Tiến trình ứng dụng mô hình CTXH nhóm trong nâng cao kiến thức và kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội nhóm trong nâng cao kiến thức và kỹ năng giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật (Trang 84 - 140)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

3.2 Thành lập nhóm và tiến trình ứng dụng mô hình công tác xã hội nhóm

3.2.2 Tiến trình ứng dụng mô hình CTXH nhóm trong nâng cao kiến thức và kỹ

thức và kỹ năng GDG cho TKT tại Trung tâm

Thông qua quá trình tìm hiểu, quan sát, điều tra, phỏng vấn; vấn đề nhóm thân chủ gặp phải đó là muốn nâng cao kiến thức và kỹ năng GDGT.

Xác định nhu cầu của nhóm thân chủ: nhu cầu lớn nhất củ nhóm thân chủ là nâng cao kiến thức và kỹ năng GDGT. Tuy nhiên sau quá trình tìm hiểu và phỏng vấn nhóm viên trẻ khuyết tật có thể nhận thấy thân chủ cần được hỗ trợ cả về mặt tâm lý và xã hội. Nhu cầu về mặt tâm lý đó là được giao tiếp, tiếp xúc, được quan tâm, chia sẻ với mọi người đặc biệt là NVCTXH.

Bên cạnh những nhu cầu về tâm lý là những nhu cầu về mặt xã hội: Đặc biệt các em cũng mong muốn được học tập, được vui chơi và giải trí như những người bình thường khác. Đó là những nhu cầu hoàn toàn chính đáng mà các em xứng đáng được tôn trọng. Do vậy, việc thành lập nhóm dựa trên

những nhu cầu của thân chủ góp phần quan trọng trong việc duy trì và phát triển nhóm về sau. Đây cũng là cơ sở để nhóm hoạt động và phát triển tốt.

3.2.2.1. Giai đoạn 1. Chuẩn bị thành lập nhóm

- Xác định mục đích hỗ trợ nhóm: nhằm chia sẻ, nâng cao kiến thức và kỹ năng GDGT cho TKT tại Trung tâm. Cụ thcể như sau:

+ Tạo môi trường để các em khuyết tật chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau vượt qua sự ngại ngùng và xấu hổ;

+ Tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ; + Tư vấn những vấn đề về GDGT

+ NSCNMT được trang bị kỹ năng chia sẻ, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình, thuyết phục, giải quyết vấn đề và kỹ năng vượt qua khủng hoảng; + Nâng cao khả năng hòa nhập với xã hội, tạo môi trường thuận lợi để các em có thể cởi mở và thân thiện hơn khi nói về hoạt động GDGT

- Xác định hoạt động hỗ trợ nhóm.

+ Tổ chức 06 buổi sinh hoạt, giữa các em khuyết tật với nhau, giữa NVCTXH với các em khuyết tật, Các chủ đề chia sẻ tập trung chủ yếu vào các kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, giải quyết vấn đề; chia sẻ những câu chuyện thực tế, những vấn đề thiếu hụt của bản thân trong vấn đề nâng cao kiến thức và kỹ năng GDGT. Đồng thời chia sẻ cho nhau những phương pháp, cách thức để có thể tiếp thu những kiến thức và kỹ năng GDGT một cách hiệu quả nhất

+ Tổ chức các hoạt động sắm vai như: Từ đó giúp họ có những kỹ năng cần thiết để tiếp thu những kiến thức về GDGT.

+ Thông qua các buổi hoạt động nhóm, cùng với sự chia sẻ của những người trong cuộc sẽ giúp các em khuyết tật kiềm chế được cảm xúc, những mặc cảm, tự ti, ngại ngùng của mình dần hình thành những suy nghĩ tích cực về bản thân và có cái nhìn cởi mở hơn về giới tính và về bạn khác giới.

- Xác định loại hình nhóm

Trong quá trình vận hành mô hình can thiệp của CTXH nhóm nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng GDGT cho các em khuyết tật, tác giả lựa chọn mô hình nhóm hỗ trợ tư vấn - một hình thức nhóm phổ biến. Việc ứng dụng CTXH nhóm ở những loại hình nhóm nói chung và nhóm hỗ trợ tư vấn nói riêng với mục đích tạo điều kiện để mỗi cá nhân khi tham gia nhóm sẽ có cơ hội, điều kiện để tự nhìn nhận, đánh giá về bản thân, học tập và chia sẻ kinh nghiệm qua các hoạt động được tham gia.

Tại đây, mỗi cá nhân sẽ có cơ hội được tăng cường khả năng đồng cảm với người khác, phát triển các mối quan hệ tương tác có hiệu quả hơn, đồng thời tăng cường sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau.

