Một số quốc gia khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các trường đại học ở việt nam theo định hướng đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học quốc gia hà nội) (Trang 35 - 38)

7. Kinh nghiệm quốc tế

7.5Một số quốc gia khác

Ở Vƣơng quốc Anh, một trƣờng ĐH công lập nổi tiếng là Imperial College London xác định mục tiêu của nhà trƣờng là “đem lại những hƣớng dẫn chuyên ngành với chất lƣợng cao nhất trong việc đào tạo, giáo dục, nghiên cứu trong khoa học kỹ thuật và y khoa.” Để theo đuổi mục tiêu ấy, Imperial College London đƣợc toàn quyền tự chủ trong việc cấp bằng, quản lý tài chính và các hoạt động gây quỹ, xin tài trợ, v.v…

Pháp chỉ bắt đầu thực hiện giao tự chủ tài chính hoàn toàn cho các trƣờng từ 8/2007 sau khi có luật cải cách giáo dục mới (Loi de liberte et de Responsabites des Universités) trong khi các đại học Pháp đã đƣợc chuyển giao quyền tự chủ hoàn toàn về học thuật từ năm 1968.

Năm 2005, Singapore cũng thông qua một luật tƣơng tự trao quyền tự chủ cho 3 trƣờng đại học của nƣớc này.

Gần đây, bang Nord Rhein-Westfalia, Đức cũng trao quyền tự quyết định cho 33 trƣờng đại học trong việc tuyển dụng các giáo sƣ và các khóa đào tạo của trƣờng.

Dù đƣợc thực hiện với những mức độ khác nhau, nhƣng quyền tự chủ là điều kiện tiên quyết cho thành công của các trƣờng ĐH, bởi vì chỉ khi có quyền quyết định những vấn đề cốt yếu nhất trong hoạt động của mình, các trƣờng ĐH mới có động cơ và năng lực cạnh tranh trên cơ sở chất lƣợng đào tạo, nghiên cứu khoa học và khả năng tìm việc làm của ngƣời học.

Tiểu kết chƣơng 1

Chƣơng 1 của luận văn trính bày cơ sở lý luận của nghiên cứu về đổi mới, ĐHNC, chính sách, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN, bao gồm hai nội dung: (1) Tổng quan vấn đề nghiên cứu, và (2) Cơ sở lý luận nghiên cứu về đổi mới, ĐHNC, chính sách và triết lý của chính sách là tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các trƣờng ĐH.

Nghiên cứu tổng quan vấn đề nghiên cứu, có thể thấy, tình hình nghiên cứu về hoạt động đổi mới trong các trƣờng ĐHNC rất khác nhau giữa Việt Nam và quốc tế. Trong các nghiên cứu ở nƣớc ngoài, có rất nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, bàn về nhiều khía cạnh khác nhau xoay quanh chủ đề đổi mới, các hoạt động đổi mới ở trƣờng ĐHNC. Ở Việt Nam đã xuất hiện những công trình và đề tài nghiên cứu về hệ thống đổi mới quốc gia và đổi mới ở các tổ chức KH&CN. Chủ yếu các nghiên cứu tập trung vào phân tích các yếu tố của hệ thống đổi mới quốc gia. Tuy nhiên, đổi mới nói chung và đổi mới ở cá trƣờng ĐH nói riêng, là một chủ đề mới, trong cả thực tế và nghiên cứu.

Trên cơ sở tổng quan vấn đề nghiên cứu, cơ sở lý luận của nghiên cứu đƣợc trình bày bao gồm: hệ các khái niệm công cụ, phƣơng pháp nghiên cứu để nghiên cứu chính sách hoạt động đổi mới, vai trò của chính sách trong việc thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các trƣờng đại học ở Việt Nam dựa trên triết lý thực hiện quyền tự chủ cho các tổ chức khoa học và công nghệ. Các khái niệm đƣợc thảo luận trong luận văn bao gồm: đổi mới, chính sách, đại học nghiên cứu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong khoa học và giáo dục, kết quả nghiên cứu khoa học, thƣơng mại hóa sản phẩm/công nghệ.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC (NGHIÊN CỨU

TRƢỜNG HỢP ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các trường đại học ở việt nam theo định hướng đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học quốc gia hà nội) (Trang 35 - 38)