Về tổ chức và nhân lực khoa học và công nghệ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các trường đại học ở việt nam theo định hướng đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học quốc gia hà nội) (Trang 49 - 66)

2. Thực trạng hoạt động đổi mới trong Đại học Quốc gia Hà Nội

2.1. Về tổ chức và nhân lực khoa học và công nghệ:

2.1.1. Về tổ chức:

ĐHQGHN có 3 cấp quản lý hành chính:

1) ĐHQGHN là đầu mối đƣợc Chính phủ giao các chỉ tiêu về ngân sách và kế hoạch hàng năm; có tƣ cách pháp nhân, có con dấu mang hình Quốc huy. Chủ tịch Hội đồng ĐHQGHN, Giám đốc và các Phó Giám đốc ĐHQGHN do Thủ tƣớng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.

6

2) Các trƣờng đại học (7 Trƣờng), viện nghiên cứu khoa học thành viên (5 Viện); các khoa trực thuộc (5 Khoa); các trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ (4 Trung tâm); các tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; bệnh viện, nhà xuất bản, tạp chí khoa học trực thuộc ĐHQGHN là các đơn vị cơ sở có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

3) Các khoa, phòng nghiên cứu và tƣơng đƣơng thuộc trƣờng đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên và các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN.

Trong các trƣờng đại học ở Việt Nam, ĐHQGHN hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao; chịu sự quản lý Nhà nƣớc của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục và đào tạo, của Bộ Khoa học và Công nghệ về khoa học và công nghệ, của Bộ ngành khác và Ủy ban nhân dân cấp nơi Đại học Quốc gia đặt trụ sở trong lĩnh vực đƣợc phân công theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật. Các trƣờng đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc ĐHQGHN là những cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ có quyền tự chủ cao, có pháp nhân tƣơng đƣơng các trƣờng đại học, viện nghiên cứu khoa học khác đƣợc quy định trong Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Khoa học - Công nghệ.

Nhƣ vậy, ĐHQGHN là một trong những trƣờng đại học trọng điểm của Việt Nam, có tính liên ngành cao với nhiều trƣờng đại học thành viên và các đơn vị NCKH. Bƣớc đầu ĐHQGHN đã có những cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trƣờng đại học và các đơn vị thành viên.

2.1.2. Về nhân lực:

Đội ngũ tham gia NCKH có trình độ TS và chức danh GS, PGS của ĐHQG không ngừng đƣợc tăng lên, trong đó có nhiều nhà khoa học đầu ngành, đầu đàn có uy tín lớn ở trong và ngoài nƣớc về các ngành, chuyên ngành khác nhau thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, công nghệ, kinh tế.

Thời gian 2009 2010 2011 2012 7/2013 Tổng số CBVC cơ hữu 2.572 2.399 2.280 2.431 2.588 GS 42 41 46 43 44 PGS 256 254 249 245 274 TSKH 20 20 19 22 21 TS 633 667 653 756 806 ThS 960 899 872 1.193 1.330 Nguồn: Ban Tổ chức Cán bộ, ĐHQGHN

Từ năm 2009-2013, ĐHQG đã tuyển dụng hơn 310 giảng viên, riêng năm 2012-2013 có 152 GV (tỉ lệ GV có trình độ ThS trở lên chiếm khoảng 70-80%).

ĐHQG đã mời khoảng 300 GS, PGS của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo trong cả nƣớc và hàng trăm nhà khoa học có uy tín trên thế giới.

Về chính sách đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực KH&CN, ĐHQG đã cử 454 CBVC đi học cao học và số CBVC đã hoàn thành chƣơng trình đạo tạo TS là 231, ThS là 532 (200-2012).

Với quy mô là một trong những trƣờng đại học lớn, ĐHQGHN hiện có 3500 cán bộ, trong đó gần 2000 cán bộ làm công tác giảng dạy, NC và khoảng 700 cán bộ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý. Nhìn vào tỷ lệ nhà khoa học cso trình độ tiến sĩ là 43% và có học hàm giáo sƣ, phó giáo sƣ là 18%, ta có thể khẳng định ĐHQGHN là đơn vị có nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao của Việt Nam hiện nay. Mặc dù nhân sự cơ hữu đƣợc xem là có chất lƣợng nhƣng ĐHQGHN đã linh hoạt khi mời các nhà khoa học đến từ trong nƣớc và nƣớc ngoài tham gia giảng dạy và NC và không ngừng nâng cao trình độ cho các CBVC. Điều này chứng tỏ ĐHQGHN đã thấy rõ tầm quan trọng của việc phát triển nhân lực KH&CN trong sự phát triển chung của tổ chức.

