Khái niệm kết quả nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các trường đại học ở việt nam theo định hướng đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học quốc gia hà nội) (Trang 28 - 30)

NCKH là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt đƣợc từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phƣơng pháp và phƣơng tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con ngƣời muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phƣơng pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trƣờng.

KQNCKH là những tri thức khoa học, tuy nhiên những tri thức khoa học đó không thể tự thể hiện đƣợc, mà nó phải thể hiện qua các vật mang tri thức. Các vật mang đó là:

Vật mang vật lý: bài báo khoa học, báo cáo khoa học; sản phẩm mẫu thu đƣợc sau quá trình thực nghiệm…

Vật mang công nghệ: mẫu vật liệu mới; mẫu sản phẩm mới; mẫu công cụ, máy móc, phƣơng tiện mới; mẫu của một nguyên lý công nghệ mới…

Vật mang xã hội có thể là cá nhân một chuyên gia, một ngƣời ngƣời thợ đƣợc huấn luyện tay nghề, một nhóm thợ chuyên môn, hoặc một nhóm chuyên gia…

Dù vật mang dƣới dạng hình thức nào, thì khi thực hiện thống kê NCKH chúng ta cũng coi những vật mang đó là những kết quả nghiên cứu đã thực hiện đƣợc.

Nhƣ vậy, khái niệm KQNCKH trong luận văn đƣợc hiểu cụ thể nhƣ sau: “KQNCKH là những sản phẩm thu đƣợc sau một quá trình nghiên cứu. Đó có thể là một bài báo khoa học, một báo cáo khoa học, một sản phẩm mẫu thu đƣợc sau quá trình thực nghiệm, cũng có thể là một mô hình tổ chức và quản lý, mô hình phƣơng pháp giảng dạy hoặc một giải pháp xã hội nào đó”.

Thương mại hoá sản phẩm/công nghệ

Sự thƣơng mại hóa là chủ đề đƣợc nghiên cứu rất nhiều cả bởi các học giả và cộng đồng các doanh nghiệp. Tất cả các viện nghiên cứu lớn thƣờng có các văn phòng thúc đẩy và giúp đỡ các nhà khoa học đƣa các nghiên cứu của mình vào thị trƣờng.

Thƣơng mại hóa thành quả hay một ý tƣởng khoa học mang tính đột phá về cơ bản cũng giống nhƣ thƣơng mại hóa bất kì thứ gì, ngoại trừ việc thực hiện khó khăn hơn nhiều. Nhiều khi việc này còn khó khăn bởi vì chúng ta phải xây dựng thị trƣờng cho một sản phẩm mới, chứ không phải là thiết kế một sản phẩm cho phù hợp với một thị trƣờng hiện hữu.

Có rất nhiều con đƣờng cho việc thƣơng mại hóa kết quả NCKH. Đó là “bán đứt bản quyền, thu tiền bản quyền dựa trên mức tiêu thụ, tự đầu tƣ, và tự

phát triển nôi bộ. Các doanh nghiệp đã tự mình xích lại gần với các trƣờng đại học lớn (ví dụ nhƣ công viên khoa học) để cùng chia sẻ nguồn nhân lực. Ẩn dƣới tất cả hoạt động này là những vấn đề phức tạp liên quan tới giá trị tiềm năng nằm trong những tài sản trí tuệ đó và làm thế nào để phát triển đƣợc chúng tốt nhất mà không đi chệch quá xa so với những ý tƣởng ban đầu đồng thời vẫn tạo ra giá trị. Có rất nhiều cách để đi từ phòng thí nghiệm tới cửa hàng: thƣơng mại hóa thành quả khoa học cũng giống nhƣ bất kì quá trình thƣơng mại khác – nó gồm một phần nghệ thuật, một phần khoa học, một phần cảm hứng, một phần công sức. Hầu hết các cách đi đều chỉ là cơ chế khung, có cái có hiệu quả có cái thì không- và không có một cách bí mật nào để làm những điều này.”

Trong luận văn, khái niệm thƣơng mại hóa sản phẩm/công nghệ có nghĩa là “Thƣơng mại hóa sản phẩm/công nghệ là quá trình đƣa các ý tƣởng nghiên cứu thành sản phẩm cụ thể ra thị trƣờng. Quá trình này thƣờng gặp rất nhiều khó khăn do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, ở đó thị trƣờng công nghệ nắm vai trò quyết định.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các trường đại học ở việt nam theo định hướng đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học quốc gia hà nội) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)