TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha)
tihcstích((ah(ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 7735,48 100,00
1 Đất nông nghiệp 3523,00 45,54
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 3309,03 42,78
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 2872,79 37,14
1.1.1.1 Đất trồng lúa 1926,87 24,91
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 945,92 12,23
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 436,24 5,64
1.2 Đất lâm nghiệp 0,00 0,00
1.2.1 Đất rừng sản xuất 0,00 0,00
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 207,57 2,68
1.5 Đất nông nghiệp khác 6,40 0,08
2 Đất phi nông nghiệp 3346,98 43,27
2.1 Đất ở 948,11 12,26
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 901,73 11,66
2.1.2 Đất ở tại đô thị 46,38 0,60
2.2 Đất chuyên dùng 1180,28 15,26
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 11,36 0,15
2.2.2 Đất quốc phòng 16,75 0,22
2.2.3 Đất an ninh 0,35 0,00
2.2.4 Đất SX, kinh doanh phi nông nghiệp 279,83 3,62
2.2.5 Đất có mục đích công cộng 871,99 11,27
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 20,17 0,26
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 60,63 0,78
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1137,36 14,70
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,43 0,01
3 Đất chưa sử dụng 865,50 11,19
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 865,50 11,19
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 0,00 0,00
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Đan Phượng năm 2015
Nguồn: UBND huyện Đan Phượng (2015) * Khu vực nông thôn gồm 15 xã có tổng diện tích tự nhiên 7.442,18 ha, chiếm 96,2% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất đai ở 15 xã nông thôn được phân bổ theo các mục đích sử dụng như sau:
+ Đất nông nghiệp có 3405,52 ha, chiếm 45,76% diện tích tự nhiên khu vực nông thôn. Đất nông nghiệp của huyện được chia làm 4 vùng: Vùng đồng chủ yếu được sử dụng để trồng lúa, cây hàng năm và chăn nuôi. Quá trình đô thị hoá đang được đẩy mạnh ở vùng này, do vậy diện tích đất vùng đồng mấy năm trở lại đây bị chuyển đổi mục đích sử dụng rất nhiều, theo dự tính đến năm 2015 sẽ chỉ còn 3250 ha đất nông nghiệp
. Vùng bãi sông Đáy, vùng bãi sông Hồng quỹ đất này chủ yếu được sử dụng để trồng rau, màu, cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
+ Đất phi nông nghiệp 3170,7 ha, chiếm 42,6% diện tích tự nhiên khu vực nông thôn và chiếm 95,23% diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện. Hiện tại diện tích này đã được sử dụng chủ yếu cho các công trình hạ tầng văn hóa xã hội và công trình phát triển kinh tế.
+ Đất chưa sử dụng có 865,96 ha, chiếm 11,63% diện tích tự nhiên ở khu vực nông thôn và chiếm 100% diện tích đất chưa sử dụng toàn huyện (UBND
huyện Đan Phượng năm 2015).
b. Tài nguyên nước
* Nước mặt: Ngoài nguồn nước mưa hàng năm, Đan Phượng được sông Hồng ở phía Bắc cung cấp nước qua hệ thống thủy nông Đan Hoài, nước của
45,54% 43,27%
11,19%
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp
sông Đáy chạy dọc theo vùng bãi từ Thọ An đến Song Phượng. Ngoài ra trên địa bàn huyện Đan Phượng còn có hệ thống ao hồ nằm xen kẽ trong khu dân cư với diện tích khoảng 211,02 ha.
* Nước ngầm: Nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về mặt địa chất thủy văn mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Hồng. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mực nước sông Hồng cũng cạn nhiều do đó cũng ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm của Đan Phượng.
* Nước mưa: với lượng nước mưa trung bình 1.600-1.800mm trong năm, mặc dù lượng nước bốc hơi hàng năm bằng 65% so với lượng mưa nhưng đây vẫn là nguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân.
