Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 57)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đời sống dân cư đã và đang phát triển nhu cầu xây dựng ngày càng tăng. Hiện nay trên địa bàn huyện có 15 xã và 1 thị trấn đã hoàn thành xong chương trình xây dựng nông thôn mới. Hệ thống Quản lý trật tự xây dựng đã được quan tâm tạo mọi điều kiện để hoạt động có hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều sai phạm tại địa phương. Chính vì vậy tôi chọn 2 xã là Tân Lập, Tân Hội và thị trấn Phùng làm điểm nghiên cứu với tốc độ xây dựng đô thị hóa tại các xã và thị trấn này đang tăng cao dần với các năm gần đây.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Những số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các văn kiện, nghị quyết, sách, báo, tạp chí, các công trình đã được xuất bản, các số liệu

về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, các đồng nghiệp. Sử dụng những số liệu được thu thập bằng cách trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu phân tích để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được tổ chức điều tra trực tiếp trên cơ sở xác định các mẫu điều tra có tính chất đại diện.

Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu chúng tôi lựa chọn các đối tượng điều tra là các hộ gia đình, các cơ quan, doanh nghiệp (gọi chung là các chủ đầu tư) khởi công xây dựng các công trình trong năm 2015, trong đó chỉ tập trung chủ yếu vào công trình xây mới, còn các công trình được điều chỉnh, cải tạo, sửa chữa, gia hạn cấp phép xây dựng thì không điều tra vì các công trình này hầu hết là xây dựng đúng. Từ đó rà soát, phân loại các đối tượng điều tra theo các mức độ vi phạm khác nhau về không phép, có phép, sai phép, trái phép... Ngoài ra chúng tôi còn điều tra các nhà quản lý, các cán bộ phụ trách xây dựng, lãnh đạo UBND các xã phụ trách về trật tự xây dựng, lãnh đạo các phòng Quản lý đô thị, Đội Thanh tra xây dựng, phòng Kinh tế, Trưởng Ban quản lý cụm Công nghiệp, khu đô thị; Trung tâm phát triển cụm công nghiệp của huyện, qua đó thấy rõ được những khó khăn, tồn tại, vướng mắc trong quá trình quản lý trật tự xây dựng.

Bảng 3.3. Số lượng mẫu điều tra

TT Đối tượng điều tra Tổngsố

mẫu

Địa điểm nghiên cứu

Xã Tân Lập Xã Tân Hội Thị trấn Phùng 1 Hộ gia đình 90 30 30 30 2 Doanh nghiệp, tổ chức 30 10 10 10 3 Cán bộ chuyên môn xã 9 3 3 3 4 Phòng QLĐT huyện 11 5 Đội TTXD huyện 12 Tổng cộng 152 43 43 43

Đối tượng điều tra bao gồm các chủ đầu tư, cán bộ chuyên môn huyện, cán bộ chuyên môn xã, thị trấn. Trong đó, chủ đầu tư xây dựng được điều tra bao gồm 90 hộ dân và 30 doanh nghiệp và tổ chức. Các địa điểm được lựa chọn để

điều tra trên địa bàn thị trấn Đan Phượng là xã Tân Lập, xã Tân Hội và thị trấn Phùng. Các chủ đầu tư được chọn theo phương thức ngẫu nhiên từ danh sách các chủ đầu tư được cấp bởi ban quản lý trật tự xây dựng cấp xã.

Nội dung phiếu điều tra gồm thông tin chung về chủ đầu tư như trình độ học vấn, nhận thức về các quy định về cấp phép xây dựng, quy hoạch, mức độ vi phạm, các hình thức xử phạt hành chính, thủ tục hành chính về cấp phép, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, kiến nghị, đề xuất với các cấp có thẩm quyền. Việc thu thập những thông tin số liệu này được thực hiện bằng phương phỏng vấn trực tiếp các chủ đầu tư, nhà quản lý, lãnh đạo, cán bộ quản lý tại xã, thị trấn chọn điểm điều tra.

3.2.3.Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

3.2.3.1. Phương pháp tổng hợp thông tin

Số liệu sau khi điều tra được tổng hợp và xử lý bằng công cụ Excel trong bộ công cụ Microsoft office.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin

a. Thống kê mô tả

Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối để mô tả thực trạng tình hình tuân thủ pháp luật của các hộ gia đình, tổ chức theo quy định về cấp giấy phép xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc trên địa bàn thị huyện Đan Phượng.

b. Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp này để so sánh số tuyệt đối, số tương đối, so sánh sự khác nhau về tình hình tuân thủ giữa các đối tượng được điều tra. Thông qua đó thấy được các lỗi vi phạm chủ yếu, nguyên nhân chính gây ra để đề xuất các giải pháp phù hợp trong công tác quản lý trật tự xây dựng.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Quy hoạch xây dựng

- Tỷ lệ chủ đầu tư biết về quy hoạch xây dựng.

3.2.4.2. Hệ thống tổ chức quản lý công tác trật tự xây dựng

- Quy chế, quy định trong công tác quản lý trật tự xây dựng.

- Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý trật tự xây dựng.

