Đội ngũ cán bộ Trung tâm TT-TVHVNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác phục vụ bạn đọc tại trung tâm thông tin – thư viện học viện ngân hàng (Trang 28 - 39)

STT Trình độ chuyên môn

Số lƣợng cán

bộ Tỷ lệ (%) Ghi chú

1 Thạc sĩ 4 30.8

2 Cử nhân 7 53.8 03 cao học viên

3 Khác 2 15.4

Tổng 13 100.0

Tất cả cán bộ đều sử dụng thành thạo máy tính, các module trong phần mềm quản trị thư viện tích hợp ILib 4.0 và có kỹ năng giao tiếp thân thiện với NDT. Họ đều được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềmdo Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội liên hiệp các trường đại học khu vực phía Bắc và HVNH tổ chức.

- Cơ sở vật chất - trang thiết bị: Từ năm học 2006 - 2007, tòa nhà 7

tầng với diện tích sử dụng 1600m2 dành riêng cho Thư viện đã được hoàn thànhvới trang thiết bị đầy đủ đảm bảo phục vụ tại chỗ đồng thời cho 450 NDT. Không gian phòng đọc thoáng mát với 67 máy tính, 01 bộ phát hệ thống wireless, 02 máy scan, 05 máy in, 01 máy chiếu. Phần mềm Ilib 4.0 giúp tự động hóa các khâu bổ sung, biên mục, quản lý bạn đọc, mượn - trả tài liệu, tra cứu thuận tiện. Thiết bị bảo vệ an ninh gồm: cổng từ, máy khử từ,

máy quét mã vạchvà 01 bộ điều khiển với 13 camera giám sát quá trình đọc, mượn tài liệu trong Trung tâm,…

- Nguồn lực thông tin: Trung tâm sở hữu NLTT đa dạng về nội dung,

phong phú về hình thức với tổng số tài liệu (tính đến tháng 6 năm 2015) là: 17.858 tên sách/ 70.625 bản tài liệu. Được sự đầu tư của Học viện, NLTT của Trung tâm ngày càng tăng thêm về số lượng và tốt hơn về chất lượng, sát với chuyên ngành đào tạo.

1.3. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin - thƣ viện Học viện Ngân hàng thƣ viện Học viện Ngân hàng

1.3.1. Đặc điểm người dùng tin

Đối tượng người dùng tin chính của Trung tâm TT-TV HVNH là cán bộ giảng viên, sinh viên của Học viện. Ngoài ra, những NDT có nhu cầu tìm kiếm thông tin về tài chính ngân hàng cũng được Trung tâm cung cấp SP&DV nhưng có thu phí. Căn cứ vào mục đích sử dụng thông tin là phục vụ công tác quản lý, giảng dạy, học tập, NCKH và yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo của HVNH trong giai đoạn hiện nay, có thể phân chia NDT thành các nhóm chủ yếu sau:

- Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý - Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy - Nhóm sinh viên và học viên sau đại học.

Thành phần NDT của Trung tâm rất đa dạng và có trình độ học vấn tương đối cao, bao gồm: 139 nhà lãnh đạo, quản lý (chiếm 0.20%), 504 cán bộ, giảng viên (chiếm 0.82%), 17.058 nghiên cứu sinh, học viên và sinh viên (chiếm 98.98% NDT).

Có thể khái quát cơ cấu các nhóm đối tượng NDT là đối tượng nghiên cứu của Luận văn, dựa trên cơ cấu sinh viên, học viên, cán bộ quản lý lãnh đạo, nghiên cứu giảng dạy tại Học viện được minh họa trên biểu đồ 1.1:

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu NDT tại Trung tâm

Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo, quản lý: là người đứng đầu các đơn vị, trực

tiếp điều hành bộ máy quản lý. Họ là người ra quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tất cả các hoạt động của đơn vị, bộ phận họ quản lý. Nhóm NDT này gồm BGĐ, Trưởng/Phó khoa, phòng ban, trung tâm và các đoàn thể của Học viện, chiếm tỷ lệ rất thấp (0.20%) trong tổng số NDT nhưng lại có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của HVNH. Họ là người xây dựng chính sách, mục tiêu, chiến lược phát triển của Học viện đồng thời trực tiếp tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu.