* Tài nguyên khoáng sản
Huyện Đan Phượng khan hiếm tài nguyên khoáng sản. Hiện nay vẫn chưa xác định được có nguồn tài nguyên khoáng sản gì ngoài cát ven sông Hồng, sông Đáy, trữ lượng cát ven sông Hồng nhiều và chất lượng cao.
3.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế
Tình hình chính trị, kinh tế-xã hội của nước ta và Hà Nội tiếp tục ổn định và phát triển. Dự báo kinh tế thế giới sẽ phục hồi tăng trưởng từ năm 2012, nền kinh tế trong nước sẽ dần hồi phục và nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hà Nội có thể đạt từ 8-9%. Giai đoạn 2006-2010, kinh tế-xã hội của huyện đạt được những kết quả khả quan và tương đối toàn diện (tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, nhiều chỉ tiêu phát triển xã hội được nâng cao) tạo thuận lợi cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015.
Trong 5 năm qua (2010 - 2015), tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994) trên địa bàn huyện tăng trưởng nhanh (năm 2010, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện là 846 tỷ đồng, đến năm 2015 là 1.953 tỷ đồng, tăng 1.107 tỷ đồng trong vòng 5 năm). Tăng trưởng kinh tế chung tăng nhanh, đạt 18,83%, đặc biệt là ngành công nghiệp và xây dựng tăng rất cao (đạt 24,33%).
Tăng trưởng GDP trên địa bàn huyện có thấp hơn so với tăng trưởng giá trị sản xuất nhưng cũng đạt khá cao trong giai đoạn 2010 - 2015, đạt mức 16,68%, trong đó mức tăng của công nghiệp – xây dựng tuy có giảm nhưng vẫn đạt 21,85%.
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2010, tính trên địa bàn huyện, tỷ trọng các ngành nông nghiệp - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ đạt theo thứ tự 31,05% - 41,65% - 27,30%. Năm 2014, tỷ trọng tương ứng là 14,23% - 53,61% - 32,16%.
Thực hiện Quyết định số 1754/QĐ-UBND ngày 27/4/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đan Phượng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn; liên kết tác động qua lại với các quận, huyện trên địa bàn thành phố, mạng lưới giao thông quốc lộ, tỉnh lộ sẽ ngày càng hoàn thiện và hiện đại, bao gồm các đường vành đai 3,5; vành đai 4, quốc lộ 32, và các tuyến đường tỉnh lộ... đây là điều kiện rất thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế huyện, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ và đô thị.
Trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng cả về kinh tế và chính trị, mối quan hệ liên kết giữa Thủ đô Hà Nội với các thủ đô của nhiều nước trên thế giới sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi cho huyện Đan Phượng trong việc du nhập các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào phát triển kinh tế và quản lý xã hội.
Nông thôn Đan Phượng có các làng nghề truyền thống nổi tiếng như: làng nghề chế biến lâm sản xã Liên trung, mộc xã Liên Hà… Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển SXKD, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động (UBND huyện Đan Phượng 2015).
3.1.3. Đặc điểm xã hội
3.1.3.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập của huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
Tính đến 31/12/2016 dân số, lao động và việc làm của huyện Đan Phượng được thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động của huyện Đan Phượng TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Tổng số nhân khẩu Người 136.857 139.462 140.722 144.633 147.285 149.900 1.1 Nữ Người 70.969 72.046 72.589 74.667 76.588 77.854 1.2 Nam Người 65.888 67.416 68.133 69.966 70.697 72.046 2 Tỷ lệ phát triển dân số % 1,86 1,90 0,90 2,78 1,83 1,78 2.1 Tỷ lệ PTDS tự nhiên % 1,39 1,44 1,46 1,25 1,43 1,40 2.2 Tỷ lệ PTDS cơ học % 0,47 0,46 -0,56 1,53 0,40 0,38 3 Tổng số hộ Hộ 30.109 30.682 30.959 31.819 32.403 32.743 4 Tổng số lao động LĐ 79.950 79.490 81.600 84.300 86.800 89.400 5 Biến động dân số Người 2.499 2.605 1.260 3.911 2.652 5.267 6 Quy mô số hộ Người/hộ 4,55 4,55 4,55 4,55 4,55 4,58
Nguồn: Phòng thống kê huyện Đan Phượng (2011-2016) Tổng dân số của huyện năm 2016 là 149.900 người, với tổng số hộ là 32.743 hộ, quy mô hộ trung bình là 4,58 người/hộ.
