Các khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội nhóm trong nâng cao kiến thức và kỹ năng giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật (Trang 31 - 42)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận

1.1.2. Các khái niệm công cụ

* Khái niệm Giới và giới tính

Theo Chương trình Bình đẳng Giới khu vực Đông Nam Á (SEAGEP ) vào năm 2001, giới và giới tính được định nghĩa như sau:

Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ không thể thay đổi đƣợc. Chỉ có một số khác biệt nhỏ về vai trò của nam và nữ về mặt sinh học và sinh lý trên cơ sở giới tính. Ví dụ nhƣ việc mang thai, sinh nở và sự khác biệt về sinh lý có thể là do các đặc điểm giới tính.

Giới là sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam giới và phụ nữ nhƣ vai trò, thái độ, hành vi ứng xử và các giá trị. Vai trò giới đƣợc biết đến thông qua quá trình

học tập và khác nhau theo từng nền văn hóa và thời gian, do vậy giới có thể thay đổi đƣợc. Ví dụ: Nữ thƣờng để tóc dài, nam thƣờng để tóc ngắn.[28]

Khác với vấn đề giới tính vốn chỉ đề cập tới sự khác biệt sinh học giữa nam giới và phụ nữ, khái niệm giới đề cập đến những khác biệt về mặt xã hội do các nhóm xã hội con người tạo ra. Những quan niệm về giới luôn nảy sinh từ tính chất của các quan hệ xã hội và của những hình thái tổ chức xã hội khác nhau. (Nguồn:Nguyễn Đức Truyến và Nguyễn Thị Nguyệt Minh, 2000). [29]

Bản chất xã hội của giới được thể hiện rõ trong sự khác nhau giữa các đặc tính và các hoạt động được coi là của nam giới và nữ giới khi thực hiện so sánh trong các nền văn hoá, giữa các tầng lớp xã hội và các nhóm dân tộc trong cùng một nền văn hoá, hoặc thay đổi theo thời gian.(Nguồn: Nguyễn Thị Nghĩa và Bùi Thị An, 2002)[30]

* Phân biệt giữa Giới và Giới tính

Giới Giới tính

Giới mô tả chúng ta thể hiện nam tính hoặc nữ tính

Giới tính mô tả chúng ta là nam hay

nữ Giới là:

Đƣợc xây dựng nên bởi xã hội – nó là những vai trò, trách nhiệm và hành vi mong đợi ở nam và nữ trong một văn hóa hoặc xã hội cụ thể.

Văn hóa – những yếu tố của giới khác nhau giữa các nền văn hóa và bên trong các nền văn hóa.

Những vai trò về giới là đƣợc học tập – chúng phát triển và thay đổi theo thời gian.

Giới tính là:

Sinh học – đó là những đặc tính thể chất đã có từ khi chúng ta sinh ra.

Phổ biến – những đặc tính về tình dục giống nhau trên toàn thế giới – nam giới có dương vật và phụ nữ có âm đạo ở tất cả các nước.

Bạn đƣợc sinh ra với giới tính của bạn – điều này không thể thay đổi

* Khái niệm Trẻ em Khuyết tật

- Khái niệm Trẻ em

Thông thường, trẻ em được hiểu là những đứa trẻ nhỏ, chưa đến độ tuổi trưởng thành. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trẻ em.

Theo Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 05/4/2016“trẻ em đƣợc quy định là ngƣời dƣới 16 tuổi”.

Theo Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em được Việt Nam phê chuẩn ngày 20/02/1990 “trẻ em là những ngƣời dƣới 18 tuổi” [31]

- Khái niệm Người khuyết tật

Theo Luật người khuyết tật Việt Nam 2009, người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vi thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện sinh hoạt hàng ngày và các hoạt động khác trong cuộc sống [32]

* Phân loại

+ Theo phân loại khuyết tật tại cộng đồng của tổ chức y tế thế giới:

 Khó khăn về vận động

 Khó khăn về nhìn

 Khó khăn về nghe nói

 Khó khăn về học

 Hành vi xa lạ (tâm thần)

 Mất cảm giác (bệnh phong)

 Động kinh

+ Theo phân loại dạng khuyết tật của Luật Ngƣời khuyết tật Việt Nam

 Khuyết tật vận động

 Khuyết tật nhìn

 Khuyết tật thần kinh, tâm thần

 Khuyết tật trí tuệ

 Khuyết tật khác

-Khái niệm Trẻ em khuyết tật:

Trẻ em khuyết tật: là những trẻ em do những tổn thương về cơ thể hoặc rối loạn các chức năng nhất định gây nên những khó khăn đặc thù trong các hoạt động vui chơi, học tập, lao động

Căn cứ vào các dạng khó khăn đặc thù của trẻ khuyết tật, có thể chia các nhóm trẻ khuyết tật thành những dạng chính như:

+ Khó khăn về nhìn (khiếm thị) + Khó khăn về nghe (khiếm thính)

+ Khó khăn về học- chậm phát triển trí tuệ + Khó khăn về nói (khuyết tật ngôn ngữ) + Khuyết tật về vận động

+ Trẻ có những khó khăn khác (trẻ em đa tật)

* Khái niệm Giáo dục giới tính

Giáo dục giới tính là một lĩnh vực rất phức tạp. Có nhiều quan niệm, nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này.