Nhóm 2: Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy: gồm giảng viên các khoa, bộ

môn, chuyên viên, nghiên cứu viên ở các phòng ban,… là lực lượng nòng cốt của Học viện, có trình độ chuyên môn sâu, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học tốt. Nhóm NDT này chỉ chiếm khoảng 0.82% trong tổng số NDT của Trung tâm nhưng họ có NCT cao và bền vững, thường xuyên cập nhật những kiến thức chuyên ngành, kiến thức về văn hóa, xã hội, khoa học mới. Vì chính họ là người chuyển giao tri thức khoa học đến sinh viên, là những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình đào tạo của Học viện. Sản phẩm thông tin của họ là bài giảng, giáo trình và các công trình nghiên cứu,… Vì vậy, họ vừa là chủ thể thông tin, vừa là NDT thường xuyên của Trung tâm.

Nhóm 3: Sinh viên và học viên sau đại học: là nhóm NDT chủ yếu, thường xuyên và đông đảo và biến động nhất, chiếm khoảng 98.98% tổng số NDT của Trung tâm. Nhóm này gồm: sinh viên, học viên các bậc đào tạo, các hệ đào. Trong nhóm NDT này có thể chia thành 2 nhóm nhỏ như sau:

- Nhóm học viên cao học và nghiên cứu sinh: là nhóm NDT có trình độ cao và đồng đều, đã có bằng thạc sĩ hoặc đại học, họ đã có thời gian thực tế công tác, học tập, nghiên cứu chuyên sâu về một chuyên ngành cụ thể. Nhóm NDT này có thể là những cán bộ, giảng viên vừa học vừa làm nên rất hạn chế về thời gian, để đáp ứng NCT của họ thì Trung tâm phải có các sản phẩm, dịch vụ thông tin đặc thù.

- Nhóm sinh viên: gồm sinh viên hệ chính quy; sinh viên hệ tại chức; sinh viên hệ liên kết... Đây là nhóm NDT chiếm tỷ lệ lớn nhất của Trung tâm. NCT của họ rất lớn, phong phú và đa dạng phục vụ mục đích học tập và NCKH. Họ thường sử dụng thư viện với cường độ cao, đặc biệt vào thời gian thi kết thúc môn học, khi thực hiện các công trình NCKH hoặc khóa luận tốt nghiệp. Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy và học với quan điểm lấy người học làm trung tâm đã khiến nhóm NDT này tích cực, chủ động đến Trung tâm học tập và nghiên cứu hơn. Trung tâm được xem là kênh thông tin quan trọng giúp họ nắm bắt và làm chủ tri thức.

Sự phân chia đối tượng NDT tại Trung tâm TT-TV HVNH chỉ mang tính tương đối, vì có những người vừa quản lý vừa giảng dạy, hoặc vừa là giảng viên vừa là nghiên cứu sinh, cùng lúc họ tham gia vào các hoạt động khác nhau.

1.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin

Trong xã hội thông tin thì nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và xử lý thông tin để duy trì hoạt động sống của họ, hoạt động càng phong phú, phức tạp thì NCT càng cao. Nhu cầu tin xuất phát từ nhu cầu nhận thức của con người, nó tăng lên cùng với sự gia tăng các

mối quan hệ xã hội và mang tính chất chu kỳ. Nhu cầu tin càng phát triển nếu được thỏa mãn tối đa và ngược lại sẽ bị triệt tiêu nếu không được thỏa mãn thường xuyên. Đối với các cơ quan TT-TV, NCT là yếu tố định hướng cho việc tổ chức, phát triển và khai thác NLTT, là nguồn gốc tạo ra hoạt động TT- TV.

Nhu cầu tin của NDT tại Trung tâm TT-TV HVNH vô cùng phong phú và đa dạng, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán,… là các lĩnh vực chuyên môn họ được đào tạo, nghiên cứu. Vì vậy, Trung tâm phải nắm vững NCT của từng nhóm NDT, từ đó tìm ra những giải pháp và các hình thức cung cấp thông tin phù hợp nhằm thoả mãn tối đa NCT của họ. Qua quá trình phân tích, tổng hợp phiếu điều tra NCT của các nhóm NDT tại TVHVNH, tác giả khái quát như sau:

Nhóm NDT là cán bộ quản lý, lãnh đạo: NCT của nhóm rất phong phú,

đa dạng, họ là khách thể và cũng là chủ thể của thông tin. Yêu cầu thông tin của nhóm phải được cung cấp đến tận tay, là những thông tin mang tính tổng hợp, chính xác, đầy đủ, có tính dự báo và có chất lượng cao. Sản phẩm thông tin cần cung cấp là tổng quan, tổng luận, bản tin chọn lọc, các bản tóm tắt, thư mục chuyên đề,… Lĩnh vực thông tin họ cần về khoa học quản lý, lãnh đạo, giáo dục, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá cập nhật trong và ngoài nước để từ đó ra những quyết định đúng đắn, kịp thời hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thực chất của quá trình quản lý là ra quyết định vì vậy sản phẩm lao động của họ mang tính thực tiễn, dự báo, sáng tạo, chính họ là người cung cấp thông tin có giá trị cao phát sinh trong quá trình quản lí, điều hành mọi hoạt động của Học viện.

