Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ giữa lòng tự trắc ẩn và mức độ trầm cảm của sinh viên một số trường đại học,cao đẳng thành phố hà nội (Trang 60 - 63)

1.1. Mẫu nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu của đề tài và đặc điểm riêng của khách thế, chúng tôi tiến hành lựa chọn khách thể theo phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu thuận tiện. Do phạm vi đề tài yêu cầu khảo sát một lƣợng lớn khách thể trong một thời gian ngắn vì vậy để thu đƣợc kết quả đáp ứng đƣợc yêu cầu của đề tài, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện thông qua điều tra trực tuyến và phát bảng hỏi giấy ngẫu nhiên, đảm bảo tính khách quan, trung thực và mang tính đại diện cao. Cụ thể theo 2 bƣớc:

Bước 1: Chọn trƣờng. Chọn 7 trƣờng đại diện cho các khối ngành: xã hội, tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật, y dƣợc, nghệ thuật, giáo dục.

 Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân V n – Đại học Quốc Gia Hà Nội

 Đại học Khoa học Tự nhiên V n – Đại học Quốc Gia Hà Nội

 Cao Đẳng Nghệ Thuật Hà Nội

 Đại học Ngân Hàng

 Đại học Sƣ phạm

 Đại học Kinh tế Quốc Dân

 Học viện Quân Y

Bước 2: Liên hệ với sinh viên các trƣờng Đại học và Cao đẳng và phát bảng hỏi cho sinh viên thông qua việc phát trực tiếp và bảng hỏi trực tuyến phù thuộc vào thời gian và mong muốn của sinh viên.

Tuy nhiên với việc lựa chọn mẫu thuận tiện chúng tôi cũng gặp một số khó kh n và hạn chế trong việc quyết định nhóm khách thể theo giới tính do đặc thù của nhóm khách thể của chúng tôi tại các trƣờng ĐH, CĐ này số lƣợng nữ luôn nhiều hơn số

lƣợng nam và các khách thể nữ thoải mái và dễ dàng hơn trong việc giúp đỡ chúng tôi thực hiện bảng hỏi.

1.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát trực tuyến, theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, vào tháng 09/2019 trên khách thể sinh viên tại các trƣờng đại học, cao đẳng tại Hà Nội. Kết quả thu về 501 phiếu hợp lệ, đƣợc phân bổ theo các đặc điểm: khu vực, giới tính, quê quán, sinh viên n m, chuyên ngành, nơi ở hiện tại, kinh tế gia đình. Cụ thể nhƣ sau: Tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 120 24 Nữ 381 76 Quê quán Thành thị 204 40,7 Nông thôn 297 59,3

Sinh viên năm

N m 1 105 21 N m 2 105 21 N m 3 150 29,9 N m 4 141 28,1 Chuyên ngành KHXH&NV 76 15,2 KHTN 29 5,8 Kinh tế 267 53,3

Y dƣợc 27 5,4

CNTT 45 9,0

Giáo dục- Đào tạo 34 6,8

Nghệ thuật 23 4,6

Nơi ở hiện tại

Ký túc xá 66 13,2 Nhà trọ 262 52,3 Nhà ngƣời than 40 8,0 Ở cùng gia đình 110 22,0 Nhà riêng 23 4,6 Tình trạng kinh tế Giàu có 20 4,0 Khá giả 48 9,6 Bình thƣờng 388 77,4 Nghèo 45 9,0

Bảng 2.1: Phân bổ khách thể nghiên cứu theo đặc điểm nhân khẩu 1.3. Độ tin cậy của thang đo lòng tự trắc ẩn 1.3. Độ tin cậy của thang đo lòng tự trắc ẩn

Theo sự phân chia của Neff (2003b) ở thang đo lòng tự trắc ẩn (SC) gốc, thang đo SC đƣợc chia làm 6 thành tố chính: Nhân ái với bản thân (SK) đối lập với Tự chỉ trích (SJ), Tính tƣơng đồng nhân loại (CH) đối lập với Cô lập (IS) và Chánh niệm (MF) đối lập với Đồng nhất quá mức (OI). Tôi tiến hành chạy Cronbach’s Alpha của cả thang đo và lựa chọn loại bỏ item 12: Khi đang cố vƣợt qua giai đoạn khó kh n, tôi biết tự ch m sóc và yêu thƣơng bản thân mình (α = 0,10 > alpha tổng) sau đó tiến hành chạy lại độ tin cậy với 25 items và thu đƣợc kết quả với mức ý

nghĩa cao là α =0,91. Sau khi đảo điểm các item thuộc các thành tố mang tính tiêu cực (SJ, IS, OI), các thành tố trên đƣợc phân bố vào 3 thành tố chính: Nhân ái với bản thân (SK_SJ), Tính tƣơng đồng nhân loại (CH_IS), Chánh niệm (MF_OI) Để kiểm tra độ tin cậy của thang đo lòng tự trắc ẩn (SC) cũng nhƣ các thành tố trong thang đo, tôi kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha và ra đƣợc kết quả nhƣ sau:

Thang đo/tiểu thang đo Số mệnh đề α M SD

Lòng tự trắc ẩn (SC) 25 0,91 3,48 0,45

Nhân ái với bản thân – Tự chỉ trích (SK_SJ) 9 0,76 3,45 0,54 Tính tƣơng đồng nhân loại – Tự cô lập (CH_IS) 8 0,77 3,50 0,56 Chánh niệm – Đồng nhất quá mức (MF_OI) 8 0,76 3,44 0,61

Ghi chú: α - Độ tin cậy; M – Điể trung bình; SD – Độ ệch chuẩn

Bảng 2.2: Hệ số Alpha (α) của thang đo tự trắc ẩn

Nhƣ vậy, kết quả cho thấy, thang đo lòng tự trắc ẩn và 3 thành tố khi áp dụng với nhóm khách thể có độ tin cậy cao và có ý nghĩa, với hệ số Cronbach’s Alpha của SC bằng 0,91 và 3 thành tố còn lại lần lƣợt là 0,76; 0,77; 0,76.

1.4. Độ tin cậy của thang đo trầm cảm

Để kiểm tra độ tin cậy của thang đo trầm cảm, tôi tiến hành kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha và thu đƣợc kết quả nhƣ sau

Thang đo Số mệnh đề α M SD

Trầm cảm 21 0,90 15,06 11,00

Bảng 2.3: Hệ số Alpha (α) của thang đo trầm cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ giữa lòng tự trắc ẩn và mức độ trầm cảm của sinh viên một số trường đại học,cao đẳng thành phố hà nội (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)