Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội nhóm trong nâng cao kiến thức và kỹ năng giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật (Trang 46)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Các chính sách và dịch vụ hỗ trợ đối tượng trẻ em khuyết tật * Chính sách giáo dục

Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.

Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 2 Điều này.[13]

Phương thức giáo dục người khuyết tật bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật. Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.

Người khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân người khuyết tật. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để người khuyết tật được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân.

Đảm bảo hệ thống giáo dục ở mọi cấp và học tập suốt đời cho người khuyết tật, trẻ em khuyết tật.

-Phát triển trọn vẹn năng lực tiềm tàng của con người, nhận thức về nhân cách và phẩm giá, củng cố sự tôn trọng quyền của trẻ em khuyết tật, quyền tự do cơ bản và tính đa dạng của loài người.

-Phát triển trọn vẹn tiềm năng về tính cách, tài năng, sáng tạo, cũng như những năng lực thể chất và tinh thần của trẻ em khuyết tật.

Khi đảm bảo hệ thống giáo dục ở mọi cấp cho trẻ em khuyết tật, các quốc gia phải đảm bảo:

-Trẻ em khuyết tật không bị loại khỏi hệ thống giáo dục phổ thông trên cơ sở sự khuyết tật, và trẻ em khuyết tật không bị loại khỏi giáo dục tiểu học mà bắt buộc, hoặc giáo dục trung học trên cơ sở sự khuyết tật.

-Trẻ em khuyết tật có thể tiếp cận giáo dục tiểu học và trung học cơ sở có chất lượng tốt và miễn phí trên cơ sở bình đẳng với những người khác trong cùng cộng đồng mà họ sinh sống.

-Trẻ em khuyết tật được nhận sự giúp đỡ cần thiết trong hệ thống giáo dục phổ thông để được giáo dục hiệu quả.

-Cung cấp các biện pháp trợ giúp cá biệt hóa có hiệu quả, trong môi trường thể hiện sự phát triển xã hội và khoa học kỹ thuật cao nhất, phù hợp với mục đích hòa nhập trọn vẹn.

Các quốc gia thành viên tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật học tập những kỹ năng phát triển đời sống và xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho họ

tham gia giáo dục một cách trọn vẹn và bình đẳng, với tư cách thành viên của cộng đồng.

-Tạo thuận lợi cho việc học chữ Braille, chữ viết thay thế, các cách thức, phương tiện và dạng giao tiếp hoặc định hướng tang cường hoặc thay thế, kỹ năng di chuyển và khuyến khích hỗ trơ của chuyên gia.

-Tạo thuận lợi cho việc học ngôn ngữ ký hiệu và khuyến khích phát triển bản sắc ngôn ngữ, cách thức và phương tiện giao tiếp thích hợp nhất cho ngời đó, và trong những môi trường thể hiện sự phát triển xã hội và khoa học kỹ thuật cao nhất.

*Chính sách bảo trợ xã hội

Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật. Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.

Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.[11]

Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.

Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc khuyết tật. Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật.

Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động.

Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật.

Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Các quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em khuyết tật và gia đình có mức sống thỏa đáng, trong đó có điều kiện ăn, mặc, ở và quyền của trẻ em khuyết tật có điều kiện sống liên tục được cải thiện, và tiến hành các bước thích hợp để bảo vệ và thúc đẩy việc biến quyền này thành hiện thực mà không có sự phân biệt đối xử trên cơ sở sự khuyết tật.

Quốc gia thành viên công nhận quyền của người khuyết tật, trẻ em khuyết tật được hưởng phúc lợi xã hội và được hưởng quyền đó mà không có sự phân biệt đối xử trên cơ sở sự khuyết tật.

Trợ cấp xã hội hàng tháng cho trẻ khuyết tật của chính phủ nhằm đảm bảo đời sống vật chất cho trẻ khuyết tật. Nhằm giảm bớt khó khăn cho gia đình có con là người khuyết tật.

-Đảm bảo cho người khuyết tật, trẻ em khuyết tật, đặc biệt là phụ nữ và bé gái khuyết tật, được hưởng các chương trình phúc lợi xã hội và chương trình xóa đói giảm nghèo.

