Kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các trường đại học ở việt nam theo định hướng đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học quốc gia hà nội) (Trang 31 - 32)

7. Kinh nghiệm quốc tế

7.1Kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Hàn Quốc đã từng là nƣớc đƣợc cho là có chính sách giáo dục đại học tập trung đến mức cực đoan, trong đó Bộ Giáo dục Hàn Quốc giữ quyền kiểm soát. Quá trình đổi mới thực sự khởi nguồn vào năm 1982, Hiệp hội các trƣờng đại học Hàn Quốc đƣợc thành lập (Korean Council for University Education – KCUE). Hiệp hội này nhằm thúc đẩy nghiên cứu, hợp tác giữa các trƣờng, và đánh giá, kiểm định chất lƣợng. Cơ quan này đóng vai trò cầu nối giữa Bộ Giáo dục và các trƣờng ĐH. Sau 10 năm thử nghiệm, năm 1992, Hiệp hội chính thức đƣợc Chính phủ và Bộ Giáo dục Hàn Quốc công nhận là cơ quan độc lập phi chính phủ, có vai trò chủ chốt trong việc đánh giá, kiểm định các chƣơng trình giáo dục của các trƣờng thành viên.

Đến năm 1995, Hàn Quốc đã chính thức cải cách hoàn toàn cơ chế quản lý xin cho và tập quyền để dứt khoát trao quyền tự chủ cho các trƣờng với những nội dung cơ bản nhƣ sau:

1. Đa dạng hóa và chuyên sâu hóa hệ thống giáo dục đại học

2. Đa dạng hóa các tiêu chí cho phép thành lập các trƣờng đại học tƣ thục

3. Trao quyền tự chủ cho các trƣờng quyết định chỉ tiêu tuyển sinh và quản lý trƣờng

4. Tạo hệ thống hỗ trợ đặc biệt cho nghiên cứu khoa học

5. Gắn kết chặt chẽ giữa đánh giá chất lƣợng của trƣờng đại học với hỗ trợ tài chính từ Chính phủ.

Từ 2008, Hàn Quốc cũng đã thí điểm việc tăng cƣờng tự chủ nói chung và tài chính nói riêng cho các trƣờng đại học, một số đại học lớn nhƣ Đại học

Seul đƣợc giao quyền nhiều hơn trong quyết định tài chính của họ. Đại học quốc gia Seoul (SNU) là một trong số ít trƣờng đã có những bƣớc khởi đầu để chuyển trƣờng hoạt động theo mô hình công ty. 96% giáo sƣ ở SNU đồng tình thay đổi cơ chế quản lý nhà trƣờng nhằm cải thiện tính cạnh tranh quốc tế. Ngoài SNU, Đại học quốc gia Ulsan và Đại học quốc gia Incheon cũng đang xem xét kế hoạch chuyển đổi thành công ty.

Một trƣờng hợp điển hình ở Hàn Quốc là KAIST ( Korea Advanced Institute of Science and Technology) đƣợc thành lập năm 1971. Mặc dù nhận phần lớn kinh phí từ Bộ Khoa học và Công nghệ nhƣng KAIST không thuộc quyền quản lý của Bộ. Thay vào đó, viện này do một hội đồng quản trị lãnh đạo và có hai nhóm tƣ vấn từ ngoài trƣờng – một về quản lý và một về các vấn đề học thuật, bao gồm các chuyên gia quốc tế và những ngƣời nổi tiếng. Cơ chế quản trị này là yếu tố quan trọng để KAIST trở thành một trƣờng ĐH danh tiếng. Tạp chí AsianWeek bầu chọn KAIST là trƣờng ĐH khoa học và công nghệ tốt nhất của Châu Á trong hai năm liên tiếp 1999 và 2000. Năm 2009, KAIST xếp hạng 1 Hàn Quốc, hạng 21 thế giới về lĩnh vực kỹ nghệ và công nghệ thông tin, hạng 39 thế giới về khoa học tự nhiên theo bảng xếp hạng của Times – QS University Ranking. Năm 2013, KAIST xếp thứ 3 trong danh sách những trƣờng ĐH dƣới 50 năm thành lập tốt nhất thế giới (Times – QS University Ranking).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các trường đại học ở việt nam theo định hướng đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học quốc gia hà nội) (Trang 31 - 32)