9.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích tài liệu chính là quá trình phân tích, phân chia, chia nhỏ những số liệu, dữ liệu thành từng cụm, từng lĩnh vực, từng chi tiết cụ thể để tìm ra những ý nghĩa của số liệu đó; sau đó lại tổng hợp lại, đưa ra nhận định và những bình luận, làm sáng tỏ các quan điểm cần chứng minh. Phương pháp này hết sức quan trọng trong nghiên cứu, bởi việc thu thập số liệu chưa có tính quyết định, mà điều cốt lõi chính là những số liệu đó phản ánh điều gì. Chính việc phân tích tài liệu sẽ cung cấp những cơ sở và luận cứ khoa học cho nghiên cứu đang tiến hành.
Có rất nhiều nguồn dữ liệu chúng tôi tham khảo và tìm kiếm và tổng hợp tài liệu. Các nguồn như thư viện Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, thư viện Viện Xã hội học, tư liệu, tài liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Bảo vệ trẻ em và của các cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước khác.... Bên cạnh đó, để phục vụ công tác nghiên cứu, chúng tôi còn khai thác thông tin thu thập các văn bản, chính sách, chiến lược phát triển và kế hoạch hằng năm liên quan tới Trẻ khuyết tật, tới hoạt động GDGT cho trẻ em khuyết tật sống trong Trung tâm.... Báo cáo thống kê của Trung tâm Nuôi dưỡng người có công và bảo trợ xã hội Bắc Ninh, các ban ngành liên quan của địa bàn nghiên cứu. Tìm hiểu qua tư liệu về các chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật- những trẻ dễ bị tổn thương.
cấu trúc dân số địa phương, phân tích kết quả nghiên cứu của một số đề tài khác liên quan đến giảng dạy môn GDGT để so sánh cũng như đóng góp cho việc lý giải các giả thuyết nghiên cứu của luận văn. Các báo cáo tình hình kinh tế- xã hội của đất nước, của tỉnh Bắc Ninh và chi tiết hơn là của Trung tâm Nuôi dưỡng người có công và bảo trợ xã hội Bắc Ninh – Địa bàn nghiên cứu.
9.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Bảng hỏi là một công cụ quan trọng trong nhận thức thực nghiệm. Nó là sự thể hiện bên ngoài của chương trình nghiên cứu. Bảng hỏi là một hệ thống các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở logic đảm bảo theo nội dung của vấn đề nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện quan điểm của mình với những vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu thu nhận được các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài, mục tiêu và nội dung nghiên cứu.
Đề tài xây dựng bộ công cụ bảng hỏi dành cho 60 khách thể nghiên cứu là những trẻ khuyết tật hiện đang sống trong Trung tâm và có được học về GDGT; 30 giáo viên đang giảng dạy với các câu hỏi nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc tổng hợp số liệu nghiên cứu.
* Bảng hỏi gồm các nội dung cơ bản cần thu thập bao gồm:
Kiến thức, kỹ năng về GDGT của trẻ khuyết tật sống trong Trung tâm: Kiến thức cơ bản về GDGT, những nội dung cơ bản về GDGT mà trẻ đã được học, mức độ biết, lý do biết, tác dụng của việc học môn GDGT đối với trẻ (theo nhìn nhận của trẻ), sự hài lòng của trẻ về chương trình học, về hình thức truyền đạt, về sự tham gia và về sự chia sẻ của chúng khi gặp vấn đề phát sinh liên quan tới GDGT trên thực tế....
* Cơ cấu mẫu theo giới tính:
*Cơ cấu mẫu theo nhóm tuổi:
Nhóm tuổi Số lƣợng Tỷ lệ (%) 10 tuổi 12 20 11 tuổi 16 26,7 12 tuổi 15 25 13 tuổi 17 28,3 Tổng 60 100 9.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu là dạng phỏng vấn với mục đích là tập trung thu thập những thông tin đa chiều và sâu hơn về vấn đề nghiên cứu ở khách thể nghiên cứu, từ đó hiểu sâu hơn về bản chất của đối tượng được nghiên cứu nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Để thu thập thông tin định tính, trong nghiên cứu này tôi tiến hành 71 phỏng vấn sâu, cơ cấu như sau: Phỏng vấn sâu 01 Giám đốc Trung tâm, 10 giáo viên và cán bộ quản lý; 07 trẻ khuyết tật nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về kiến thức, kỹ năng GDGT của trẻ, hình thức truyền đạt, những nguyên nhân và nguyện vọng nâng cao hoạt động này của Trung tâm…. Quá trình phỏng vấn dưới hình thức trao đổi, chia sẻ về vấn đề GDGT đang diễn ra tại trường. Từ đó đưa ra những nhận định sâu hơn về kết quả nghiên cứu. Kết quả phỏng vấn được sử dụng trong báo cáo để người đọc có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề hoạt động GDGT của trẻ khuyết tật
Giới tính Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Nam 22 36,7
Nữ 38 63,3
sống trong Trung tâm Nuôi dưỡng người có công và bảo trợ xã hội Bắc Ninh hiện nay.
9.4 Phương pháp công tác xã hội nhóm
Phương pháp CTXH nhóm là phương pháp giúp tăng cường, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân. Dựa vào việc phân tích vấn đề và các nhóm nguyên nhân chính tác động tới việc nâng cao kiến thức và kỹ năng GDGT cho TKT. Vận dụng những kiến thức, kỹ năng và xây dựng mô hình giải quyết vấn đề GDGT của TKT. NVCTXH thiết lập các mục tiêu xã hội trong kế hoạch hỗ trợ TKT, giúp họ thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin, tăng cường năng lực đối phó, giải quyết vấn đề của bản thân và thỏa mãn nhu cầu thông qua các kinh nghiệm của nhóm.
7. Kết cấu của luận văn
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục các biểu, bảng luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng về kiến thức và kỹ năng giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật sống trong Trung tâm nuôi dưỡng người có công và bảo trợ xã hội Bắc Ninh.
Chương 3: Thực hành mô hình công tác xã hội nhóm trong nâng cao kiến thức và kỹ năng giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật tại Trung tâm nuôi dưỡng người có công và bảo trợ xã hội Bắc Ninh.