Thực trạng kiến thức về giáo dục giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội nhóm trong nâng cao kiến thức và kỹ năng giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật (Trang 64)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.2 Thực trạng kiến thức và kỹ năng giáo dục giới tính của trẻ khuyết tật tạ

2.2.1 Thực trạng kiến thức về giáo dục giới tính

Kiến thức là những gì các em được tích lũy trong cuộc sống, thông qua giáo dục hoặc quá trình trải nghiệm cuộc sống.

Khảo sát những nội dung của GDGT mà các em đang được học cho chúng ta thấy được thực trạng kiến thức về GDGT của các em học sinh tại Trung tâm được thể hện qua bảng số liệu 2.3

Bảng 2.3: Đánh giá thực trạng kiến thức về giáo dục giới tính mà các em đang được học

TT Nội Dung Thống kê

Số lƣợng Tỷ lệ %

A GD về mối quan hệ xã hội theo giới của mỗi cá nhân

1 Quan hệ bạn bè và bạn khác giới 40 67

B Những kiến thức về sự phát triển của giới nam và giới nữ

1 Tuổi dậy thì và những biểu hện 10 17 2 Sức khỏe sinh sản vị thành niên 5 8

3 Ý kiến khác 5 8

Tổng 60 100

( Nguồn: khảo sát của đề tài, năm 2018)

Nhìn vào bảng chúng ta có thể nhận thấy đa số 67% các em được hỏi về nội dung GDGT mà các em được học ở Trung tâm là kiến thức về mối quan hệ bạn bè và bạn khác giới. Trong khi đó chỉ có 17% số em được hỏi cho rằng các em đã được học kiến thức về tuổi dậy thì và những biểu hiện của tuổi dậy

thì. Số trẻ được học kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên chỉ chiếm 8%, các ý kiến khác cũng chiếm 8% (đề cập đến vấn đề quấy rối tình dục) trong tổng số trẻ được hỏi. Như vậy số trẻ trong Trung tâm gần như chỉ mới được tiếp cận với những kiến thức hết sức cơ bản về GDGT.

Như vậy mục tiêu của GDGT là chuẩn bị cho tuổi mới lớn về tâm lý trước phát triển sinh lý, về nhận thức để định hình nhân cách, tạo sức mạnh nội tâm đề kháng trước những bùng nổ giới tính của bản năng có thể gây hại cho bản thân, xung quanh. Lứa tuổi mới lớn có những biến đổi và khác biệt giữa em trai và em gái do các hocmon từ các tuyến sinh dục gây ra. Những kỹ năng giao tiếp trong quan hệ giữa bạn trai, bạn gái ở tuổi VTN, hay những ứng xử giữa cha mẹ và anh em trong gia đình, những hiểu biết sâu sắc các giá trị của tình bạn, tình yêu; giáo dục bạn trai biết tự trọng, tôn trọng bảo vệ bạn gái, có bản lĩnh biết tự kiềm chế để chứng minh cho một tình yêu lành mạnh nếu nó chớm nở; giáo dục kỹ năng phòng vệ trước các áp lực nội tại đến từ hai phía, đặc biệt giáo dục kỹ năng phòng vệ cho các em gái, và rất nhiều nội dung khác xoay quanh tâm lý giới tính tuổi mới lớn giúp các em tự tin, tự chủ, tự hoàn thiện nhân cách, tự nhận thức để thay đổi hành vi, vững vàng nói “không” trước cám dỗ của bản năng ở độ tuổi phát dục những điều này là rất cần thiết để trang bị cho các em khi bước vào tuổi mới lớn.

2.2.2 Những vấn đề trong chương trình giáo dục giới tính mà các em quan tâm và cần phải đi sâu hơn nữa

Khảo sát về mong muốn của các em về những kiến thức cần được trang bị được kết quả qua số liệu bảng 2.4

Bảng 2.4: Mong muốn của các em học sinh cần trang bị những kiến thức và kỹ năng về giáo dục giới tính

TT Nội Dung

Thống kê Số

lƣợng Tỷ lệ %

1 Tuổi dậy thì và những biểu hện của tuổi dậy thì 37 62 2 Sức khỏe sinh sản vị thành niên 11 18 3 Quấy rối tình dục 12 20

Tổng 60 100

( Nguồn: khảo sát của đề tài, 2018)

Qua tổng hợp ý kiến của các em học sinh khuyết tật tại Trung tâm có đến 62% trong tống số các em được hỏi ý kiến mong muốn được học những kiến thức liên quan đến tuổi dậy thì, các em đang chớm tuổi dậy thì do vậy các em cần được biết dậy thì là gì, những thay đổi của cơ thế ở tuối dậy thì, đặc biệt tập trung vào vấn đề kinh nguyệt/mộng tinh; những dấu hiệu nào giúp nhận biết chu kì kinh nguyệt sắp đến và cần chuấn bị những gì đế tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra; những biểu hiện nào thường gặp trong chu kì kinh nguyệt và cách vệ sinh bộ phận sinh dục trong những ngày kinh nguyệt; cần theo dõi chu kì kinh nguyệt như thế nào đế phát hiện ra những điều bất thường về nội tiết của cơ thể.