2.2. Về tài chính dành cho hoạt động KH&CN và đổi mới:

Ở ĐHQGHN, tổng kinh phí hợp tác triển khai thực hiện các đề tài KH&CN hợp tác trong nƣớc đạt hơn 38 tỷ VNĐ (chiếm gần 25% kinh phí hoạt động KH&CN).

Ngoài ra, ĐHQGHN đã tổ chức xây dựng và phê duyệt 20 nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nƣớc thuộc Chƣơng trình Tây Bắc trong năm 2013 và 2014, trong đó, các nhà khoa học ĐHQGHN đấu thầu thành công 06 nhiệm vụ với tổng kinh phí 51,8 tỷ đồng.

Năm học 2011 – 2012, doanh thu chuyển giao công nghệ là 14,2 tỷ đồng.

2.3. Chính sách

2.3.1. Chính sách của nhà nước đối với ĐHQG

Bên cạnh các văn bản chung về các chính sách phát triển giáo dục và KH&CN của quốc gia nói chung, Nhà nƣớc có sự quan tâm đặc biệt đến ĐHQG, trong đó có ĐHQGHN.

Trong điều 8 của Luật Giáo dục đại học quy định:

1. Đại học quốc gia là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lƣợng cao, đƣợc Nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ phát triển.

2. Đại học quốc gia có quyền chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nƣớc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các cấp nơi đại học quốc gia đặt địa điểm, trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.

3. Đại học quốc gia đƣợc làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng để giải quyết những vấn đề liên quan đến đại học quốc gia. Khi cần thiết, giám đốc đại học quốc gia báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ về những

Đây chính là một điều kiện thuận lợi cho ĐHQGHN, nguồn ngân sách nhận đƣợc từ nhà nƣớc lớn và có những ƣu tiên phát triển. Đồng thời cũng là thách thức, ĐHQGHN với vai trò là đại học trọng điểm của quốc gia cần phải tiên phong trong công tác giảng dạy và NC, đòi hỏi chất lƣợng giáo dục và NCKH cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội.

2.3.2. Chính sách phát triển KH&CN của ĐHQGHN 2.3.2.1. Các chương trình KH&CN của ĐHQGHN

Hằng năm, ĐHQGHN có các chƣơng trình KH&CN trọng điểm cấp ĐHQGHN và các đề tài NCKH cấp ĐHQGHN.

Bảng 2.6. Danh sách các chƣơng trình KH&CN trọng điển cấp ĐHQGHN

Bảng 2.7. Danh sách các đề tài NCKH cấp ĐHQGHN năm 2015

STT Mã số Chƣơng trình

1. QGCT.14.01 Nghiên cứu định vị và phát triển khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam

2. QGCT.14.01 Nghiên cứu khoa học tính toán tin – sinh – dƣợc 3. QGCT.14.01 Tích hợp và phát triển bền vững các nguồn năng

lƣợng tái tạo

4. QGCT.14.01 Kinh tế học vĩ mô và chính sách kinh tế vĩ mô trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam

5. QGCT.14.01 Nghiên cứu và chế tạo các linh kiện micro-nano và mạch tích hợp ứng dụng trong các hệ thống đo lƣờng, điều khiển, viễn thông và y tế

TT Đơn vị Số lƣợng

đề tài 1. Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên 19 2. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng 01 3. Trƣờng Đại học Công nghệ 09

ĐHQGHN có 5 chƣơng trình NCKH, tổng số đề tài NCKH cấp ĐHQGHN năm 2015 của 13 trƣờng và đơn vị thành viên là 63 đề tài. Các chƣơng trình NCKH cho các sản phẩm là các ứng dụng của lĩnh vực đề tài NC, các cơ sở dữ liệu, các phƣơng pháp, quy trình công nghệ, chƣơng trình đào tạo,… Sản phẩm cụ thể của các đề tài NCKH cấp ĐHQGHN yêu cầu thƣờng là bài báo đăng tạp chí chuyên ngành, sách chuyên khảo, hỗ trợ đào tạo thạc sỹ và nghiên cứu sinh. Nhƣ vậy, thông qua các đề tài NCKH trên, ĐHQGHN đã thu đƣợc những KQNCKH nhằm phục vụ cho quá trình đào tạo, NC và nhu cầu của xã hội.

Ngoài ra còn có các nhiệm vụ KH&CN hợp tác với các Bộ, ngành, địa phƣơng và doanh nghiệp.