Nhóm NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng viên: NCT của nhóm là những

thông tin chuyên sâu, hệ thống, khoa học có tính thời sự cao về các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu của Học viện. Họ có kỹ năng khai thác, sử dụng và phát huy tốt nhất NLTT sẵn có tại Trung tâm để nâng cao chất lượng bài giảng và

công trình NCKH. Đồng thời, họ còn có nhiệm vụ tuyên truyền, chỉ dẫn cho người học cách thức tìm kiếm, khai thác NLTT của Trung tâm. Một số giảng viên đồng thời là người quản lý do đó họ cũng cần thông tin quản lý, kinh tế, xã hội để tham mưu cho Ban Giám đốc Học viện và giúp việc trực tiếp cho những người quản lý, lãnh đạo khác.

Nhóm NDT là sinh viên và học viên sau đại học: Đây cũng là nhóm

NDT có NCT dễ biến đổi. Thông tin họ cần về các chuyên ngành mà họ được đào tạo và cũng có không ít yêu cầu tin mang tính chất giải trí đa dạng, phong phú.

+ NCT về nội dung tài liệu: Để thấu hiểu NCT của các nhóm NDT cần

phải phân tích NCT theo lĩnh vực, chuyên ngành đào tạo của Học viện, từ đó lập kế hoạch phát triển, tổ chức, khai thác NLTT hợp lý. Biểu đồ dưới đây cho thấy tổng quan cơ cấu NCT theo lĩnh vực chuyên môn của Học viện trên cơ sở kết quả điều tra trên mẫu của 490 NDT.

Biểu đồ 1.2. Nhu cầu tin về nội dung tài liệu

Qua biểu đồ có thể thấy NCT của NDT rất đa dạng và phong phú về nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của

NDT. NCT cao thuộc các chuyên ngành Ngân hàng (80% trở lên), Tài chính (63%), tiếng Anh (60%) và Kinh tế (65%) cũng được các nhóm NDT thường xuyên sử dụng.

+ NCT theo loại hình tài liệu: theo kết quả khảo sát, nội dung câu 6

(Phụ lục 2) về loại hình tài liệu mà NDT thường sử dụng ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.3. Nhu cầu tin về loại hình tài liệu

Biểu đồ cho thấy loại tài liệu NDT của Trung tâm TT-TV HVNH thường sử dụng nhất là tài liệu phục vụ học tập, giảng dạy (chiếm 69.39%), đối tượng người dùng chủ yếu của loại tài liệu này là sinh viên các hệ đào tạo. Tài liệu chỉ đạo (chiếm 10.20%) chủ yếu dành cho các nhà quản lí lãnh đạo các cấp của Học viện.

Qua kết quả khảo sát, các nhóm NDT của Trung tâm TT-TV HVNH sử dụng loại tài liệu dưới dạng in ấn là nhiều nhất (chiếm tỷ lệ 65%). Tài liệu điện tử cũng được các nhóm NDT quan tâm (chiếm 25.12%), nhưng thực tế nguồn tài liệu này tại Trung tâm hiện nay rất ít, chưa phong phú, chưa có phần mềm quản trị để đưa các bộ sưu tập tài liệu số vào phục vụ đông đảo NDT. So với hai loại hình tài liệu trên thì các loại tài liệu được lưu trữ trên vật

mạng tin như CD-ROM ít được sử dụng hơn nhưng vẫn rất cần thiết cho NDT có nhu cầu học ngoại ngữ.