Theo từ điển bách khoa về giáo dục: “Giáo dục giới tính là giáo dục chức năng làm một con ngƣời có giới tính, điều quan trọng là đề cập vấn đề giới tính một cách công khai và đầy đủ ở lớp từ nhà trẻ đến đại học, giúp học sinh cảm thấy an toàn và tự do trong việc biểu hiện cảm xúc liên quan đến đời sống giới tính”. [33]

Theo A.G. Khrivcova, và D.V. Kolexev, “Giáo dục giới tính là một quá trình hƣớng vào việc vạch ra những nét, những phẩm chất, những đặc trƣng cũng nhƣ khuynh hƣớng phát triển của nhân cách, xác định thái độ xã hội cần

thiết của con ngƣời đối với ngƣời khác”. [34.Cô bé - Thiếu nữ - Thanh nữ, Nxb Giáo dục, 1981].

Giáo dục giới tính là một bộ phận hữu cơ của phức hợp của các vấn đề giáo dục nhân cách, giáo dục con người mới, con người phát triển toàn diện, kết hợp một cách hữu cơ hài hòa sự phong phú về tinh thần, sự thuần khiết về đạo đức và sự hoàn thiện về thể xác. Theo A.X. Makarenko, “Khi giáo dục về đạo đức cho đứa trẻ tính ngay thẳng, khả năng làm việc, tính chân thật, tôn trọng ngƣời khác, tôn trọng những cảm xúc và hứng thú của họ là chúng ta đã đồng thời giáo dục nó về quan hệ giới tính”.

Theo Trần Trọng Thủy, Đặng Xuân Hoài, giáo dục giới tính có phạm vi rất rộng lớn, tác động toàn diện đến tâm lý, đạo đức con người “là hình thành tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến lĩnh vực thầm kín của đời sống con ngƣời, hình thành những quan niệm đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái, thanh nam và thanh nữ, giáo dục những sự kiềm chế có đạo đức, sự thuần khiết và tƣơi mát về đạo đức trong tình cảm của các em” . [Trần Trọng Thủy, Vấn đề giáo dục đời sống gia đình và giới tính cho thế hệ trẻ, Báo cáo khoa học của đề án P09].

Theo Phạm Hoàng Gia, giáo dục giới tính phải được xem xét như một bộ phận hợp thành của nền giáo dục xã hội, có mối liên hệ mật thiết với giáo dục dân số, kế hoạch hóa gia đình, hôn nhân - gia đình và với các mặt giáo dục khác trong nhà trường phổ thông. Do vậy, cần phải tiến hành công tác giáo dục giới tính một cách đồng thời, đồng bộ trong mối quan hệ có tính chất hệ thống với các mặt giáo dục khác.

Vậy khái niệm Giáo dục giới tính có thể hiểu là quá trình giáo dục con người nhằm làm cho họ có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới tính, có nếp sống văn hóa giới tính, hướng hoạt động của họ vào việc rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp với giới tính,

giúp cho họ biết tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển.

*Khái niệm kiến thức và kỹ năng - Khái niệm kiến thức

Theo Wikipedia Tiếng Việt: Kiến thức (tiếng Anh là Knowledge) bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có đƣợc nhờ trải nghiệm hoặc thông qua giáo dục. [19]

Theo Wikionry Tiêng Việt: Kiến thức là điều hiểu biết do tìm hiểu, học tập mà có.

Như vậy kiến thức được vận dụng trong Luận văn là nói tới những gì con người tích lũy được trong cuộc sống của mình, thông qua giáo dục hoặc quá trình trải nghiệm cuộc sống, đáp ứng sở thích hay nhu cầu tồn tại và phát triển của con người. Nói cách khác, kiến thức là sự hiểu biết về lý thuyết hay thực tế đối với vấn đề nào đó. Con người tiếp thu kiến thức từ giáo dục, đào tạo và từ quá trình sống. Kiến thức vận dụng vào công việc và cuộc sống hằng ngày, giúp con người phát triển bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống; đồng thời có những kiến thức giúp người học tăng thêm tri thức và nhân sinh quan, giúp con người mở rộng tầm nhìn về thế giới xung quanh hoặc vận dụng vào việc nghiên cứu các vấn đề khoa học khác.

*Khái niệm kỹ năng

Theo Wikipedia Tiếng Việt: Kỹ năng (tiếng Anh: Skill, Tiếng Pháp: Capacite) là khả năng của con ngƣời trong việc vận dụng kiến thức để thực hiện một nhiệm vụ nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, giải quyết vấn đề tổ chức, quản lý và giao tiếp…

Theo L.D.Levitov- nhà tâm lý học (Liên xô cũ): Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa

chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định.[13]

Theo Vũ Dũng: Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phƣơng thức hành động đã đƣợc chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tƣơng ứng.

Theo Thái Duy Tuyên: Kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt động Dưới góc độ tâm lý học: Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp…) để giải quyết một nhiệm vụ mới.