Bảng 2.8. Các nhiệm vụ KH&CN hợp tác với doanh nghiệp của ĐHQGHN

4. Viện Quốc tế Pháp ngữ 02

5. Khoa Y-Dƣợc 01

6. Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học 01 7. Trƣờng Đại học Ngoại ngữ 02 8. Trƣờng Đại học Kinh tế 04 9. Viện Công nghệ thông tin 01 10. Viện Đảm bảo Chất lƣợng Giáo dục 01 11. Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn 18

12. Khoa Luật 03

13. Trƣờng Đại học Giáo dục 01

T

T Tên nhiệm vụ/ Chủ nhiệm

Đơn vị

chủ trì Đối tác

dùng cho quá trình este chéo hóa dầu mỡ động thực vật phi thực phẩm để chế tạo nhiên liệu B5; PGS.TS. Trần Thị Nhƣ Mai học Tự nhiên

2. Chế tạo hệ xúc tác siêu axit thế hệ mới trên cơ sở oxit kim loại chuyển tiếp đƣợc phân tán nanoplatin ứng dụng làm xúc tác cho quá trình isome hóa

PGS.TS. Lê Thanh Sơn

Trƣờng ĐH Khoa học Tự nhiên Tập đoàn Dầu khí VN

3. Nghiên cứu địa tầng phân tập - tƣớng đá cổ địa lý các thành tạo trầm tích Nam bể Phú Khánh, bể Nam Côn Sơn và khu vực Tƣ Chính - Vũng Mây để xác định tính đồng nhất, phân dị của tƣớng trầm tích qua các thời kỳ GS.TS. Trần Nghi Trƣờng ĐH Khoa học Tự nhiên Tập Đoàn Dầu Khí

4. Nghiên cứu cơ chế kiến tạo hình thành các bể trầm tích vùng nƣớc sâu Nam Biển Đông và mối liên quan đến triển vọng dầu khí GS.TS. Trần Nghi Trƣờng ĐH Khoa học Tự nhiên Tập Đoàn Dầu Khí

5. Điều tra tình hình sản xuất và sử dụng năng lƣợng sạch tại khu vực nông thôn đồng bằng Bắc Bộ kết hợp xây dựng mô hình nông thôn mới xanh, sạch

PGS. TS. Hoàng Xuân Cơ

Trƣờng ĐH Khoa học Tự nhiên Trung tâm Truyền thông và Kỹ thuật Môi trƣờng

6. Xây dựng đề cƣơng nhiệm vụ, khảo sát khu vực nghiên cứu và viết một số chuyên đề phục vụ Xây dựng mạng lƣới quan trắc

Trƣờng ĐH Khoa học Tự Công ty Cp Tin học, Công Nghệ,

môi trƣờng Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

ThS. Dƣơng Ngọc Bách

nhiên Môi trƣờng- VINACOMI N

7. Thực hiện Phân tích các chỉ tiêu Môi trƣờng 2012 ThS. Dƣơng Ngọc Bách Trƣờng ĐH Khoa học Tự nhiên Công ty Cp Tin học, Công Nghệ, Môi trƣờng- VINACOMI N

8. Xây dựng phần mềm tính lan truyền chất ô nhiễm trong môi trƣờng nƣớc và không khí. ThS. Dƣơng Ngọc Bách Trƣờng ĐH Khoa học Tự nhiên Công ty Cp Tin học, Công Nghệ, Môi trƣờng- VINACOMI N

9. Khảo sát, lấy mẫu và phân tích chất lƣợng môi trƣờng ThS. Dƣơng Ngọc Bách Trƣờng ĐH Khoa học Tự nhiên Công ty cổ phần giấy An Hòa

10. Xây dựng phần mềm Tiếng Anh lớp 10 cho Class book

Trƣờng ĐH Ngoại

ngữ

Công ty Tinh Vân

11. Phát triển phần mềm dạy Tiếng Anh Language School

Trƣờng ĐH Ngoại

ngữ

Net2E – VDC

12. Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Nam Định (Chủ trì: ThS. Hoàng Văn

Viện Vi sinh vật và Công nghệ Công ty cổ phần VINA- HTC tỉnh Nam Định

Nguồn: Ban Khoa học Công nghệ, ĐHQGHN

Những chƣơng trình, đề tài hợp tác trên cho thấy ĐHQGHN đã có những gắn kết với các doanh nghiệp là các tập đoàn và các công ty, điều này cũng phản ánh một phần về chất lƣợng sản phẩm NCKH, các NCKH đã có tính ứng dụng vào thực tiễn.

