơn. Đồng thời, có xã, có huyện, phần nhân dân đóng góp cho giáo dục bằng hoặc hơn ngân sách của Nhà nước.
Những thành tựu nói trên là kết quả của đường lối giáo dục - đào tạo của Đảng và Nhà nước ta, chính sách đổi mới, trực tiếp là chính sách đổi mới trong giáo dục - đào tạo, thể hiện tập trung ở Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII); là truyền thống hiếu học của dân tộc ta được phát huy, nhu cầu học tập của nhân dân không ngừng tăng lên; là công sức của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, của toàn dân, của hàng chục triệu học sinh.
Những thành quả phát triển kinh tế, ổn định chính trị, nâng cao đời sống nhân dân qua mười năm đổi mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục. Những kết quả đó thật đáng hoan nghênh, đáng tự hào và phải bảo vệ lấy, lấy đó làm cơ sở để phát triển.
Những yếu kém:
Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề của sự nghiệp giáo dục phổ thông còn làm cho mọi người lo lắng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song còn nhiều yếu kém bất cập cả về quy mô, cơ cấu, và nhất là về chất lượng và hiệu quả. Chất lượng học sinh ngày càng phân hóa mạnh, nhìn chung tỉ lệ thấp. Tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học vẫn còn cao.
Bảng 2.5: Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học (% tổng số học sinh của cấp học).
Năm học 1987 - 1988 1988 - 1989 Tỉ lệ lưu ban Cấp I: 8,89% Cấp II: 5,31% Cấp III: 4,51% Cấp I: 11,07% Cấp II: 6,74% Cấp III: 4,57% Tỉ lệ bỏ học Cấp I: 9,4% Cấp II: 12,36% Cấp III: 8,75% Cấp I: 12,29% Cấp II: 23,45% Cấp III: 21,55%
(Nguồn: [12, tr. 126])
Về hiện tượng học sinh cấp II, cấp III bỏ học, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau (đời sống kinh tế gia đình khó khăn, không có đầu ra, thất nghiệp, ảnh hưởng của tiêu cực xã hội v.v…) . Hiệu quả đào tạo ở cấp I cũng còn rất thấp “vùng dân tộc ít người 10 - 20%, miền Nam 50%, miền Bắc 60 - 70%” [12, tr. 126] ảnh hưởng lớn đến vấn đề phổ cập cấp I. Trừ các trường tiên tiến, trường điểm, trường chuyên lớp chọn, chất lượng văn hóa được nâng cao, nói chung các nơi khác còn yếu. Kết quả các kỳ thi nghiêm túc, cũng như sự đánh giá đúng đắn việc học tập của học sinh đã cho thấy chất lượng học sinh nhiều nơi, nhiều mặt còn yếu kém. “Đến năm 1996, nước ta còn 9% dân số mù chữ; chưa phổ cập được giáo dục tiểu học”. [2, tr. 55].
Đáng quan tâm nhất là chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông còn thấp. Trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học, trình độ ngoại ngữ và thể lực của đa số học sinh còn yếu. Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước.
Những biểu hiện tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục đang có chiều hướng gia tăng: dạy thêm và học thêm tràn lan, tốn nhiều thời gian và tiền bạc của học sinh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của học sinh và quan hệ thầy trò.
Chưa thực hiện tốt công bằng xã hội trong giáo dục. Con em gia đình nghèo gặp nhiều khó khăn khi muốn học lên cao.
Đội ngũ giáo viên vừa thiếu, vừa yếu. “Năm học 1995 - 1996 cả nước còn thiếu gần 120.000 giáo viên phổ thông” [2, tr. 56]. Nhìn chung, chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo trong giai đoạn mới. Một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý trong giáo dục thiếu gương mẫu và đạo đức và lối sống.
Nguyên nhân của những yếu kém trên là: công tác quản lý giáo dục - đào tạo có những mặt yếu kém, bất cập. Đã có nhiều chủ trương đổi mới về giáo dục phổ thông, nhưng một số chủ trương chưa được nghiên cứu, chuẩn bị chu đáo trước khi áp dụng,
tổ chức thực hiện lại có nhiều thiếu sót. Mở rộng quy mô và phát triển nhiều loại hình giáo dục phổ thông nhưng có nhiều thiếu sót trong việc quản lý chương trình, nội dung và chất lượng. Cơ chế quản lý giáo dục - đào tạo chưa hợp lý.
Nội dung giáo dục phổ thông vừa thiếu vừa yếu, nhiều phần chưa gắn với cuộc sống. Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức, nhân cách cũng như việc giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ bị xem nhẹ. Công tác giáo dục định hướng nghề nghiệp ở bậc phổ thông chưa được chú ý đúng mức. Phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học.
Giáo dục - đào tạo chưa kết hợp chặt chẽ với lao động sản xuất, nhà trường chưa gắn với gia đình và xã hội.
Chính phủ và các cơ quan Nhà nước chưa có những quyết định đủ mạnh về chính sách, cơ chế và biện pháp tổ chức thực hiện để thể hiện đầy đủ quan điểm coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Các chính sách ban hành chưa đủ khuyến khích nghề dạy học và những giáo viên đến dạy ở những vùng khó khăn, chưa động viên được những giáo viên dạy giỏi có trình độ cao. Tiền lương giáo viên chưa thỏa đáng. Hệ thống các trường sư phạm tuy đã được quan tâm đầu tư hơn trước, nhưng vẫn chưa đủ sức làm tốt công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Thiếu chính sách thu hút học sinh tốt, khá, giỏi vào học sư phạm. Tỷ lệ ngân sách đầu tư cho giáo dục còn thấp; cơ sở vật chất, phương tiện dạy và học của các trường nhìn chung chậm được cải thiện.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư (trước đây) chưa thường xuyên chỉ đạo và kiểm tra sâu sát việc thực hiện những mục tiêu, phương hướng, chủ trương về giáo dục - đào tạo. Chưa có chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan cũng cần thấy những nguyên nhân khách quan như tác động của khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm trước, tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường.
Giáo dục phổ thông đang đứng trước những mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phát triển nhanh quy mô, vừa phải gấp rút nâng cao chất lượng, trong khi khả năng và điều kiện đáp ứng yêu cầu còn nhiều hạn chế. Đó là mâu thuẫn trong quá trình phát triển. Những thiếu sót chủ quan, nhất là những yếu kém về quản lý đã làm cho những mâu