- Hệ thống tổ chức về công tác quản lý trật tự xây dựng.

3.2.4.3. Công tác tuyên truyền quản lý trật tự xây dựng

- Tỷ lệ chủ đầu tư biết đến quản lý trật tự xây dựng.

- Kênh thông tin chủ đầu tư biết đến quản lý trật tự xây dựng.

3.2.4.4. Hướng dẫn trong quản lý trật tự xây dựng

- Số lượt người được hướng dẫn trong quản lý trật tự xây dựng.

3.2.4.5. Cấp phép, phê duyệt trong quản lý trật tự xây dựng

- Số giấy được cấp phép, phê duyệt trong quản lý trật tự xây dựng.

- Thẩm quyền phê duyệt cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy

phép xây dựng.

3.2.4.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm

- Thanh tra, kiểm tra trong quản lý trật tự xây dựng .

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG

4.1.1. Quy hoạch xây dựng và các quy định về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đan Phượng huyện Đan Phượng

Hà Nội là thủ đô của một quốc gia khá đông dân, Hà Nội trong quá trình đô thị hóa phải chịu rất nhiều áp lực. Đất chật người đông, người Hà Nội gốc, người ngoại tỉnh về an cư ở nơi đây, người ngoại quốc. mọi ngả đều đổ về Hà Nội để sinh sống và làm ăn. Trong khi cơ sở hạ tầng Thủ đô thì thiếu thốn rất nhiều, diện tích đất có hạn, nhu cầu xây dựng các công trình ngày càng lớn. Để quản lý xây dựng đòi hỏi các cơ quan chức năng phải nghiêm túc làm việc hết mình đảm bảo các công trình xây dựng an toàn, mỹ quan đô thị mặt khác cũng phải đúng với quy hoạch phù hợp với từng địa bàn trên Thành phố. Trong những năm gần đây, mặc dù rất chú tâm trong công tác quản lý trật tự xây dựng nhưng Thành phố vẫn không thể tránh được những vi phạm mà các chủ đầu tư trong khi xây dựng các công trình. Số liệu dưới đây có thể thấy được phần nào về hiện trạng xây dựng trên địa bàn Thành phố trong những năm gần đây.

Trong 6 tháng đầu năm 2016, lực lượng Thanh tra Sở Xây dựng đã kiểm tra trên 10.000 công trình, lập hồ sơ vi phạm 1.592 trường hợp, đề xuất hình thức xử lý với UBND các quận, huyện, Thị trấn xã. Đặc biệt, số tiền xử phạt vi phạm từ các công trình tăng so với năm 2015, tổng thu đạt trên 13 tỷ đồng. Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, tình trạng vi phạm xây dựng, xây dựng không phép, sai phép thời gian gần đây xảy ra ở hầu hết các quận, huyện, chậm được xử lý hoặc xử lý không dứt điểm dẫn đến tồn đọng nhiều. Trong 9 tháng đầu năm 2016, thành phố có tới 596 công trình sai phạm, chủ yếu ở các quận, huyện: Đông Anh, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoài Đức, Hoàng Mai, Mỹ Đức, Thanh Trì, Thanh Xuân. Năm 2015, còn tồn đọng 168 công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp chưa được xử lý, 9 tháng năm 2016 lại có thêm 277 công trình sai phạm. Bên cạnh đó, nhiều vi phạm trật tự xây dựng tại các dự án, khu đô thị về quy hoạch, số tầng, chiều cao, mật độ xây dựng, diện tích sàn... không được xử lý kịp thời, dứt điểm ngay khi mới phát sinh, gây khó khăn cho công tác cưỡng chế (An Trân, 2016).

Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế chung của thành phố Hà Nội, kinh tế xã hội của huyện Đan Phượng cũng đã phát triển với nhịp độ cao,

hiệu quả và khá bền vững. Song cho đến nay, trong bối cảnh đã có nhiều yếu tố tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng trong đó có huyện Đan Phượng. Sự phát triển của từng vùng lãnh thổ, từng huyện, thị xã, Thành phố ngày càng năng động và vị thế của Đan Phượng trong tổng thể nền kinh tế-xã hội của Thành phố ngày càng thấy nhiều yếu tố mang tầm lớn hơn, đòi hỏi phát triển mạnh hơn, vững chắc hơn. Do vậy cần phải cập nhật, điều chỉnh bổ sung và xây dựng mới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Đan Phượng nói chung và các xã, thị trấn nói riêng với tầm nhìn dài hạn.

Ngoài việc thực hiện các văn bản của Chính phủ quy định về công tác quản lý trật tự xây dựng (Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng; Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; Kinh doanh bất động sản; Khai thác, sản xuất,kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình Hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;…

Theo quy định các công trình trên địa bàn huyện Đan Phượng phải được thường xuyên kiểm tra từ khi khởi công đến khi hoàn thành việc xây dựng, các vi phạm trật tự xây dựng đều được thiết lập biên bản, hồ sơ vi phạm và xử lý kịp thời, triệt để, đảm bảo chính xác công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.

