Khái niệm đại học nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các trường đại học ở việt nam theo định hướng đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học quốc gia hà nội) (Trang 25 - 27)

Theo GS. TSKH Trƣơng Quang Học thì ĐHNC mang một số đặc trƣng: Quy mô lớn, tính liên ngành cao. Trƣờng có hàng trăm mã

ngành/chƣơng trình đào tạo. (ĐH Callifornia, Mỹ có gần 600 chƣơng trình đào tạo ở cả ba bậc, cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. ; ĐH Thanh Hoa, Trung Quốc có hơn 100 chƣơng trình ĐH, 158 chƣơng trình thạc sĩ, 144 chƣơng trình tiến sĩ…; Hoạt động chủ yếu của đội ngũ cán bộ là NCKH và giảng dạy; Đội ngũ có chất lƣợng cao và có quyền tự chủ cao trong hoạt động, đặc biệt là trong NCKH; Kinh phí NCKH lớn và chủ yếu có từ các nguồn bên ngoài (chiếm > 50% tổng thu của trƣờng); Các điều kiện nghiên cứu đầy đủ về hạ tầng, trang thiết bị và thông tin; Số lƣợng sinh viên sau đại học (đặc biệt là nghiên cứu sinh) lớn và là lực lƣợng nghiên cứu quan trọng của trƣờng (thƣờng > 50%).

ĐHNC có ba chức năng: Đào tạo, NCKH, phục vụ xã hội và sự kết hợp chặt chẽ ba chức năng này hiện nay cũng là xu hƣớng cơ bản trong chiến lƣợc phát triển giáo dục ĐH của các nƣớc trên thế giới. Các trƣờng đại học không chỉ là trung tâm đào tạo mà đã thực sự trở thành các trung tâm NCKH, sản xuất, sử dụng, phân phối, xuất khẩu tri thức và chuyển giao công nghệ mới hiện đại. Trong đó, NCKH và phục vụ thực tiễn vừa là phƣơng tiện (học qua NC), vừa là mục đích (học cho NC) vừa là động lực để đào tạo, nhất là đào tạo chất lƣợng cao. Nói cách khác, NCKH và phục vụ xã hội là yếu tố quyết định nhất tới chất lƣợng đào tạo. Vì vậy, liên kết với các doanh nghiệp, với sản xuất (theo công thức: Nhà nƣớc – ĐH – Cộng đồng – Doanh nghiệp) là xu hƣớng ngày một phát triển[20]

Theo hƣớng dẫn các tiêu chí trƣờng ĐHNC của ĐHQGHN thì ĐHNC có 4 giá trị cốt lõi: Phát minh và khám phá; Sáng tạo và sáng nghiệp; chất lƣợng đỉnh cao; mô hình mở và giải phóng mọi nguồn lực và 6 đặc trƣng cơ bản: qui mô đa ngành, đa lĩnh vực; tích hợp đào tạo với nghiên cứu ở cá bậc đại học; tập trung vào đào tạo sau đại học; giảng viên là nhà khoa học; NC chất lƣợng cao; lãnh đạo hiệu quả.

Các tiêu chí đánh giá trƣờng ĐHNC theo ĐHQGHN là: Thành tích NCKH và chuyển giao tri thức; chất lƣợng đào tạo; mức độ quốc tế hoá; cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo và NCKH.

Với các tính chất nêu trên, đại học nghiên cứu trong luận văn có hàm nghĩa là “Đại học nghiên cứu là trƣờng đại học có tính tự chủ cao trong mọi hoạt động của nhà trƣờng, có nhiệm vụ đào tạo, NCKH và phục vụ xã hội. Đại học nghiên cứu thƣờng có quy mô lớn, tính liên ngành cao, có khả năng về nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động NCKH và đào tạo chất lƣợng cao”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các trường đại học ở việt nam theo định hướng đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học quốc gia hà nội) (Trang 25 - 27)