Khi tham gia nhóm, cá nhân sẽ được giải thích vì sao nhóm lại được hình thành. Từ đó giúp họ nhìn nhận được giá trị của bản thân và giá trị của việc hình thành nhóm. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với mỗi cá nhân trẻ khuyết tật. Giúp họ tự tin và cởi mở hơn.

Mô hình nhóm hỗ trợ thuộc trong nhóm mô hình phát triển, là một trong ba mô hình tiếp cận của CTXH nhóm. Mô hình phát triển được lựa chọn và ứng dụng với nhóm trong đó các thành viên có nhu cầu nâng cao hiểu biết, nhận thức, thông tin, năng lực để có thể tự mình giải quyết quyết các vấn đề đặt ra cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Mô hình phát triển nhấn mạnh yếu tố tạo ra môi trường với những cơ hội, điều kiện để các thành viên chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, tích cực thay đổi suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Mô hình này đưa ra những giải pháp, thực hành kỹ năng, vận dụng thực tế đời sống và giải quyết những vấn đề gặp phải. Mô hình này có thể được thực hiện độc lập với những đối tượng xác định. Mô hình này nhấn mạnh sự tự hoàn thiện của mỗi thành viên trong nhóm.

Vì vậy, đây được xem là mô hình hữu ích và là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ thành công của CTXH nhóm đối với trẻ khuyết tật. Mô hình này ứng dụng phổ biến với các đối tượng có nhu cầu cần nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó với các vấn đề nan giải, những bất thường, những mâu thuẫn xảy ra trong cuốc sống. Nhấn mạnh sự tự nhận thức, tự xử lý tình huống dựa trên sự hiểu biết, phân tích, đánh giá, ra quyết định, thực hiện hành động, giải pháp của mỗi cá nhân. Do đó, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng liên quan tới việc xây dựng mô hình hỗ trợ nâng cao kiến thúc và kỹ năng GDGT cho trẻ khuyết tật nhằm mang lại hiệu quả một cách tốt nhất.

Với vai trò là người điều phối nhóm, nhân viên công tác xã hội trong giai đoạn này cần thực hiện một số công việc như:

• Tổ chức giới thiệu nhau, giúp hình thành mối liên lạc quen biết ban đầu và thu hút nhau và làm cho sự tham gia tích cực hơn.

• Trình bày lý do nhóm được thành lập và mục đích của nhóm theo cách nhìn của cơ sở và của nhân viên xã hội, cho phép nhóm viên trình bày quan điểm của họ.

• Cùng với nhóm là rõ các mong đợi về việc tại sao họ đến đây, họ thích làm gì và hy vọng đạt được cái gì ở nhóm.

• Thảo luận về một thỏa thuận về phương cách cùng nhau làm việc và đặt ra các quy tắc nhóm.

• Thảo luận với nhóm về chương trình hoạt động và phương pháp thực hiện và dự kiến cho nội dung buổi họp tiếp sau.

• Cho nhóm biết rõ NVCTXH hy vọng làm việc với nhóm như thế nào và vai trò của mình sẽ ra sao.

• Bắt đầu thiết lập văn hóa nhóm (ví dụ: Hệ thống tương thân tương ái và chia sẻ).

• Thiết lập các quy tắc nhóm • Đặt ra những giới hạn

• Xác định hệ tống thưởng phạt

• Đặt ra một số tiêu chuẩn của công việc • Phân công và giao trách nhiệm

Điều này không những giúp cho các thành viên trong nhóm tôn trọng quy tắc nhóm, nghiêm túc khi thực hiện các hoạt động mà còn mang lại cảm giác an tâm, tin tưởng khi tham gia nhóm.

* Xây dựng kế hoạch - dự thảo chương trình hoạt động của nhóm

Trước tiên việc lên kế hoạch các hoạt động cần phải dựa trên các cơ sở sau: - Nhu cầu và mục tiêu của nhóm: chung và riêng

- Các giai đoạn phát triển của nhóm - Môi trường sinh hoạt

- Đặc điểm của đối tượng

Đặc biệt, trước khi lên kế hoạch các hoạt động và để các hoạt động có thể đóng vai trò làm nền cho tiến trình thay đổi, NVCTXH cần cùng với nhóm thân chủ đưa định hướng dựa trên các nhu cầu, mong đợi của các thành viên trong nhóm, và dựa trên mục tiêu để xây dựng kế hoạch hoạt động. Mọi thành viên nhóm cần phải hiểu mục tiêu như nhau để có sự gắn kết trong nhóm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là để có sự hòa nhập sau khi có sự đồng thuận về:

- Tại sao chúng ta ở đây?

- Chúng ta cần làm gì? (Xác định các hoạt động) - Chúng ta làm như thế nào?

- Chúng ta cần đạt những gì?

