Đánh giá thực trạng hoạt động đổi mới trong Đại học Quốc gia Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các trường đại học ở việt nam theo định hướng đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học quốc gia hà nội) (Trang 66)

Hà Nội

ĐHQGHN và ĐHQGTPHCM là hai trƣờng thuộc ĐHQG có cơ cấu tổ chức khác so với các trƣờng ĐH khác, bao gồm các trƣờng ĐH thành viên, các viện NC và TT, các đơn vị phục vụ. ĐHQGHN đƣợc nhận chính sách ƣu đãi đặc biệt từ Nhà nƣớc.

Tuy nhiên, ĐHQG là cơ quan thuộc Chính phủ. Các hoạt động chính của ĐHQGHN là đào tạo thuộc quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Nhƣ vậy, mặc dù Nhà nƣớc nói “ĐHQG có tính tự chủ cao…” nhƣng phần lớn hoạt động của ĐHQGHN chịu sự quản lý của Chính phủ và của hai Bộ.

Bản thân ĐHQGHN luôn nỗ lực trong việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên và hoạt động NCKH. Có thể thấy từ thực tế về sự gia tăng học hàm, học vị của các giảng viên mỗi năm; bên cạnh đó là các KQNCKH mà ĐHQGHN đạt đƣợc trong những năm gần đây.

ĐHQGHN đã có những bƣớc đi mạnh dạn trong việc xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh. Theo GS Nguyễn Đình Đức thì “các NNC chính là các tế bào sống của hoạt động khoa học, và thậm chí của cả hoạt động đào tạo trong các trƣờng đại học. Vì chỉ có xây dựng đƣợc các NNC mạnh mới triển khai đƣợc các hoạt động nghiên cứu mạnh, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học đỉnh cao của ngành và những nhiệm vụ KHCN quan trọng của đất nƣớc.”

Quỹ hoạt động KH&CN của ĐHQGHN kể từ khi thành lập vẫn chƣa thực sự thu hút đƣợc sự đầu tƣ từ các “mạnh thƣờng quân”, một phần vì tƣ duy đây là đơn vị có nhiều nhiệm vụ đặt hàng từ các cơ quan Chính phủ, các Bộ và địa phƣơng.

ĐHQGHN là một trong những đơn vị đứng đầu về KQNCKH ở Việt Nam. Nhiều sản phẩm KHCN đã tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế, có giá trị thực tiễn cao vừa có đóng góp quan trọng cho phát triển khoa học cơ bản của thế giới vừa đƣợc triển khai ứng dụng ở trong nƣớc. Đặc biệt, nhiều công trình nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực KHXH&NV đã thực hiện tốt Nghị quyết của Hội nghị BCH Trung ƣơng lần thứ tƣ khóa VIII, “bảo đảm luận cứ khoa học cho việc xây dựng các định hƣớng chiến lƣợc, chính sách, chủ trƣơng, kế hoạch, quy hoạch phát triển đất nƣớc của Đảng và Nhà nƣớc”. Ngoài ra ĐHQGHN còn thực hiện nhiệm vụ làm đầu mối thông tin cho Hội đồng Lý luận Trung ƣơng. ĐHQGHN đã triển khai nhiều chƣơng trình, dự án, đề tài KHCN quan trọng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhƣ các công trình về “Luận cứ khoa học lịch sử, địa lý và pháp lý của nƣớc CHXHCN Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa”, “Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam bộ, biên giới Tây Nam”...Mặc dù vậy, xét về quy mô, ĐHQGHN là ĐH lớn so với nhiều trƣờng nên chắc chắc tiềm lực sẽ lớn hơn. ĐHQGHN cần tiếp tục khẳng định vị thế của mình là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức, đa ngành, đa lĩnh vực, chất lƣợng cao, trình độ cao, tiếp cận trình độ khu vực, tiến tới đạt chuẩn quốc tế.

