Các thành tố lòng tự trắc ẩn của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ giữa lòng tự trắc ẩn và mức độ trầm cảm của sinh viên một số trường đại học,cao đẳng thành phố hà nội (Trang 52 - 53)

3. Khái niệm cơ bản của đề tài

3.4. Khái niệm mối quan hệ giữa lòng tự trắc ẩn và mức độ trầm cảm của sinh viên

3.4.2. Các thành tố lòng tự trắc ẩn của sinh viên

Lòng tự trắc ẩn của sinh viên gồm sáu thành tố (3 cặp thành tố đối lập) cơ bản và đƣợc hiểu nhƣ sau:

- Nhân ái với bản thân và Chỉ trích bản thân:

Sinh viên thể hiện sự nhân ái với bản thân, mở rộng lòng tốt và sự hiểu biết cho chính mình thay vì tự phê bình và phán xét gay gắt. Sinh viên là lứa tuổi vừa đủ trƣởng thành để tự chịu trách nhiệm với những hành động của mình, nhƣng lại ở trên ngƣỡng cửa của những trải nghiệm mới đầy thách thức nên không thể tránh khỏi những thất bại, vấp ngã. Ngƣợc lại với những sinh viên đau khổ, tách biệt và

chỉ trích bản thân, sinh viên có lòng nhân ái với bản thân sẽ chấp nhận mình với điều chƣa hoàn hảo để giải quyết những sai trái và tiếp tục phấn đấu.

- Tính tƣơng đồng nhân loại và Tự cô lập:

Sinh viên có thể nhận ra những khó kh n, trải nghiệm thất bại của bản thân không chỉ có một mình trải qua bởi trong cuộc đời của m i ngƣời đều sẽ phải có những n i buồn tƣơng tự. Bản thân những trải nghiệm ngƣời sinh viên đó là một phần nhỏ trong tổng thể trải nghiệm của loài ngƣời thay vì tách biệt và cô lập bản thân. Một cái nhìn toàn diện sẽ giúp cho sinh viên bao dung với bản thân hơn, không tự đổ l i cho chính mình hay tự cô lập mình khỏi mọi ngƣời xung quanh mà đón nhận những chia sẻ, giúp đỡ của ngƣời khác.

- Chánh niệm và Đồng nhất quá mức:

Chánh niệm thể hiện ở việc sinh viên không lẫn lộn cảm xúc với suy nghĩ đau khổ mà nhận thức đƣợc chúng một cách cân bằng và bình thản. Sinh viên có thể kìm nén những cảm xúc tiêu cực để có những suy nghĩ sáng suốt mà không bị đồng nhất quá mức những phán xét tiêu cực, từ đó giảm bớt sự tự chỉ trích và gia t ng sự cảm thông với chính mình. Trong cuộc sống, chúng ta thƣờng không dừng lại để xem xét thực sự n i đau khi khó kh n ập đến, chúng ta dễ kìm nén thậm chí chỉ trích bản thân nhƣ mình là nguyên nhân của sự đau khổ.

Những khía cạnh của lòng tự trắc ẩn của sinh viên cũng đƣợc trải nghiệm khác nhau và khác biệt về mặt khái niệm, nhƣng chúng cũng có xu hƣớng tác động và tạo ra nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ giữa lòng tự trắc ẩn và mức độ trầm cảm của sinh viên một số trường đại học,cao đẳng thành phố hà nội (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)