CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
2.2 Thực trạng kiến thức và kỹ năng giáo dục giới tính của trẻ khuyết tật tạ
2.2.3 Thực trạng kỹ năng về giáo dục giới tính
Kỹ năng là khả năng của chủ thể hoạt động thuần thục một hay một chuỗi các hành động trên cơ sở hiểu biết của mình.
Qua khảo sát về một số kỹ năng GDGT của các em khuyết tật tại Trung tâm cho ta thấy kết quả qua bảng số liệu 10.
Bảng 2.10: Thực trạng kỹ năng về giáo dục giới tính của trẻ khuyết tật tại Trung tâm
TT Nội Dung Thống kê
Số lƣợng Tỷ lệ %
1 Kỹ năng quan hệ bạn bè và bạn bè khác
giới 28 46,7
2 Kỹ năng về tuổi dậy thì và những biểu hiện
của tuổi dậy thì 16 26,6 3 Kỹ năng sức khỏe sinh sản vị thành nên 6 10 4 Kỹ năng trong vấn đề quấy rối tình dục 10 16,7
Qua số liệu khảo sát cho thấy phần lớn các em có kỹ năng trong giao tiếp ứng sử với bạn bè và bạn khác giới chiếm 46,7%; 26,6 % có kỹ năng về vấn đề dậy thì và biểu hiện của tuổi dậy thì; vậy ta thấy rằng những kỹ năng về GDGT của các em chỉ dừng lại ở mức độ ứng sử trong giao tiếp là chính: giao
tiếp với bạn bè hay bạn khác giới, do kiến thức về GDGT các em được tiếp cận cũng rất chung chung và sơ sài và cũng do môi trường xung quanh khi mà mọi người nhắc đến những vấn đề về giới tính hay tình dục cảm thấy ngại ngùng. Dẫn đến chỉ 10% trong số học sinh được hỏi có kỹ năng về sức khỏe sinh sản và 16,7% có kỹ năng về quấy rối tình dục .
Khi đƣợc hỏi: có bạn trai sờ vào ngực em thì em sẽ làm gì: có em trả lời hất tay ra, đánh…; có em trả lời không biết…
Làm thế nào để biết khi mình có thai:” khi bụng to ra; khi không thấy kinh nguyệt
Khi có thai phải làm gì: “ nói với mẹ, nói với Cô…”
Những câu trả lời hết sức ngây ngô của các em. Đây cũng là những câu hỏi lớn với những người làm công tác quản lý cũng như giáo dục tại Trung tâm. Sự cần thiết phải trang bị những kỹ năng về GDGT cho các em là điều cần làm một cách bài bản và đồng bộ.
Bảng2.11: Mong muốn được trang bị những kỹ năng giáo dục giới tính
TT Nội Dung Thống kê
Số lƣợng Tỷ lệ %
1 Kỹ năng về tuổi dậy thì và những biểu hiện
của tuổi dậy thì 23 38,3 2 Kỹ năng về sức khỏe sinh sản vị thành niên 18 30 3 Kỹ năng về vấn đề quấy rối tình dục 19 31,7
Tổng 60 100
( Nguồn: khảo sát của đề tài, 2018)
Các ý kiến muốn được trang bị những kỹ năng của các em trẻ khuyết tật tương đối đồng đều giữa các nội dung. Cao nhất vẫn là mong muốn được
trang bị kỹ năng về tuổi dậy thì và những biểu hiện của tuổi dậy thì, chiếm tỷ lệ 38,3%. Tiếp đó là mong muốn trang bị kỹ năng về sức khỏe sinh sản vị thành niên chiếm tỷ lệ 30%, Sau đó là kỹ năng giải quyết vấn đề về quấy rối tình dục, chiếm tỷ lệ 31,7% .
Như vậy để thấy rằng nhu cầu trang bị những kỹ năng để bảo đảm an toàn, tránh bị xâm hại là cần thiết và được các em rất quan tâm. Chúng ta biết rằng khi trẻ khuyết tật đến tuổi dậy thì, cơ thể trẻ có những thay đổi lớn, trẻ sẽ gặp phải một số khó khăn trong sinh hoạt cũng như giao tiếp. Sự thay đổi về cảm xúc cũng khiến các em trở nên khác hơn, bắt đầu có nhu cầu tình dục. ở giai đoạn này nếu các em không được trang bị những kỹ năng về giới tính thì không những các em sẽ gặp khó khăn trong sinh hoạt và giao tiếp mà rất có thể sảy ra những vấn đề như: các bện viêm nhiễm bộ phận sinh dục; vấn đề quấy rối tình dục, vấn đề xâm hại tình dục hoặc có thể dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. Đây cũng là câu hỏi đặt ra cho những nhà lãnh đạo Trung tâm, giáo viên và cả phụ huynh về việc nâng cao kiến thức và kỹ năng GDGT cho trẻ khuyết tật.
Bảng 2.12: Đề xuất của các em về chương trình GDGT nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng giáo dục giới tính.
Khách thể
Các đề xuất
Trẻ khuyết tật (60) Số lƣợng Tỉ lệ %
1.Nên có môn học riêng cung cấp kiến thức về GDGT 18 30
2.Cung cấp tài liệu sách báo GDGT cho các em tìm
hiểu 3 5
3. Tổ chức các buổi nói chuyện sinh hoạt CLB cho học
sinh tham gia 25 41,6
4. Mời chuyên gia tư vấn 4 6,7
5. Cần có phòng tư vấn để giải đáp mọi khúc mắc cho
các em 10 16,7
( Nguồn: khảo sát của đề tài, 2018)
Nhìn vào bảng chúng ta nhận thấy các em đề nghị nhiều nhất là “Tổ chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt Câu lạc bộ ” với (41.6%),tiếp đến “Có môn học riêng cung cấp kiến thức về giới tính” với (30%), với đề nghị “Cần có phòng tư vấn để giải đáp mọi khúc mắc cho các em” có 10 em đề xuất chiếm 16,7 %; “mời chuyên gia tư vấn tâm lý đến nói chuyện với học sinh”(6,7%), cung cấp tài liệu, sách báo GDGT (5%). Để chương trình GDGT hiện nay đang diễn ra tại Trung tâm được hoàn thiện hơn, chúng ta cần tiếp thu những ý kiến của học sinh đối tượng học và có những thay đổi về phương pháp phù hợp với thực tế, để có thể nâng cao kiến thức và kỹ năng GDGT cho trẻ khuyết tật.