+ Nhu cầu tin theo ngôn ngữ tài liệu: Khảo sát về ngôn ngữ mà các

nhóm NDT thường sử dụng để đọc tài liệu cho thấy nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Việt chiếm tỷ lệ rất cao (83% tổng số người được hỏi) chủ yếu là sinh viên, tài liệu tiếng Anh chiếm tỷ lệ khá thấp (46 % tổng số người được hỏi) tập trung ở một số cán bộ nghiên cứu, giảng viên, học viên sau đại học. Số liệu khảo sát cũng phản ánh khả năng sử dụng ngôn ngữ thứ hai của các nhóm NDT còn rất hạn chế, nhất là đối với đa số sinh viên, thể hiện trên biểu đồ:

Biểu đồ 1.4. Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu

Qua phân tích cho thấy NCT tại Trung tâm mang tính chuyên sâu, thay đổi theo phương thức đào tạo theo tín chỉ. Do đó, cán bộ thư viện phải nắm được NCT của các nhóm NDT để có những định hướng, phương pháp xây dựng, tổ chức các SP&DV TT -TV phù hợp với đặc điểm NCT của NDT trong những giai đoạn nhất định phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và thế giới.

+ Nhu cầu tin về thời gian xuất bản tài liệu: Thông tin kinh tế đóng

vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, là nhân tố giúp kết nối và trao đổi giữa các thành phần của xã hội toàn cầu. Thông tin mà Trung tâm

thu thập và cung cấp cho NDT là những thông tin về tài chính và kinh tế nhằm đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu nghiên cứu và học tập. NDT cần thông tin cập nhật hàng ngày, nếu thông tin không có sẵn, NDT sẽ phải dùng đến phương pháp tìm kiếm trên internet, thậm chí là các phương thức không chính thống để có được thông tin.

1.4. Vai trò công tác phục vụ bạn đọc tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Học viện Ngân hàng Học viện Ngân hàng

Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất cứ thư viện nào và càng phục vụ nhiều bạn đọc thì vai trò xã hội của thư viện càng tăng. Vì vậy, công tác phục vụ bạn đọc là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của thư viện. Nó được coi như chiếc cầu nối giữa kho tài liệu của thư viện và bạn đọc, là khâu cuối cùng trong chu trình đường đi của tài liệu.

Quá trình phục vụ bạn đọc giúp cho tài liệu được luân chuyển một cách tốt nhất. Căn cứ số liệu về vòng quay của tài liệu trong các đối tượng bạn đọc, thư viện có thể đánh giá được hiệu quả, giá trị sử dụng của mỗi tài liệu từ đó có thể điều chỉnh công tác bổ sung, phát triển tài liệu, làm thế nào để thư viện có được nguồn tài liệu có giá trị cao nhất. Thông qua công tác phục vụ bạn đọc, các cơ quan thông tin thư viện kiểm tra, đánh giá hoạt động của các khâu nghiệp vụ về trình độ và khả năng của người cán bộ thông tin thư viện. Đây là khâu cuối cùng của chu trình chuyên môn khép kín trong chu trình đường đi của tài liệu, trực tiếp quyết định hiệu quả hoạt động thư viện.

Trong mối quan hệ với các yếu tố khác, phục vụ có vai trò quan trọng và thúc đẩy các yếu tố đó phát triển. Nó tạo môi trường thuận lợi cho bạn đọc tiếp cận với nguồn tài liệu theo đúng yêu cầu, đúng đối tượng có trong mỗi thư viện. Nguồn tài liệu được phục vụ nhanh chóng, kịp thời và chính xác là một trong những tiêu chí để lựa chọn thư viện nào làm điểm đến để khai thác, học tập, nghiên cứu. Bạn đọc khi đến với thư viện với sự định hướng, chỉ dẫn

sẽ khai thác được là tác nhân tích cực giúp bạn đọc lựa chọn được những tài liệu phù hợp, có giá trị và có tính cập nhật cao, có thời gian ngắn nhất.

Hiện nay, việc học tập của sinh viên có nhiều thay đổi so với trước đây, sinh viên không còn phụ thuộc hoàn toàn vào những kiến thức mà thầy, cô giáo cung cấp trên lớp nữa mà còn tích cực tham khảo, tìm hiểu các nguồn tin khác từ sách báo, tạp chí, thông tin trên internet và thư viện. Thư viện chính là một trong những yếu tố hàng đầu góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo tại các trường đại học. Hiện nay thư viện không phải là nơi chứa sách mà là nơi thu thập, xử lý, lưu giữ và phổ biến nhiều nguồn thông tin khác nhau. Đây là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác phục vụ bạn đọc tại trung tâm thông tin – thư viện học viện ngân hàng (Trang 28 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)