-Đảm bảo cho trẻ em khuyết tật và gia đình họ sống trong tình trạng nghèo khổ được tiếp cận sự giúp đỡ từ quỹ hỗ trợ trẻ em khuyết tật.

*Chính sách y tế

Trạm y tế cấp xã có trách nhiệm sau đây:

-Triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn người khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng;

-Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật;

-Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi chuyên môn cho người khuyết tật.

Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp.

Người khuyết tật được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh.

Người khuyết tật là người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật.

Các quốc gia thành viên công nhận rằng người khuyết tật, trẻ em khuyết tật có quyền hưởng tiêu chuẩn y tế cao nhất mà không có sự phân biệt nào trên cơ sở sự khuyết tật.

- Cung cấp cho người khuyết tật, trẻ em khuyết tật sự chăm sóc và chương trình y tế cùng loại, cùng chất lượng, cùng tiêu chuẩn miễn phí hoặc giá thành vừa phải như đối với những người khác, trong đó có các chương trình giới và sức khỏe sinh sản cũng như các chương trình sức khỏe cộng đồng dân cư.

- Cung cấp dịch vụ y tế này càng gần cộng đồng càng tốt, kể cả ở khu vực nông thôn.

- Yêu cầu cán bộ chuyên môn y tế cung cấp chăm sóc y tế cho người khuyết tật, trẻ em khuyết tật cùng với chất lượng như cho những người bình thường khác, kể cả trên cơ sở đồng ý tự nguyện và hiểu biết.

- Không phân biệt đối xử với người khuyết tật trong cung cấp bảo hiểm y tế, bảo hiểm sinh mệnh nếu loại bảo hiểm này được pháp luật quốc gia cho phép và phải cung cấp các loại bảo hiểm này theo cách thức hợp lý và công bằng.[12]

*Tham gia hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí và thể thao.

Nhà nước hỗ trợ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật; tạo điều kiện để người khuyết tật được hưởng thụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch.

Người khuyết tật đặc biệt nặng được miễn, người khuyết tật nặng được giảm giá vé và giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch theo quy định của Chính phủ. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho người khuyết tật phát triển tài năng, năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật và thể thao; tham gia sáng tác, biểu diễn nghệ thuật, tập luyện, thi đấu thể thao.

Nhà nước hỗ trợ hoạt động thiết kế, chế tạo và sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân thiết kế, chế tạo, sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với người khuyết tật.

Quốc gia thành viên công nhận quyền của người khuyết tật, trẻ em khuyết tật được tham gia vào đời sống văn hóa trên cơ sở bình đẳng với những người khác, và tiến hành các biện pháp thích hợp để đẩm bảo rằng người khuyết tật, trẻ em khuyết tật được tiếp cận các hoạt động văn hóa, được tiếp cận chương trình truyền hình, phim ảnh, được tiếp cận với những nơi có các dịch vụ văn hóa hoặc trình diễn văn hóa như trong rạp hát, viện bảo tang, rạp chiếu phim, thư viện và dịch vụ du lịch, và ở mức độ có thể, được tiếp cận các dịch vụ văn hóa quốc gia quan trọng.

Quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp thích hợp để tạo điều kiện cho người khuyết tật có cơ hội phát triển và sử dụng tiềm năng trí tuệ, nghệ

thuật và sáng tạo của mình, không vì lợi ích của họ mà còn vì lợi ích toàn xã hội. Hướng tới tạo điều kiện cho người khuyết tật, trẻ em khuyết tật tham gia vào các hoạt động thể thao.[11]

* Chính sách về công nghệ thông tin và truyền thông.

Khuyến khích các tổ chức và các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin dành cho trẻ em khuyết tật.Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người khuyết tật, trẻ em khuyết tật.