Dân cư của huyện tập trung trong 16 xã, đông đảo nhất là trên địa bàn xã Tân Hội 17.694 người, xã Tân Lập 14.985 người, ít nhất là trên địa bàn xã Song Phượng, chỉ có 4.486 người.
Số người trong độ tuổi lao động của huyện năm 2016 là 89.400 người, chiếm 59,64% dân số, trong đó lao động nông nghiệp là 54.399 người, chiếm
60,85% tổng số lao động của huyện (UBND huyện Đan Phượng 2016).
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đời sống dân cư đã và đang phát triển nhu cầu xây dựng ngày càng tăng. Hiện nay trên địa bàn huyện có 15 xã và 1 thị trấn đã hoàn thành xong chương trình xây dựng nông thôn mới. Hệ thống Quản lý trật tự xây dựng đã được quan tâm tạo mọi điều kiện để hoạt động có hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều sai phạm tại địa phương. Chính vì vậy tôi chọn 2 xã là Tân Lập, Tân Hội và thị trấn Phùng làm điểm nghiên cứu với tốc độ xây dựng đô thị hóa tại các xã và thị trấn này đang tăng cao dần với các năm gần đây.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Những số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các văn kiện, nghị quyết, sách, báo, tạp chí, các công trình đã được xuất bản, các số liệu
về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, các đồng nghiệp. Sử dụng những số liệu được thu thập bằng cách trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.
3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu phân tích để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được tổ chức điều tra trực tiếp trên cơ sở xác định các mẫu điều tra có tính chất đại diện.
Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu chúng tôi lựa chọn các đối tượng điều tra là các hộ gia đình, các cơ quan, doanh nghiệp (gọi chung là các chủ đầu tư) khởi công xây dựng các công trình trong năm 2015, trong đó chỉ tập trung chủ yếu vào công trình xây mới, còn các công trình được điều chỉnh, cải tạo, sửa chữa, gia hạn cấp phép xây dựng thì không điều tra vì các công trình này hầu hết là xây dựng đúng. Từ đó rà soát, phân loại các đối tượng điều tra theo các mức độ vi phạm khác nhau về không phép, có phép, sai phép, trái phép... Ngoài ra chúng tôi còn điều tra các nhà quản lý, các cán bộ phụ trách xây dựng, lãnh đạo UBND các xã phụ trách về trật tự xây dựng, lãnh đạo các phòng Quản lý đô thị, Đội Thanh tra xây dựng, phòng Kinh tế, Trưởng Ban quản lý cụm Công nghiệp, khu đô thị; Trung tâm phát triển cụm công nghiệp của huyện, qua đó thấy rõ được những khó khăn, tồn tại, vướng mắc trong quá trình quản lý trật tự xây dựng.
