Khái niệm mối quan hệ giữa lòng tự trắc ẩn và mức độ trầm cảm của sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ giữa lòng tự trắc ẩn và mức độ trầm cảm của sinh viên một số trường đại học,cao đẳng thành phố hà nội (Trang 57 - 60)

3. Khái niệm cơ bản của đề tài

3.4. Khái niệm mối quan hệ giữa lòng tự trắc ẩn và mức độ trầm cảm của sinh viên

3.4.5. Khái niệm mối quan hệ giữa lòng tự trắc ẩn và mức độ trầm cảm của sinh

sinh viên các trường ĐH, CĐ Hà Nội

Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi sử dụng khái niệm: Mối quan hệ giữa òng tự trắc ẩn và ức độ tr m c m củ sinh vi n à ức độ c thông trước

và nhìn nhận cởi mở những khó khăn của b n th n sẽ gi m mức độ tr m c và có kh năng khôi phục tốt hơn s u khi tr i qua những khó khăn và thất bại”.

Tiểu kết chƣơng 1

Lòng tự trắc ẩn bắt đầu đƣợc quan tâm nghiên cứu từ n m 2003 bởi Kristin D. Neff, sau đó đã đƣợc phổ biến và phát triển vô cùng rộng rãi thể hiện qua số lƣợng lớn các nghiên cứu về chủ đề này, trên nhiều quốc gia, thuộc nhiều nền v n hóa khác nhau. Tuy nhiên ở Việt Nam, đây vẫn là một đề tài khá mới và cần đƣợc nghiên cứu.

Lòng tự trắc ẩn của sinh viên là sự tự cảm thông trƣớc đau khổ hay bất hạnh của chính mình, đồng thời tiếp nhận n i đau, bất hạnh đó với lòng nhân ái, kiên nhẫn, bình thản và mong muốn sâu sắc làm dịu bớt đau khổ, bất hạnh đó. Lòng tự trắc ẩn của sinh viên cũng gồm 3 thành tố: Nhân ái với bản thân (self-kindness) - là sự thấu hiểu và thân ái với bản thân mình ở các tình huống đau buồn hay thất bại trong cuộc sống hơn là phán xét mình gay gắt và chỉ trích bản thân; Tính tƣơng đồng nhân loại (Common humanity) - là sự chấp nhận kinh nghiệm của mình là một phần trong kinh nghiệm rộng lớn của toàn nhân loại, thay vì cảm thấy điều mình trải qua là đơn độc và tách biệt; Chánh niệm (Mindfulness) - là sự nhận thức, sự quan sát các cảm giác tiêu cực và các suy nghĩ đau đớn một cách cân bằng hơn là đánh giá, phán xét chúng và đồng nhất quá mức với chúng.

Trầm cảm là trạng thái rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng giảm khí sắc, mất mọi quan tâm thích thú, giảm n ng lƣợng dẫn đến t ng sự mệt mỏi giảm hoạt động, phổ biến là t ng sự mệt mỏi sau một số cố gắng nhỏ, tồn tại trong một khoảng thời gian kéo dài, ít nhất là hai tuần. Theo DSM-IV, trầm cảm đƣợc chia làm 4 mức độ: không mắc, nh , vừa và nặng dựa trên số lƣợng và sự ảnh hƣởng của các triệu chứng trầm cảm.

Lòng tự trắc ẩn liên quan tích cực đến các chỉ số của cảm nhận hạnh phúc, khả n ng phục hồi cảm xúc và độ chính xác của sự tự đánh giá bản thân. Những

ngƣời có mức độ tự trắc ẩn cao thƣờng có tỉ lệ thấp hơn về khả n ng bị các bệnh về thần kinh và trầm cảm, và có mức độ hài lòng về cuộc sống cao hơn, kết nối xã hội và cảm nhận hạnh phúc chủ quan cũng cao hơn. Hơn nữa, những ngƣời có lòng tự trắc ẩn có khả n ng ứng phó lại cảm giác lo lắng sau khi trải qua stress, ngay cả sau khi lòng tự trọng của họ bị tổn thƣơng. Đồng thời, lòng tự trắc ẩn có liên quan mạnh mẽ hơn với sự tự chịu trách nhiệm cá nhân đối khi gây ra ảnh hƣởng tiêu cực trong một tình huống hơn là lòng tự trọng. Lòng tự trắc ẩn có thể xem nhƣ là một cách hiệu quả để ứng phó với những trải nghiệm gây khó kh n về cảm xúc. Nhìn chung, mức độ và các yếu tố cấu thành lòng tự trắc ẩn của khách thể sinh viên không có gì khác biệt so với những ngƣời trƣởng thành.

Sinh viên là những ngƣời trong độ tuổi 18 – 25, có tâm - sinh lý đều tƣơng đối hoàn thiện và đƣợc xem là thuận lợi nhất để phát triển cá nhân. Tuy nhiên, sự trƣởng thành về mặt xã hội và nhân cách phải xét nhƣ một quá trình có nhiều mức độ và có tính n ng động, chủ thể, cũng nhƣ phụ thuộc vào các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của m i cá nhân. Việc thay đổi môi trƣờng mới cũng nhƣ áp lực từ các hoạt động học tập, làm việc, các mối quan hệ xã hội đều tiềm ẩn các nguy cơ cao khiến sinh viên là đối tƣợng dễ mắc trầm cảm, vì vậy việc nghiên cứu mối liên hệ giữa lòng tự trắc ẩn và mức độ trầm cảm của sinh viên để có các biện pháp phòng ngừa và cải thiện mức độ trầm cảm là cần thiết.

CHƢƠNG II: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA LÒNG TỰ TRẮC ẨN VÀ MỨC ĐỘ TRẦM

CẢM CỦA SINH VIÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ giữa lòng tự trắc ẩn và mức độ trầm cảm của sinh viên một số trường đại học,cao đẳng thành phố hà nội (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)