Có chính sách miễn, giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ khác cho hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp dịch vụ, phương tiện hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông.[11]

1.2.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Trung tâm Nuôi dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội, trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh. Trung tâm được thành lập trên cơ sở tổ chức bộ máy hiện có của Trung tâm Nuôi dạy trẻ mồ côi và tàn tật tỉnh Bắc Ninh. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Tính đến nay, Trung tâm đã 6 lần thay đổi tên gọi, 2 lần chuyển đổi trụ sở, nhưng trong suốt thời gian qua, ở từng giai đoạn phát triển, những nhiệm vụ đặc thù của Trung tâm vẫn luôn được các thế hệ cán bộ, giáo viên, người lao động và học sinh nơi đây ngày đêm tâm niệm: Đó là vượt qua mọi khó khăn, chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng một cách toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần cho con em liệt sỹ, trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; Chú trọng đào tạo giáo dục các cháu trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Từ năm 1977 đến năm 1987: Là giai đoạn hình thành, xây dựng và tìm tòi mô hình vừa chăm sóc vừa đẩy mạnh công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông, để giúp các cháu là con liệt sỹ, không nơi nương tựa có điều

kiện học tập tốt nhất. Ngay năm học đầu tiên, Trại đã đón 99 học sinh cấp II của 16 huyện, thị trong tỉnh. Từ năm 1978 trở đi, Trại bắt đầu tiếp nhận các cháu là học sinh cấp III thuộc đối tượng con liệt sỹ không nơi nương tựa. Năm 1983, Trại được chuyển về thôn Niềm Xá thuộc xã Kinh Bắc (Trường công nhân thủy lợi cũ). Sau đó, Trại nuôi dạy con liệt sỹ đã nhanh chóng phát triển và đổi tên thành Trường nuôi dạy con liệt sỹ Hoàng Đăng Miện, rồi thành trường PTTH Hoàng Đăng Miện Hà Bắc. Đã có thời điểm học sinh toàn trường lên tới 203 em học sinh, với đội ngũ giáo viên là 25 thầy, cô. Đặc biệt, trong mấy năm tiếp theo, nhà trường đã đón 576 em học sinh vào học và đã tốt nghiệp 289 em, trong đó có 200 em đỗ vào đại học và trung học chuyên nghiệp, 120 em đi lao động hợp tác quốc tế,…[14]

Từ năm 1987 đến năm 1997: Tháng 6 năm1991, trường PTTH Hoàng Đăng Miện đổi tên thành Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi và tàn tật Hà Bắc. Tháng 11 năm 1992, nhà trường mở lớp khai giảng đầu tiên cho 19 cháu câm điếc của tỉnh, sau đó lên đến 50 cháu. Từ năm 1992 đến năm 1996, bình quân mỗi năm có 50 cháu câm điếc được nhà trường đón nhận và nuôi dưỡng chu đáo.

Từ năm 1997 đến nay: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo sát sao về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của các chính sách xã hội ở địa phương. Do vậy, Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi và tàn tật tỉnh Bắc Ninh được chính thức đổi tên thành Trung tâm Nuôi dưỡng NCC&BTXH tỉnh Bắc Ninh từ ngày 08/7/2003. Trong thời gian này, Trung tâm đã nỗ lực không ngừng để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Do điều kiện vật chất của Trung tâm chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của nhiệm vụ, nên trước mắt nhiệm vụ điều dưỡng, nuôi dưỡng chăm sóc Người có công chưa được thực hiện. Vì vậy, đối tượng chủ yếu của Trung tâm mấy năm qua là tập trung nuôi dưỡng các cháu bị bỏ rơi, các cháu khuyết tật, khiếm thính, thiểu năng trí tuệ. Trung tâm không những chăm sóc, nuôi

dưỡng mà còn thực hiện việc dạy chữ, dạy nghề cho các cháu, để các cháu sau này có điều kiện hòa nhập vào đời sống cộng đồng và có thể tự nuôi sống bản thân mình bằng chính tay nghề, kiến thức đã được cán bộ, giáo viên Trung tâm đào tạo.[14]

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Nuôi dưỡng người có công và bảo trợ xã hội Bắc Ninh

Bộ máy quản lý, tổ chức của Trung tâm

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng

Phòng Tổ chức – Hành chính

Tham mưu cho lãnh đạo xây dựng chương trình công tác năm, kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội nhóm trong nâng cao kiến thức và kỹ năng giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)