Bảng 3.3. Số lượng mẫu điều tra
TT Đối tượng điều tra Tổngsố
mẫu
Địa điểm nghiên cứu
Xã Tân Lập Xã Tân Hội Thị trấn Phùng 1 Hộ gia đình 90 30 30 30 2 Doanh nghiệp, tổ chức 30 10 10 10 3 Cán bộ chuyên môn xã 9 3 3 3 4 Phòng QLĐT huyện 11 5 Đội TTXD huyện 12 Tổng cộng 152 43 43 43
Đối tượng điều tra bao gồm các chủ đầu tư, cán bộ chuyên môn huyện, cán bộ chuyên môn xã, thị trấn. Trong đó, chủ đầu tư xây dựng được điều tra bao gồm 90 hộ dân và 30 doanh nghiệp và tổ chức. Các địa điểm được lựa chọn để
điều tra trên địa bàn thị trấn Đan Phượng là xã Tân Lập, xã Tân Hội và thị trấn Phùng. Các chủ đầu tư được chọn theo phương thức ngẫu nhiên từ danh sách các chủ đầu tư được cấp bởi ban quản lý trật tự xây dựng cấp xã.
Nội dung phiếu điều tra gồm thông tin chung về chủ đầu tư như trình độ học vấn, nhận thức về các quy định về cấp phép xây dựng, quy hoạch, mức độ vi phạm, các hình thức xử phạt hành chính, thủ tục hành chính về cấp phép, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, kiến nghị, đề xuất với các cấp có thẩm quyền. Việc thu thập những thông tin số liệu này được thực hiện bằng phương phỏng vấn trực tiếp các chủ đầu tư, nhà quản lý, lãnh đạo, cán bộ quản lý tại xã, thị trấn chọn điểm điều tra.
3.2.3.Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin
3.2.3.1. Phương pháp tổng hợp thông tin
Số liệu sau khi điều tra được tổng hợp và xử lý bằng công cụ Excel trong bộ công cụ Microsoft office.
3.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin
a. Thống kê mô tả
Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối để mô tả thực trạng tình hình tuân thủ pháp luật của các hộ gia đình, tổ chức theo quy định về cấp giấy phép xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc trên địa bàn thị huyện Đan Phượng.
b. Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp này để so sánh số tuyệt đối, số tương đối, so sánh sự khác nhau về tình hình tuân thủ giữa các đối tượng được điều tra. Thông qua đó thấy được các lỗi vi phạm chủ yếu, nguyên nhân chính gây ra để đề xuất các giải pháp phù hợp trong công tác quản lý trật tự xây dựng.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.4.1. Quy hoạch xây dựng
- Tỷ lệ chủ đầu tư biết về quy hoạch xây dựng.
3.2.4.2. Hệ thống tổ chức quản lý công tác trật tự xây dựng
- Quy chế, quy định trong công tác quản lý trật tự xây dựng.
- Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý trật tự xây dựng.
- Hệ thống tổ chức về công tác quản lý trật tự xây dựng.
3.2.4.3. Công tác tuyên truyền quản lý trật tự xây dựng
- Tỷ lệ chủ đầu tư biết đến quản lý trật tự xây dựng.
- Kênh thông tin chủ đầu tư biết đến quản lý trật tự xây dựng.
3.2.4.4. Hướng dẫn trong quản lý trật tự xây dựng
- Số lượt người được hướng dẫn trong quản lý trật tự xây dựng.
3.2.4.5. Cấp phép, phê duyệt trong quản lý trật tự xây dựng
- Số giấy được cấp phép, phê duyệt trong quản lý trật tự xây dựng.
- Thẩm quyền phê duyệt cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy
phép xây dựng.
3.2.4.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm
- Thanh tra, kiểm tra trong quản lý trật tự xây dựng .
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
4.1.1. Quy hoạch xây dựng và các quy định về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đan Phượng huyện Đan Phượng
Hà Nội là thủ đô của một quốc gia khá đông dân, Hà Nội trong quá trình đô thị hóa phải chịu rất nhiều áp lực. Đất chật người đông, người Hà Nội gốc, người ngoại tỉnh về an cư ở nơi đây, người ngoại quốc. mọi ngả đều đổ về Hà Nội để sinh sống và làm ăn. Trong khi cơ sở hạ tầng Thủ đô thì thiếu thốn rất nhiều, diện tích đất có hạn, nhu cầu xây dựng các công trình ngày càng lớn. Để quản lý