UBND huyện Đan Phượng đã được phê duyệt quy hoạch chung xây dựng huyện, quy hoạch chung thị trấn Phùng, Quy hoạch phân khu đô thị S1, S2, GS...; Đang triển khai thẩm định phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 thị trấn Phùng, đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Về công tác xây dựng nông thôn mới: Huyện Đan Phượng đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 10/2015. Huyện đã quy hoạch và xây dựng được sáu cụm công nghiệp làng nghề với 534 doanh nghiệp; Đang triển khai lập quy hoạch chi tiết Trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn cho 15 xã trên địa bàn huyện.

Từ đây ta có bảng tổng hợp việc thực hiện quy chế, quy định trong quản lý trật tự xây dựng.

Bảng 4.1. Ý kiến của cán bộ cấp xã, huyện về sự bất cập trong quy chế, quy định Loại bất cập Cán bộ cấp huyện Cán bộ cấp xã Tổng Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Cấp giấy phép xây dựng 2 8,70 1 11,11 3 9,40 Xử lý hành vi vi phạm hành chính 2 8,70 0 0,00 2 6,25

Quy chuẩn xây dựng

trong quy hoạch 2 8,70 1 11,11 3 9,40

Xử lý vi phạm trật tự

xây dựng 1 4,35 1 11,11 2 6,25

Tổng mẫu điều tra 23 100,00 9 100,00 32 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Số liệu bảng 4.1 cho thấy việc thực hiện các quy chế, quy định về quản lý trật tự xây dựng ở trện địa bàn đối với cán bộ quản lý trật tự xây dựng cấp xã, cấp huyện không có gì bất cập nhiều. Trong số 32 cán bộ cấp xã, huyện làm công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, chỉ 3 ý kiến (chiếm 9,40%) cho rằng hiện nay quy chế, quy định về cấp giấy phép xây dựng có bất cập, quản lý xây dựng còn bất cập, có 2 ý kiến về quy định, quy chế về các hành vi vi phạm hành chính có bất cập. Quy chế, quy định về xử lý vi phạm trật tự xây dựng có 2 ý kiến cho rằng có bất cập.

Vấn đề bất cập ở đây là vấn đề quy hoạch kiến trúc do vùng thị trấn và ven thị trấn gồm Thị trấn Phùng và xã ven thị trấn có 3 con đường Quốc lộ và Tỉnh lộ chạy qua gồm TL417, Tl422, QL32. Các hộ bám mặt đường sinh sống từ rất lâu lên khi xây dựng quy chế kiến trúc đô thị gặp phải những khó khăn do một số khu dân cư ở hai bên đường từ rất lâu rồi mà quy hoạch hành lang đường từ tim đường vào là 17,5m và 15 m, đặc biệt là các khu phố thị trấn cổ, cho nên khi làm nhà người dân không còn đủ đất để xây dựng, dẫn đến tình trạng muốn xây dựng nhà kiên cố nhưng vẫn không xây được. Hay còn nhiều khu vực dân cư được hình thành từ lâu đời lên mở rộng đường giao thông đi vào khu dân cư làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Bảng 4.2. Ý kiến của chủ đầu tư về sự bất cập trong quy chế, quy định

Quy chế, quy định

Hộ gia đình Cơ quan,

doanh nghiệp Tổng Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Cấp giấy phép xây dựng 15 16,67 8 26,67 23 19,17 Xử lý hành vi vi phạm hành chính 13 14,44 3 10,00 16 13,33

Quy chuẩn xây dựng

trong quy hoạch 16 17,78 8 26,67 24 20,00

Xử lý vi phạm trật tự

xây dựng 10 11,11 5 16,67 15 12,50

Tổng mẫu điều tra 90 100,00 30 100,00 120 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Số liệu bảng 4.2 thể hiện các ý kiến của các chủ đầu tư về sự bất cập trong quy chế, quy định về trật tự xây dựng. Có 15 trong tổng số 90 hộ gia đình (chiếm 16,67%) và 8 doanh nghiệp, tổ chức trong tổng số 30 (chiếm 26.67%) cho rằng quy chế, quy định về cấp giấy phép xây dựng còn bất cập. Các hộ gia đình và doanh nghiệp, tổ chức gặp phải vấn đề về thời gian chỉnh sửa giấy tờ trong việc cấp giấy phép xây dựng. Một số hộ, tổ chức phải chỉnh sửa, bổ sung giấy tờ nhiều lần gây mất thời gian và công sức.

Kết quả cũng cho thấy có 24 chủ đầu tư cho rằng quy chuẩn xây dựng nhà ở so với thực tế còn bất cập. Theo quy chuẩn xây dựng trong quy hoạch nhà ở của luật xây dựng, khoảng cách giữa 2 dãy nhà ít nhất là 7m. Tuy nhiên, nhiều khu dân cư chưa được quy hoạch lại nên các con đường khá nhỏ, có thể chỉ từ 3-4m, một số con đường ô tô không đi vào được. Quy chuẩn cũng quy định về khoảng

lùi các công trình phụ thuộc vào chiều cao các nhà ở được xây dựng.Nhà xây

càng cao thì công trình phải lùi vào càng sâu và diện tích đất xây dựng càng bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 57)