NVCTXH hỗ trợ nhóm lựa chọn và triển khai các hoạt động. Với rất nhiều các vai trò khác nhau, NVCTXH thực hiện một số các công việc hỗ trợ nhóm như: chọn một hoạt động, lên kế hoạch, khởi đầu, dạy, hỗ trợ, điều

chỉnh, điều quan trọng là tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. Trong đó, các hoạt động phải là những cơ hội khen thưởng để các thành viên tham gia có phản ứng một cách tích cực.

Việc xây dựng kế hoạch, dự thảo chương trình hoạt động của nhóm là kết quả của buổi gặp mặt nhanh giữa các thành viên trong nhóm, cùng tìm hiểu nhu cầu, xác định mục tiêu, mục đích của nhóm. Cụ thể như sau:

Thời gian Hoạt động Ngƣời thực

hiện

Nguồn

lực Địa điểm Bƣớc 1: Chuẩn bị thành lập nhóm

14/9/2017 - Gặp gỡ và làm việc với Lãnh đạo Trung tâm để thống nhất nội dung công việc NVXH muốn triển khai thực hiện. - NVXH -Giám đốc Trung tâm Phòng làm việc của lãnh đạo Trung tâm 18/9/2017 Làm việc với bộ phận chuyên môn

-Gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm để trao đổi, tìm hiểu về các trẻ trong nhóm từ đó quan sát và lựa chọn nhóm đối tượng. -Tiếp cận và làm quen nhóm đối tượng. Tìm hiểu vấn đề, đặc điểm và những khó khăn của nhóm đối tượng thông qua quan sát giờ học trên lớp, qua hồ sơ của TC, qua các hoạt động sinh hoạt vui chơi

- NVXH -Giáo viên chủ nhiệm - Trẻ khuyết tật Nội lực và ngoại lực. Tại lớp học văn hóa;

với bạn bè…từ đó xác định được nhu cầu của nhóm thân chủ.

-Tiến hành sàng lọc các vấn đề cần được trợ giúp, can thiệp.

-Xác định mục đích, mục tiêu của nhóm và phương pháp can thiệp.

24/9/2017 -Quan sát và đánh giá nhận thức và kỹ năng GDGT trước khi can thiệp thông qua “Bảng tiêu chí đánh giá và cách cho điểm” - NVXH - Giáo viên chủ nhiệm - Trẻ khuyết tật - Người chăm sóc Nội lực và ngoại lực Tại lớp học văn hóa;

27/9/2017 Xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh để can thiệp, trợ giúp trẻ nâng cao kiến thức và kỹ năng với nội dung và phương pháp phù hợp với nhận thức và khả năng của từng trẻ. - NVXH - Giáo viên chủ nhiệm - Hội trường Trung tâm

03/10/2017 -Gặp gỡ Lãnh đạo Trung tâm để trao đổi về kế hoạch trợ giúp và xin ý kiến được sử dụng các nguồn lực của Trung tâm để thực hiện kế hoạch.

-NVXH -Giám đốc Trung tâm Phòng Giám đốc trung tâm

Bước 2: Nhóm bắt đầu hoạt động

13/10/2017 -Tổ chức buổi sinh hoạt nhóm thứ nhất nhằm mục đích.

- Làm quen tạo sự gần gũi và giới thiệu các thành viên trong nhóm.

-Thông báo lý do thành lập nhóm

- Cùng với các nhóm viên xác định lại mục đích, mục tiêu hoạt động nhóm lại một lần nữa để thống nhất các nội dung.

- Thảo luận đưa ra những nội quy, quy định và nguyên tắc hoạt động của nhóm.

- Giúp các nhóm viên cảm nhận được rõ ràng mình là một phần của nhóm.

- Định hướng phát triển của nhóm và dự báo về những khó khăn, cản trở trong tiến trình. -Nhân viên CTXH. - Nhóm học được lựa chọn - Giáo viên, Nội lực và ngoại lực Tại lớp học

Bước 3: Can thiệp/Thực hiện nhiệm vụ (từ ngày 15/9 đến ngày 29/12)

27/10/2017 Buổi sinh hoạt nhóm thứ 2.

Mục tiêu: Dưới sự hướng dẫn và trợ giúp của NVXH thân chủ biết được những kiến thức về tuổi dậy thì và những biểu hiện của tuổi dậy thì.

-NVXH -Giáo viên chủ nhiệm - 05 nhóm viên Nội lực và ngoại lực Tại phòng lớp học

03/11/2017 Buổi sinh hoạt nhóm thứ 3.

Mục tiêu: Tiếp tục thực nghiệm nâng cao kỹ năng tuổi dậy thì và những biểu hiện của tuổi dậy thì.