2.3.2.2. Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ (KHCN) - Đại học Quốc gia Hà Nội

Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ (KHCN) - Đại học Quốc gia Hà Nội đƣợc thành lập theo quyết định số 3042/KHCN ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Hoạt động của Quỹ KHCN nhằm tài trợ, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển tiềm lực khoa học công nghệ và nâng cao vị thế của ĐHQGHN, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

Bộ máy tổ chức của Quỹ KHCN bao gồm: Hội đồng Quỹ, Cơ quan điều hành, và Ban Kiểm soát.

Các nguồn tài trợ cho hoạt động NC&TK cho ĐHQGHN đƣợc Quỹ tiếp nhận và quản lý. Theo quy chế hoạt động của Quỹ KHCN của ĐHQGHN, để có nguồn kinh phí cho Quỹ hoạt động, Bộ máy tổ chức của Quỹ KHCN cần “quan hệ với tổ chức, cá nhân trong nƣớc, ngoài nƣớc để vận động tài trợ cho Quỹ hoặc ủy thác cho Quỹ tài trợ, cho vay để thực hiện các dự án khoa học công nghệ và thực hiện các hoạt động phát triển vốn theo quy định của pháp luật”

2.3.2.3. Các Hội đồng Ngành và Liên ngành của ĐHQGHN

Các Hội đồng Ngành và Liên ngành của ĐHQGHN là tổ chức tƣ vấn cho Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) về: Các hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) và đào tạo thuộc lĩnh vực chuyên môn của một ngành (hoặc của một số ngành khoa học có quan hệ mật thiết với nhau) ở ĐHQGHN; Các giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, quy mô hoạt động KHCN.

Hội đồng ngành/liên ngành nằm trong hệ thống Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQGHN, có trách nhiệm đề xuất các phƣơng hƣớng phát triển, các giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động KHCN thuộc ngành (liên ngành), cụ thể hóa các kết luận của Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQGHN vào trong lĩnh vực chuyên môn của ngành (liên ngành).

Việc quyết định phƣơng hƣớng phát triển nói chung và phƣớng hƣớng nghiên cứu nói riêng là vô cùng quan trọng, ĐHQGHN đã có một Hội đồng bao gồm các nhà khoa học uy tín, tuy nhiên rất nhiều trong số các nhà khoa học này đảm nhận vai trò quản lý, việc thiếu tập trung tâm sức cho Hội đồng là khó tránh khỏi.

2.3.2.4. Nhóm nghiên cứu mạnh của ĐHQGHN

Tiên phong trong hệ thống giáo dục đào tạo cả nƣớc, năm 2013, ĐHQGHN đã ban hành hƣớng dẫn “Xây dựng và phát triển các Chƣơng trình nghiên cứu trọng điểm và Nhóm nghiên cứu mạnh ở ĐHQGHN”.

Xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh đƣợc xác định vừa là phƣơng thức vừa là mục tiêu để ĐHQGHN phát triển tiềm lực KH&CN, nâng cao khả năng triển khai các nghiên cứu đỉnh cao và hình thành các trƣờng phái khoa học, các trung tâm nghiên cứu xuất sắc; tạo động lực gia tăng các giá trị khoa học và công nghệ, các yếu tố cạnh tranh cả trên phƣơng diện quốc gia và quốc tế; thúc đẩy sự phát triển ĐHQGHN và các đơn vị theo định hƣớng nghiên cứu.

Đến năm 2015, ĐHQGHN đã có 21 nhóm nghiên cứu mạnh thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục, kinh tế, luật,… Để tồn tại bền vững, các nhóm nghiên cứu phải khẳng định đƣợc thế mạnh của mình dựa vào số dự án trúng thầu, đề tài đƣợc phê duyệt, số tiến sỹ đã đƣợc đào tạo trong nhóm hay sản phẩm công nghệ, số bài báo quốc tế hoặc bằng sở hữu trí tuệ.

2.32.5 Chính sách phát triển nhân lực chất lượng cao của ĐHQGHN

đề ra những mục tiêu cụ thể “đến năm 2020 đạt tỷ lệ 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý đƣợc đánh giá, đào tạo, bồi dƣỡng theo khung chuẩn năng lực theo yêu cầu quản trị đại học tiên tiến; đạt tỷ lệ 70% nhà khoa học có trình độ tiến sĩ, 25% đạt chuẩn chức danh giáo sƣ, phó giáo sƣ và 80% giảng dạy chất lƣợng cao, bằng ngoại ngữ và có công bố quốc tế hàng năm”

Với những chính sách nêu trên, ĐHQGHN đã chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt tới việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ và gắn kết giữa đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các trường đại học ở việt nam theo định hướng đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học quốc gia hà nội) (Trang 49 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)