Đối với kiến thức sinh sản và sức khỏe sinh sản vị thành niên Có đến 18% trẻ cho rằng cần cung cấp cho các em những kiến thức về cấu tạo cơ quan sinh sản của cơ thể mình và bạn khác giới, những biểu hiện như thế nào là bất thường của cơ quan sinh sản, xây dựng những thói quen vệ sinh để bảo vệ hệ sinh dục, những kiến thức về quan hệ tình dục an toàn. 20% Các em muốn được biết những biểu hiện của quấy rối tình dục là gì, những biện pháp

để phòng tránh bị quấy rối tình dục; Các em cần được chuẩn bị cho mình những kiến thức và kỹ năng để tự chăm sóc và bảo về mình.

Biểu đồ 2.5: Tác dụng của việc học giáo dục giới tính tại Trung tâm

Khách thể

Tác dụng

Trẻ khuyết tật (60) Số lƣợng Tỉ lệ %

1.Biết đặc điểm tâm- sinh lý tuổi mới lớn 12 20

2.Biết cách giao tiếp với bạn bè khác giới. 42 70

3. Phòng tránh xâm hại 3 5 4. Biết cách phòng tránh thai 1 1,7

5. Quấy rối tình dục 2 3,3

( Nguồn: khảo sát của đề tài, 2018)

Qua khảo sát cũng như phỏng vấn sâu, phần lớn TKT cho rằng tác dụng của việc học giới tính tại Trung tâm đã cho các em “biết cách giao tiếp với bạn bè khác giới (70%). Ơ các nội dung khác, sự hiểu biết của các em chưa cao như “biết cách phòng tránh thai” (1,7%), “biết đặc điểm tâm – sinh lý tuổi mới lớn” (20%). Sở dĩ như vậy là do đặc điểm lứa tuổi, các emchưa quan tâm nhiều về các nội dung này nên chưa đi sâu tìm hiểu tác dụng của các bài có nội dung GDGT. Trong số nhũng nội dung trên, tỉ lệ các em biết cách phòng tránh xâm hại tình dục (chỉ chiếm 5%) là một con số đang lo ngại và vấn đề quấy rối tình dục chỉ có 3,3%.

Khi các em không được giáo dục đầy đủ, kém hiếu biết về giới tính, những đặc điếm đó, nhất là một số bản năng, dễ đưa họ vào các tệ nạn xã hội, từ đó sa vào vòng tội lỗi, trở thành những phần tử phá hoại xã hội. Sự kém hiểu biết trong quan hệ giới tính cũng dẫn tới những hành vi cử chỉ thiếu văn

hóa, vi phạm đạo đức xã hội. Họ thường nói năng thô tục, ăn nói mất lịch sự nơi công cộng, phá rối trật tự xã hội.

Bảng 2.6: Nguồn tìm hiểu giáo dục giới tính của trẻ khuyết tật

Khách thể

Chia sẻ, nguồn tìm hiểu

Trẻ khuyết tật (60) Số lượng Tỉ lệ % 1.Bố mẹ 2 3,3 2.Thày cô 4 6,7 3. Bạn bè 7 11,7 4. Internet, sách báo 47 78,3

( Nguồn: khảo sát của đề tài, 2018)

Thông qua kết khảo sát, ta có thể nhận ra rằng, đa số các em (78,3%) chia sẻ những vấn đề về GDGT thường tìm đến sự lựa chọn là internet hay sách báo, để tự tìm hiểu những thay đổi trong sinh lý, tâm lý và cơ thể. 11,7% trả lời là biết về giới tính qua bạn bè, qua thầy cô chiếm tỷ lệ 6,7% và qua bkhi được hỏi điều gì khiến ố mẹ chiếm 3,3%. Đa số các em được hỏi sao không tâm sự những vấn đề về GDGT đối với thầy cô hoặc bố mẹ thì các em cho rằng rất ngại ngùng, sợ bị đánh giá và đôi khi hỏi bố mẹ hoặc thầy cô thường được nhận câu trả lời không được đầy đủ, qua loa hoặc lảng tránh.