Luận văn chƣa có nhiều con số cụ thể về mặt tài chính, đặc biệt là lợi nhuận thu đƣợc từ việc chuyển giao công nghệ, thƣơng mại hóa sản phẩm. Giá trị kinh tế mang lại từ các KQNCKH nên đƣợc xem là một tiêu chí đánh giá năng lực KH&CN, đây cũng là thiếu xót cần phải bổ sung, hoàn thiện của tác giả trong luận văn này.

Tiểu kết chƣơng 2

Chƣơng 2 của luận văn phân tích các yếu tố trong hoạt động đổi mới ở các trƣờng đại học của Việt Nam. Từ thực trạng về tổ chức – nhân sự, tài chính, chính sách và kết quả nghiên cứu khoa học của các trƣờng ĐH ở Việt Nam, tác giả nhận thấy các hoạt động đổi mới chỉ tập trung ở một số trƣờng nhƣ ĐHQGHN, ĐHQGTPHCM, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Thái Nguyên, các trƣờng còn lại hầu nhƣ rất ít hoặc không có hoạt động nào. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do các trƣờng ĐH ở nƣớc ta chỉ tập trung vào công tác đào tạo, công tác NCKH chƣa đƣợc quan tâm nhiều. Ngay cả ở những trƣờng mạnh về nghiên cứu thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc, chủ yếu là về tài chính, đặc biệt là chính sách của Nhà nƣớc vẫn chƣa thực sự để cho các trƣờng ĐH đƣợc tự chủ hoàn toàn trong các hoạt động của mình.

Luận văn đi sâu vào phân tích các yếu tố trong hoạt động đổi mới ở ĐHQGHN. ĐHQGHN là tổ chức KH&CN có nguồn nhân lực phát triển về số lƣợng và chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng cao. Nổi bật trong phần 2 của chƣơng 2 là các KQNCKH của ĐHQGHN cho thấy ĐHQHN đã rất chú trọng đến hoạt động NCKH, tuy nhiên các hoạt động chuyển giao công nghệ, thƣơng mại hóa sản phẩm vẫn còn hạn chế, chƣa xứng với tiềm lực của ĐHQGHN, là một trong những đơn vị đứng đầu trong NC ở VN. Nhìn chung, ĐHQGHN đã có những chính sách phát triển hoạt động đổi mới, tiêu biểu nhƣ thành lập nhóm nghiên cứu mạnh, thành lập Quỹ phát triển KH&CN ĐHQGHN, những chƣơng trình, đề tài NC trong hệ thống các đơn vị thuộc ĐHQGHN.

CHƢƠNG 3. HÌNH THÀNH CÁC THIẾT CHẾ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG

HỢP ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI) 8 Hình thành thiết chế tự chủ trong các trƣờng Đại học

Một đại học sẽ không thể trở thành đại học nghiên cứu thực sự nếu không có quyền tự chủ trong các hoạt động của mình và chỉ khi trở thành đại học nghiên cứu, các hoạt động đổi mới sẽ trở thành hoạt động quan trọng thúc đẩy sự phát triển về trình độ giáo dục và khoa học và công nghệ của trƣờng đại học. Do đó, chƣơng 3 của luận văn xin đƣợc trình bày các giải pháp chính sách, đầu tiên là cần phải hình thành thiết chế tự chủ trong các trƣờng đại học.

Ở Việt Nam, quyền tự chủ của trƣờng ĐH đã đƣợc Luật Giáo dục Đại học ghi nhận với nội dung tƣơng tự quan niệm của các nƣớc phát triển: “Trƣờng trung cấp, trƣờng cao đẳng, trƣờng đại học đƣợc quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo điều lệ nhà trƣờng trong các hoạt động sau đây:

a) Xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch phát triển đại học;

b) Quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động đào tạo của đại học;

c) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, chia sẻ tài nguyên và cơ sở vật chất dùng chung trong đại học;

d) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đại học đặt trụ sở theo quy định;

đ) Đƣợc chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức bộ máy;

e) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Nếu theo các quy định này, thì trƣờng đại học đã có sự tự chủ về học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính và các hoạt động NCKH, hợp tác quốc tế.

