Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 37 - 39)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

2.1.4.1. Nhận thức và hiểu biết của người dân về trật tự xây dựng

Như chúng ta đã thấy ở khu vực nông thôn, trình độ văn hóa là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hướng đến tình hình quản lý trật tự xây dựng nhà ở. Nếu trình độ hiểu biết của chủ hộ tốt, họ sẽ nhận thức tốt hơn về công tác trật tự xây dựng nói chung và công tác cấp phép nói riêng trên địa bàn và ngược lại (Đỗ Quý Hoàng, 2014).

2.1.4.2. Năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng

Năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng tốt thì công việc sẽ tiến triển vô cùng thuận lợi và ngược lại nếu năng lực chuyên môn thấp thì khi xử lý công việc như tư vấn, kiểm tra, giám sát.... sẽ gặp phải một số khó khan (Chử Thị Kim Anh, 2014).

2.1.4.3. Sự kết hợp giữa cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương

Sự phối kết hợp giữa chuyên môn và chính quyền địa phương là một việc hết sức quan trọng, nó thể hiện sự gắn kết của chuyên môn với chính quyền địa phương. Vì khi có khó khăn về công việc nào đó thì chính quyền địa phương gặp chuyên môn để nhờ tư vấn, giải quyết, ngược lại khi chuyên môn muốn triển khai một việc nào đó trên toàn địa phương để có kết quả tốt và người dân ủng hộ thì phải kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương.

- Chủ trì, phối hợp với Đội thanh tra xây dựng cấp huyện, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cấp xã thực hiện việc tuyên truyền, vận động hướng dẫn các tổ chức và nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn;

- Chỉ đạo, điều hành Tổ công tác của Đội thanh tra xây dựng cấp huyện đặt tại địa bàn thường xuyên kiểm tra tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn, phát hiện, lập hồ sơ vi phạm hành chính về trật tự xây dựng.

Tiếp nhận hồ sơ vi phạm hành chính về trật tự xây dựng do Tổ công tác của Đội thanh tra xây dựng cấp huyện đặt tại địa bàn chuyển đến để ban hành các quyết định xử phạt, quyết định đình chỉ thi công, quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện xử lý các hành vi vi phạm hành chính về trật tự xây dựng theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Chỉ đạo Công an cấp xã cấm thợ xây dựng, cấm vận chuyển vật liệu xây dựng vào công trình vi phạm trật tự xây dựng; yêu cầu các cơ quan cung cấp dịch vụ điện, nước ngừng cung cấp dịch vụ đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật.

- Kịp thời chuyển hồ sơ vi phạm hành chính về trật tự xây dựng vượt thẩm quyền và kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý theo thẩm quyền.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng của cấp thẩm quyền đối với các công trình xây dựng trên địa bàn.

- Cấp tỉnh kết hợp cấp huyện thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn cán bộ làm công tác xây dựng cấp xã về tình quản lý trật tự xây dựng, quy hoạch, cấp phép… (Đỗ Quý Hoàng, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 37 - 39)