Từ kết quả khảo sát tác giả nhận thấy đa số các em tìm hiểu kiến thức GDGT thông qua bạn bè và các em tìm hiểu thêm qua internet. Điều này cho thấy sự tác động rất lớn của các phương tiện truyền thông đến nhận thức của trẻ. Bởi ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin. Nên rất dễ dàng cho các em tiếp cận thông tin liên quan đến giới tính. Không thể phủ nhận được vai trò to lớn của thông tin truyền thông, nhưng nó cũng tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro bởi ngày càng có quá nhiều thông tin tràn ngập trên các mặt báo, tạp

chí. Internet...nếu các em không biết chọn lọc các thông tin chính thống cũng sẽ mang đến nhiều nguy cơ, hậu quả không chỉ cho các em mà ngay cả các bậc phụ huynh. Qua những số liệu thu thập được tôi nhận thấy rằng việc tiếp cận các thông tin giới tính của các học sinh là còn rất thụ động và hạn chế.

Bảng 2.7: Môi trường dạy giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật.

Khách thể

Môi trƣờng

Trẻ khuyết tật (60) Số lƣợng Tỉ lệ %

1.Tại gia đình 20 33,3

2.Tại Trung tâm 31 51,7

3.Kết hợp 2 địa điểm trên 9 15 4.Ý kiến khác 0 0

( Nguồn: khảo sát của đề tài, 2018)

Nhìn vào bảng chúng ta có thể nhận thấy rằng, có tới 51,7% trong tổng số 60 học sinh chọn Trung tâm là nơi GDGT tốt nhất. Các em coi đây là môi trường giáo dục chuyên nghiệp có tính xuyên suốt và đồng bộ. Tuy không chiếm được đa phần nhưng tỷ lệ người khảo sát chọn phần trăm gia đình cũng khá cao so với nhà trường (33,3%). Tác giả không phủ nhận vai trò của gia đình hay của Trung tâm nhưng trong việc GDGT thì cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường là tốt nhất. Tỷ Bởi gia đình là quá trình xã hội hóa đầu tiên trước khi đến với hệ thống giáo dục chính thống là Trung tâm.

*Độ tuổi học GDGT phù hợp

Hầu như khi được hỏi, các học sinh đều cho rằng độ tuổi phù hợp để GDGT tại Trung tâm nên từ 12-16 tuổi. Tuy nhiên theo kết quả điều tra nghiên cứu thì cũng không ít người cho rằng ở độ tuổi này việc quan trọng nhất là học tập, và việc học thêm GDGT làm tốn thời gian. Điều này có thể

chứng minh rằng một số em vẫn chưa hiểu rõ về việc GDGT và tầm quan trọng của nó. Các em chưa hiểu rằng không chỉ ở độ tuổi này mà ngay từ khi còn nhỏ các em phải được giáo dục một cách nghiêm túc về giới tính. Lứa tuổi của các em đã có ý thức tự trọng, tính tự lập trong suy nghĩ và hành động, có những cảm giác đối với bản thân, những thay đổi về sinh học tạo nhu cầu cho trẻ có nhu cầu khám phá cơ thể mình và các bạn khác giới. Với những xúc cảm về giới tính sự phát dục ở tuổi vị thành niên và kích thích các bạn quan tâm đến người khác giới làm xuất hiện cảm giác, cảm xúc giới tính mới lạ. Sự mất cân bằng trong tâm lý và sinh lý: do sự phát triến của cơ thể mất cân bằng nên đã dẫn đến nhũng thay đối trong tâm lý và tình cảm của các em, chẳng hạn các em thường hay xúc động mạnh và có những phản ứng vô cớ. Vì vậy, GDGT cho các em ở độ tuổi thích hợp, đế các em bớt bỡ ngỡ với những thay đổi mới lớn của tuổi dậy thì.

Bảng 2.8: Hình thức học GDGT tại Trung tâm.

Khách thể

Hình thức học

Trẻ khuyết tật (60) Số lƣợng Tỉ lệ %

1.Giáo viên giảng bài qua tiết học 51 85

2.Tổ chức tọa đàm 0 0 3.Giáo viên cho đề tài học sinh thảo luận 5 8,3

4.Ý kiến khác 4 6,7

( Nguồn: khảo sát của đề tài, 2018)

Theo kết quả khảo sát có thể nhận thấy rằng, việc tổ chức triển khai GDGT tại Trung tâm đang còn sơ sài, có 85% ý kiến của các em cho biết chủ yếu là giáo viên giảng bài qua các tiết học do đó việc đáp ứng được nhu cầu của học sinh còn rất hạn chế. Cụ thể các em chỉ được học mỗi tiết học với thời

lượng 35 phút lồng ghép với chương trình dạy kỹ năng sống. Cô giáo giảng dạy, học sinh lắng nghe theo phương thức truyền thống. Thông qua phương thức giảng dạy này, học sinh nắm bắt kiến thức qua sự truyền đạt của giáo viên trên lớp với sự hỗ trợ của sách giáo khoa để hiểu thêm những cấu tạo về cơ thế người, những thay đổi trong sự phát triển dậy thì của cơ thể tuổi mới lớn. Từ dó các em tránh khỏi sự bỡ ngỡ với sự thay đổi của cơ thể mình khi bước vào giai đoạn tuổi dậy thì. Có 8.3% cho rằng các em được giáo viên cho đề tài để thảo luận về các kiến thức GDGT. Có 6,7% ý kiến khác thì cho rằng các em được GDGT thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các buổi vui chơi…

Biểu đồ 2.9: Hình thức học GDGT các em mong muốn tại Trung tâm.