Như vậy kỹ năng trong luận văn sử dụng được hiểu là năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được mục đích đề ra. Nói cách khác, kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết ( kiến thức hoạc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.

Kỹ năng có nhiều loại ( theo nghiên cứu của tổ chức ASTD và Bộ lao động Hoa Kỳ) hiện nay có khoảng 16 kỹ năng cơ bản mà con người cần phải có để thích ứng như: Kỹ năng cứng ( Hard skills), Kỹ năng mềm ( Soft skills), kỹ năng lao động, kỹ năng sống, kỹ năng xã hội…

*Khái niệm Công tác xã hội

Theo IFSW và IASSW (2014), Công tác xã hội là “nghề thực hành và là một ngành khoa học nhằm thúc đẩy sự thay đổi và phát triển xã hội, gắn kết xã hội, và tăng cường năng lực và giải phóng con người. Các nguyên tắc chủ đạo của công tác xã hội bao gồm cô ng bằng xã hội, các quyền con người, trách nhiệm hợp tác và tôn trọng sự đa dạng. Công tác xã hội sử dụng các lỹ thuyết của công tác xã hội, các khoa học xã hội, kiến thức nhân văn và bản địa, công tác xã hội gắn kết con người và các hệ thống để giải quyết những thách thức trong cuộc sống và tăng cường an sinh” [10, tr.1].

Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2012): Công tác xã hội được xem là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội [21, tr.4].

Như vậy, từ các quan niệm trên có thể khẳng định: “Công tác xã hội là một khoa học, nghề, hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần bảo đảm an sinh xã hội”.

* Khái niệm Công tác xã hội nhóm, mô hình công tác xã hội nhóm

- Khái niệm công tác xã hội nhóm

Công tác xã hội nhóm là một trong số các hoạt động của CTXH, bởi: “Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội” [21, tr.4].

Hiện có nhiều cách tiếp cận với CTXH nhóm khác nhau, cụ thể như: Theo quan điểm của tác giả Toseland và Rivas cho thấy: “CTXH nhóm là hoạt động có mục đích với các nhóm nhiệm và trị liệu nhỏ, nhằm đáp ứng nhu cầu tình cảm xã hội và hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động này hướng trực tiếp tới cá nhân, các thành viên trong nhóm và tới toàn thể nhóm trong một hệ thống cung cấp dịch vụ” [21, tr.39].

Tác giả Lê Văn Phú (2004) cho rằng CTXHN chính là sự vận dụng những kĩ năng chuyên nghiệp để trợ giúp các nhóm xã hội yếu thế thay đổi nhận thức, hành vi, tăng cường năng lực giải quyết các vấn đề xã hội của các thành viên. [27]

Tác giả Hà Thị Thư (2012) cho rằng, “Công tác xã hội nhóm là phương pháp của công tác xã hội nhằm trợ giúp các thành viên trong nhóm được tạo cơ hội và môi trường tương tác, chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề chung khi tham gia vào các hoạt động nhóm để đạt tới mục tiêu chung của nhóm và hướng đến giải quyết những mục đích của cá nhân thành viên” [38].

Theo đó, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã đưa ra định nghĩa bao quát được bản chất của CTXH nhóm là một phương pháp can thiệp của CTXH. Đây là một tiến trình trợ giúp mà trong đó các thành viên trong nhóm được tạo cơ hội và môi trường có các hoạt động tương tác lẫn nhau, chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề chung, tham gia vào các hoạt động nhóm nhằm đạt được mục tiêu chung của nhóm và hướng đến giải quyết những mục đích của cá nhân thành viên giải tỏa những khó khăn. Trong hoạt động CTXH nhóm, một nhóm thân chủ được thành lập, sinh hoạt thường kỳ dưới sự điều phối của người trưởng nhóm (có thể là nhân viên xã hội và có thể là thành viên của nhóm) và đặc biệt là sự trợ giúp điều phối của nhân viên xã hội (trong trường hợp trưởng nhóm là thành viên của nhóm)” [17].

-Khái niệm mô hình công tác xã hội nhóm

Mô hình là một hình thức diễn đạt ngắn gọn các đặc trưng chủ yếu của một đối tượng để nghiên cứu đối tượng ấy. Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về mô hình, bao gồm:

Mô hình được hiểu là vật cùng hình dạng nhưng làm thu nhỏ lại, mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật khác để trình bày, nghiên cứu.

Mô hình là công cụ để giúp ta thể hiện một sự vật, hiện tượng, quá trình... nào đó phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu, sản xuất và các sinh hoạt tinh thần của con người. Mô hình được phân loại theo các dạng: mô hình hệ thống, mô hình cấu trúc, mô hình logic, mô hình toán, mô hình xã hội. Trong đó mô hình xã hội là một kiểu mẫu tương tác xã hội, một cung cách ứng xử, một mẫu tương tác mà chủ thể xã hội bắt chước, học hỏi và tiến hành theo [17].

Như vậy, có thể hiểu mô hình CTXH nhóm là một công cụ, một dạng thức tương tác, ứng xử giữa các chủ thể có liên quan trong cùng một hệ thống trên cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội nhóm trong nâng cao kiến thức và kỹ năng giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)