Tuy nhiên, thực tế ngay trong chính Luật GDĐH lại có những quy định trái chiều. Đó là:

“Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục mở hoặc đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học và ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; quyết định cho phép mở hoặc đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ;

Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh và ban hành quy chế tuyển sinh;

Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định khối lƣợng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà ngƣời học đạt đƣợc sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học; quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chƣơng trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; quy định các môn học bắt buộc trong chƣơng trình đào tạo đối với các trình độ đào tạo của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học;

Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo và liên kết đào tạo;

Thủ tƣớng Chính phủ quy định cụ thể chính sách đối với giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học;

Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên;[8]

Điều này có nghĩa là Nhà nƣớc mà cụ thể là Bộ Giáo dục đóng vai trò kiểm soát hầu nhƣ toàn bộ các hoạt động của các trƣờng.

Thêm vào đó, việc phân tầng, xếp hạng các trƣờng đại học cũng thuộc trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc: “Chính phủ quy định tiêu chuẩn phân tầng cơ sở giáo dục đại học; ban hành khung xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học theo mỗi tầng và tiêu chuẩn của từng hạng trong khung phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc và ƣu tiên đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục đại học.

cao đẳng; căn cứ kết quả xếp hạng cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định kế hoạch ƣu tiên đầu tƣ, giao nhiệm vụ và cơ chế quản lý đặc thù đối với các cơ sở giáo dục đại học phù hợp với nhu cầu nhân lực và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc trong từng giai đoạn.

Căn cứ kết quả xếp hạng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo để hỗ trợ cơ sở giáo dục đại học tƣ thục về đất đai, tín dụng và đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ.”[8]

Điều này có nghĩa là việc phát triển trƣờng theo định hƣớng nào không do ngƣời sáng lập và tập thể trƣờng quyết định. Hơn nữa, việc phân tầng, xếp hạng và có sự phân biệt về ƣu đãi, mức độ tự chủ khác nhau theo tiêu chí tầng trên/tầng dƣới, hạng cao/hạng thấp, công lập/tƣ thục đã tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các trƣờng. Việc xếp hạng của những tổ chức xếp hạng có uy tín mới thật sự có giá trị trong cộng đồng đại học.

Và tất nhiên, với các quy định nhƣ vậy, Luật GDĐH đã cho thấy ai mới là ngƣời có quyền thực sự trong hoạt động của trƣờng đại học: “Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo đối với trƣờng cao đẳng, trƣờng đại học, học viện, viện nghiên cứu khoa học đƣợc phép đào tạo trình độ tiến sĩ và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Cơ sở giáo dục đại học không còn đủ năng lực thực hiện quyền tự chủ hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quyền tự chủ, tùy thuộc mức độ, bị xử lý theo quy định của pháp luật.”[8]

Nhƣ vậy, nhất thiết phải sửa đổi Luật GDĐH, bỏ đi những quy định có tính chất kiểm soát quá lớn của cơ quan nhà nƣớc và xóa bỏ việc phân tầng, xếp hạng giữa các trƣờng. Có nhƣ vậy, những trƣờng đại học ở Việt Nam mới có đƣợc sự tự chủ.

Ngoài Luật GDĐH dành riêng cho các trƣờng đại học, nhà nƣớc cũng ban hành các Nghị định về tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức nhƣ

Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Có một thực trạng là các trƣờng đại học thay vì hƣởng ứng, họ lại tìm cách tránh né hoặc là không áp dụng.

Về chính sách là vậy còn về bản thân các trƣờng đại học thì sao? Họ có thực sự muốn và cất tiếng nói “đòi” quyền tự chủ?