-NVXH -Giáo viên chủ nhiệm - 05 nhóm viên Nội lực và ngoại lực Tại phòng lớp học

10/11/2017 Buổi sinh hoạt nhóm thứ 4.

Mục tiêu: NVCTXH cùng nhóm thân chủ trao đổi những kiến thức về vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên. - Các thành viên trong nhóm. - NVXH - Giáo viên chủ nhiệm Nội lực và ngoại lực Tại phòng lớp học

17/11/2017 Buổi sinh hoạt nhóm thứ 5.

Mục tiêu: Sau buổi thực nghiệm thân chủ có thêm kỹ năng về sức khỏe sinh sản vị thành niên - Các thành viên trong nhóm. - NVXH - Giáo viên chủ nhiệm Nội lực và ngoại lực Tại phòng lớp học

24/11/2017 Buổi sinh hoạt nhóm thứ 6.

Mục tiêu: Sau khi thực nghiệm thân chủ được trang bị thêm kiến thức về quấy rối tình dục - Các thành viên trong nhóm. - NVXH - Giáo viên chủ nhiệm Nội lực và ngoại lực Tại phòng lớp học

08/12/2017 Buổi sinh hoạt nhóm thứ 7.

Mục tiêu: Sau khi thực nghiệm thân chủ được trang bị thêm kỹ năng về phòng chống quấy rối tình dục - Các thành viên trong nhóm. - NVXH - Giáo viên chủ nhiệm Nội lực và ngoại lực Tại phòng lớp học.

Bước 4: Lượng giá và kết thúc hoạt động

- Lãnh đạo nhóm: Thời gian đầu thành lập nhóm, do còn nhiều bỡ ngỡ và lạ lẫm nên NVCTXH sẽ tham gia hỗ trợ điều phối nhóm cùng với trưởng nhóm, qua quá trình hoạt động, cùng với sự cọ xát, thấu hiểu lẫn nhau trưởng nhóm sẽ chủ động các hoạt động với các thành viên của nhóm.

- Địa điểm sinh hoạt nhóm: Trung tâm Nuôi dưỡng người có công và bảo trợ xã hội Bắc Ninh.

- Thời gian sinh hoạt nhóm: Đảm bảo thời gian sinh hoạt phù hợp. Thời gian sinh hoạt có thể linh động và thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế và quan trọng nhất là cần có sự thống nhất giữa các thành viên trong nhóm. Việc sinh hoạt nhóm diễn ra trong vòng 07 tuần, các buổi sinh hoạt sẽ cố định vào thứ 7 hoặc chủ nhật hàng tuần. Nếu có sự thay đổi về lịch sinh hoạt thì nhóm trưởng có trách nhiệm thông báo lại thời gian và địa điểm sinh hoạt cho các thành viên trong nhóm.

3.2.2.2. Giai đoạn 2. Triển khai hoạt động nhóm.

* Buổi 1 (ngày 13 tháng 10 năm 2017).

Địa điểm phòng lớp học, được trang bị máy chiếu và những tranh ảnh, giáo cụ trực quan phục vụ cho công tác giảng dạy GDGT mà NVCTXH cùng cô giáo đã chuẩn bị, và đây sẽ là phòng sinh hoạt nhóm của các buổi tiếp theo.

Thành phần: NVCTXH, giáo viên và 05 thành viên nhóm.

Mục tiêu của buổi sinh hoạt: Tìm hiểu các thông tin của từng cá nhân thành viên nhóm như: độ tuổi, quê quán, địa chỉ, sở thích, họ tên, điểm mạnh điểm yếu của mỗi thành viên. Qua đó có thể làm quen, cùng xác định quy định nhóm, xác định được nhu cầu mong muốn của từng thành viên nhóm.

* Nguyễn Phúc Sơn, Năm nay 14 tuổi, khuyết tật nghe nói, Quê quán: Phường Đồng Quang –Huyện Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh. Là con duy nhất trong gia đình , bố và mẹ của Sơn đều làm công nhân khu công nghiệp Tiên Sơn. Thích xem bóng đá và ăn bim bim. Ngại nói về giới tính, chưa có người yêu.

* Nguyễn Đắc Thịnh; Năm nay 12 tuổi; khuyết tật nghe nói, Quê quán: Phường Đình Bảng – TX. Từ Sơn – Bắc Ninh; Là con thứ 2 trong gia đình có chị em, chị đang học lớp 12 trường Lý Thái Tổ, bố mẹ làm ruộng. Thích xem phim hoạt hình và chơi đá cầu. Thích chơi với con trai.

* Chử Thị Trang Nhung; Năm nay 13 tuổi; khuyết tật nghe nói, Quê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội nhóm trong nâng cao kiến thức và kỹ năng giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật (Trang 84 - 140)