Khách thể

Hình thức học

Trẻ khuyết tật (60) Số lƣợng Tỉ lệ %

1.Giáo viên giảng bài qua tiết học 7 12

2.Tổ chức tọa đàm 32 53

3.Giáo viên cho đề tài học sinh thảo luận 21 35 4.Ý kiến khác

( Nguồn: khảo sát của đề tài, 2018)

Qua kết quả khảo sát tác giả nhận thấy rằng hình thức các em mong muốn được triển khai đa số đều muốn tổ chức qua hội đàm (32 phiếu trong tổng số 60 phiếu hỏi được phát ra chiếm 53%). Hay giáo viên cho đề tài để học sinh trao đổi với nhau có 35% các em lựa chon hình thức này. Theo các em nếu Trung tâm tổ chức triển khai theo hình thức tổ chức hội đàm hoặc cho đề tài học sinh thảo luận, các em có thể tham gia đóng góp ý kiến của mình

có thể giao lưu, trao đổi với bạn bè, cũng như kiến thức cung cấp sẽ dễ nhớ và dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện hai hình thức này khó triển khai hơn so với việc giảng bài qua từng tiết học nhưng chỉ có 12% các em mong muốn. Thực hiện hai hình thức trên cần thời gian nhiều hơn so với việc giảng bài qua tiết học, cụ thể mỗi tiết học kéo dài 35 phút còn tổ chức hội đàm và thảo luận mất rất nhiều thời gian. Hơn thế nữa, kinh phí tổ chức, người thực hiện…cũng rất khó khăn và tốn kém.

2.2.3 Thực trạng kỹ năng về giáo dục giới tính

Kỹ năng là khả năng của chủ thể hoạt động thuần thục một hay một chuỗi các hành động trên cơ sở hiểu biết của mình.

Qua khảo sát về một số kỹ năng GDGT của các em khuyết tật tại Trung tâm cho ta thấy kết quả qua bảng số liệu 10.

Bảng 2.10: Thực trạng kỹ năng về giáo dục giới tính của trẻ khuyết tật tại Trung tâm

TT Nội Dung Thống kê

Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Kỹ năng quan hệ bạn bè và bạn bè khác

giới 28 46,7

2 Kỹ năng về tuổi dậy thì và những biểu hiện

của tuổi dậy thì 16 26,6 3 Kỹ năng sức khỏe sinh sản vị thành nên 6 10 4 Kỹ năng trong vấn đề quấy rối tình dục 10 16,7

Qua số liệu khảo sát cho thấy phần lớn các em có kỹ năng trong giao tiếp ứng sử với bạn bè và bạn khác giới chiếm 46,7%; 26,6 % có kỹ năng về vấn đề dậy thì và biểu hiện của tuổi dậy thì; vậy ta thấy rằng những kỹ năng về GDGT của các em chỉ dừng lại ở mức độ ứng sử trong giao tiếp là chính: giao

tiếp với bạn bè hay bạn khác giới, do kiến thức về GDGT các em được tiếp cận cũng rất chung chung và sơ sài và cũng do môi trường xung quanh khi mà mọi người nhắc đến những vấn đề về giới tính hay tình dục cảm thấy ngại ngùng. Dẫn đến chỉ 10% trong số học sinh được hỏi có kỹ năng về sức khỏe sinh sản và 16,7% có kỹ năng về quấy rối tình dục .

Khi đƣợc hỏi: có bạn trai sờ vào ngực em thì em sẽ làm gì: có em trả lời hất tay ra, đánh…; có em trả lời không biết…

Làm thế nào để biết khi mình có thai:” khi bụng to ra; khi không thấy kinh nguyệt

Khi có thai phải làm gì: “ nói với mẹ, nói với Cô…”

Những câu trả lời hết sức ngây ngô của các em. Đây cũng là những câu hỏi lớn với những người làm công tác quản lý cũng như giáo dục tại Trung tâm. Sự cần thiết phải trang bị những kỹ năng về GDGT cho các em là điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội nhóm trong nâng cao kiến thức và kỹ năng giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật (Trang 64)