Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 57 - 59)

3.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Những số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các văn kiện, nghị quyết, sách, báo, tạp chí, các công trình đã được xuất bản, các số liệu

về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, các đồng nghiệp. Sử dụng những số liệu được thu thập bằng cách trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu phân tích để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được tổ chức điều tra trực tiếp trên cơ sở xác định các mẫu điều tra có tính chất đại diện.

Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu chúng tôi lựa chọn các đối tượng điều tra là các hộ gia đình, các cơ quan, doanh nghiệp (gọi chung là các chủ đầu tư) khởi công xây dựng các công trình trong năm 2015, trong đó chỉ tập trung chủ yếu vào công trình xây mới, còn các công trình được điều chỉnh, cải tạo, sửa chữa, gia hạn cấp phép xây dựng thì không điều tra vì các công trình này hầu hết là xây dựng đúng. Từ đó rà soát, phân loại các đối tượng điều tra theo các mức độ vi phạm khác nhau về không phép, có phép, sai phép, trái phép... Ngoài ra chúng tôi còn điều tra các nhà quản lý, các cán bộ phụ trách xây dựng, lãnh đạo UBND các xã phụ trách về trật tự xây dựng, lãnh đạo các phòng Quản lý đô thị, Đội Thanh tra xây dựng, phòng Kinh tế, Trưởng Ban quản lý cụm Công nghiệp, khu đô thị; Trung tâm phát triển cụm công nghiệp của huyện, qua đó thấy rõ được những khó khăn, tồn tại, vướng mắc trong quá trình quản lý trật tự xây dựng.

Bảng 3.3. Số lượng mẫu điều tra

TT Đối tượng điều tra Tổngsố

mẫu

Địa điểm nghiên cứu

Xã Tân Lập Xã Tân Hội Thị trấn Phùng 1 Hộ gia đình 90 30 30 30 2 Doanh nghiệp, tổ chức 30 10 10 10 3 Cán bộ chuyên môn xã 9 3 3 3 4 Phòng QLĐT huyện 11 5 Đội TTXD huyện 12 Tổng cộng 152 43 43 43

Đối tượng điều tra bao gồm các chủ đầu tư, cán bộ chuyên môn huyện, cán bộ chuyên môn xã, thị trấn. Trong đó, chủ đầu tư xây dựng được điều tra bao gồm 90 hộ dân và 30 doanh nghiệp và tổ chức. Các địa điểm được lựa chọn để

điều tra trên địa bàn thị trấn Đan Phượng là xã Tân Lập, xã Tân Hội và thị trấn Phùng. Các chủ đầu tư được chọn theo phương thức ngẫu nhiên từ danh sách các chủ đầu tư được cấp bởi ban quản lý trật tự xây dựng cấp xã.

Nội dung phiếu điều tra gồm thông tin chung về chủ đầu tư như trình độ học vấn, nhận thức về các quy định về cấp phép xây dựng, quy hoạch, mức độ vi phạm, các hình thức xử phạt hành chính, thủ tục hành chính về cấp phép, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, kiến nghị, đề xuất với các cấp có thẩm quyền. Việc thu thập những thông tin số liệu này được thực hiện bằng phương phỏng vấn trực tiếp các chủ đầu tư, nhà quản lý, lãnh đạo, cán bộ quản lý tại xã, thị trấn chọn điểm điều tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 57 - 59)