Tự chủ là quyền của các trƣờng đại học nhƣng ở Việt Nam, đa số các trƣờng lại từ chối quyền này bởi chính bản thân các trƣờng vẫn chƣa đủ năng lực và chƣa sẵn sàng. Bởi tự chủ là phải có trách nhiệm giải trình, trách nhiệm của nhà trƣờng với xã hội. Thực tế đã chứng minh, khi các trƣờng đƣợc phép tổ chức tuyển sinh riêng thì chỉ có rất ít trƣờng đăng ký, đa số vẫn tham gia kỳ thi chung của Bộ. Nhiều trƣờng đội ngũ năng lực còn yếu, chất lƣợng đào tạo kém, đào tạo chạy theo số lƣợng phục vụ lợi ích kinh tế và trách nhiệm giải trình thấp cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới trƣờng không thể tự chủ và cơ quan nhà nƣớc cũng e ngại khi giao quyền tự chủ cho họ.

Việc thực hiện quyền tự chủ trong các trƣờng đại học ở Việt Nam cần đƣợc tiến hành từ hai phía: nhà nƣớc và nhà trƣờng. Nhà nƣớc cần điều chỉnh các điều Luật để có một thiết chế tự chủ thực sự trong các trƣờng đại học, còn các trƣờng cũng cần phải nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu tổ chức và chức năng, thực hiện quyền tự chủ, đáp ứng nhu cầu tự thân, nhu cầu của xã hội.

ĐHQGHN so với các trƣờng đại học khác có tính tự chủ cao hơn, do là trƣờng quốc gia trọng điểm. Trong Luật GDĐH có hẳn những quy định riêng giành cho ĐHQG nhƣ đã nêu ở phần thực trạng chính sách cho ĐHQG.

9 Tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học

“Vấn đề chung nhất của tái cấu trúc là tạo một mô hình mới của hệ thống KH&GD, là một hệ thống KH&GD đa thành phần, tái tạo mối quan hệ bản chất, vốn có giữa khoa học, đào tạo và sản xuất, mà sự chia cắt là do hệ thống KH&GD nhà nƣớc độc tôn làm chủ tạo ra.”[21]

Cũng trong tác phẩm “Nghịch lý và lối thoát”, Vũ Cao Đàm có đƣa ra tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học theo công thức 3-5-8 của Tuyên ngôn Bologne 1999. Việt Nam cần và có thể ký kết tham gia vào Tuyên ngôn này.

Theo Tuyên ngôn Bologne 1999 thì rút ngắn thời gian giáo dục ở các bậc học, trong đó giáo dục đại học chỉ kéo dài 3 năm và có một hệ thống giáo dục chung, đẩy mạnh hợp tác, lƣu chuyển giảng viên và sinh viên, thời gian trên nhà trƣờng rút ngắn nhƣng triết lý của tuyên ngôn là “học tập suốt đời”. Tham gia vào Tuyên ngôn này sẽ giúp giáo dục Việt Nam nhanh chóng hội nhập với giáo dục quốc tế, đó là sự cải cách với tƣ duy về một nền giáo dục cho tƣơng lai.

10Giải pháp chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới trong ĐHQGHN

10.1 Chính sách về tổ chức – nhân lực: 10.1.1Về tổ chức:

ĐHQGHN có thế mạnh là tính liên ngành cao, các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới cũng cần phải phát huy đặt thù này. Để hàm lƣợng NC cao, các ĐVNC của ĐHQGHN cần phải mạnh. Các ĐVNC này là các Ban, các trƣờng thành viên, viện, trung tâm, các khoa thuộc trƣờng, phòng chuyên môn thuộc viện. Các ĐVNC này cần tăng cƣờng đề xuất đề tài, tổ chức thực hiện. Giữa các ĐVNC cần có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ, đặc biệt là trong những lĩnh vực, chƣơng trình lớn mang tính liên ngành.

Cũng nhƣ các trƣờng đại học khác, hoạt động NCKH ở ĐHQGHN không chỉ mang lại hiệu quả NC mà còn kết hợp phục vụ cho công tác đào tạo. Vì thế các ĐVNC cũng cần tham gia vào hoạt động đào tạo, đặc biệt là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới trong các trường đại học ở việt nam theo định hướng đại học nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp đại học quốc gia hà nội) (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)