Nhãn quan của Lãnh đạo, giáo viên và ngƣời làm công tác quản lý tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội nhóm trong nâng cao kiến thức và kỹ năng giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật (Trang 76 - 78)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.3 Nhãn quan của Lãnh đạo, giáo viên và ngƣời làm công tác quản lý tạ

lý tại Trung tâm

Nhãn quan lãnh đạo Trung tâm chính là tầm nhìn, là khả năng nhận thức và đánh giá vấn đề được thể hiện qua bảng số liệu 2.13

Bảng 2.13. Thái độ của những người được hỏi liên quan đến GDGT

Phƣơng án ngƣời trả lời

Ban GĐ (1) Thầy cô giáo (30) Bạn bè (30) Ngƣời quản lý (10) SL % SL % SL % SL %

Phân tích giảng giải cặn kẽ 5 16,7 9 30 5 50 Đưa ra những nét khái quát

nhất 1 100 8 26,7 5 16,7 3 30

Trả lời qua loa 7 23,3 6 20

Không trả lời 4 13,3

Ý kiến khác 10 33,3 6 20 2 20

Qua số liệu khảo sát cho ta thấy : với ban GĐ khi được hỏi về vấn đề GDGT cho trẻ khuyết tật họ đưa ra những nét khái quát nhất chiếm tỷ lệ 100%, chưa thực sự đi sâu cụ thể vào nội dung GDGT hay đối tượng cụ thể, hoàn cảnh cụ thể, cái này cũng thể hiện người lãnh đạo nắm các vấn đề chung không đi sâu vào chuyên môn. Lãnh đạo ở các cơ sở xã hội Nhà nước thường thì tầm nhìn, nhận thức của họ về vấn đề GDGT bị ảnh hưởng khá lớn bởi các văn bản pháp luật của Nhà nước từ trên ban hành xuống; về nhận thức và định hướng phát triển của cơ quan họ cũng nằm trong hệ thống đó. Với đội ngũ giáo viên có ý kiến trả lời khác là cao nhất chiếm tỷ lệ 33,3%, họ đưa ra quan điểm riêng của họ về GDGT cho trẻ khuyết tật và đưa ra những khó khăn về cơ sở vật chất cũng như đường lối, chính sách của ban lãnh đạo, những hạn

chế trong tiếp thu kiến thức với trẻ khuyết tật. 26,7% đưa ra những nét khái quát nhất, 16,7% phân tích giảng giải cặn kẽ. Số giáo viên này rất muồn tièm hiểu vấn đề và muốn có được giài pháp tốt nhất cho bộ môn này, số trả lời qua loa tương đối cao chiếm 23,3%. Điều này cho thấy số giáo viên không quan đến bộ môn này tương đối cao hoặc có thể họ thấy khó để có thể dạy bộ môn này có kết quả tốt. Với nhóm bạn bè phân tích giảng giải cặn kẽ chiếm tỷ lệ cao nhất 30%, điều này cho thấy họ rất quan tâm đến GDGT, sau đó là trả lời qua loa và ý kiến khác chiếm 20%, không trả lời là 13,3% họ không thấy được sự tồn tại của GDGT ở Trung tâm hoặc họ có thể không quan tâm, 16,7 % số người này đưa ra những nét khái quát nhất. Với nhóm những người làm công tác quản lý đối tượng, họ là những người gând gũi với sinh hoạt của đối tượng họ có những phân tích giảng giải cặn kẽ chiếm tỷ lệ 50%, điều này cho thấy họ rất quan tâm đến vấn đề GDGT cho đối tượng vì điều đó mang đến cuộc sống lành mạnh và tự tin hơn cho đối tượng giúp cho công tác quản lý cũng dễ dàng hơn, 30% đưa ra những nét khái quát nhất và 20% đưa ra câu trả lời khác. Điều này cho thấy họ sẽ là đội ngũ hỗ trợ tích cực trong việc nâng cao kiến thức và kỹ năng GDGT cho trẻ khuyết tật tại Trung tâm.

2.4 Đối tượng, gia đình của trẻ khuyết tật trong việc nâng cao kiến thức và kỹ năng GDGT

* Yếu tố bản thân trẻ khuyết tật

Do ảnh hưởng của khuyết tật nói chung đã làm giảm đáng kể sự phát triển ngôn ngữ và hoạt động giao tiếp của TKT trên nhiều bình diện. Sự phát triển trí tuệ gồm sự phát triển về khả năng nhận thức, tưởng tượng, trí nhớ, ý thức, sự phát triển khả năng tư duy trìu tượng và khả năng đánh giá. Khi trẻ xhậm phát triển, tức là khả năng sử dụng công cụ chủ yếu trong giao tiếp của trẻ rất hạn chế. Trẻ thường mất nhiều thời gian để tiếp nhận và biểu đạt thông tin. Chính điều này khiến TKT luôn tự ti, rụt rè trong giao tiếp và cũng khiến

cho việc truyền đạt kiến thức cho các em mất nhiều thời gian và phải có phương pháp.

Trong quá trình giao tiếp với trẻ, cần phải hết sức tôn trọng trẻ thông qua việc luôn tin tưởng vào khả năng giao tiếp của trẻ, điều chỉnh trình độ giao tiếp của giáo viên phù hợp với khả năng giao tiếp của trẻ. Điều này sẽ khích lệ trẻ tự tin vào khả năng của bản thân và sẽ tiếp thu những kiến thức hình thành kỹ năng mới, giúp trẻ hòa nhập tốt hơn.

* Yếu tố gia đình trẻ

Gia đình, người thân của TKT với vai trò là tổ ấm, nguồn động viên, an ủi, chỗ dựa tinh thần lớn nhất đối với trẻ.

Thực tế cho thấy những TKT có gia đình hạnh phúc, các thành viên trong gia đình quan tâm, động viên giúp đỡ, tạo điều kiện hỗ trợ thì các em sẽ vui vẻ, cởi mở hơn và khả năng tiếp cận thông tin sẽ tốt hơn, điều chỉnh hành vi sẽ nhanh hơn những bạn khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội nhóm trong nâng cao kiến thức và kỹ năng giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)