Chiến lược quản lý chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 37 - 44)

Nguồn: Cù Huy Đấu và Trần Thị Hường (2009)

b, Các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chất thải rắn

– Luật Bảo vệ môi trường 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014; – Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

– Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính Phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

– Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Sử dụng lại

Giảm thiểu

Tái chế

Nâng cao giá trị

– Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007của chính phủ ban hành quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan đến quản lý chất thải rắn;

– Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

– Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

– Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050;

– Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dậy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

– Quyết định số 1440/2008/QĐ-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch các cơ sở xử lý chất thải tại ba vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, Trung, Nam đến năm 2020;

– Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại; – Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

– Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 7/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại;

– Thông tư liên Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 1 năm 2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc chọn lựa địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn;

– Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn;

– QCVN 07:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

– QCVN 02:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế;

– QCVN 30:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp;

– QCVN 41: 2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng;

– QCVN 56: 2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tái chế dầu thải;

– TCXDVN 261-2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn. Tiêu chuẩn thiết kế – TCVN 6696-2000: Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – các yêu cầu về môi trường;

- QCXDVN 01:2008/BXD: Quy hoạch xây dựng; – TCVN 6706-2009: Chất thải nguy hại – Phân loại;

– TCXDVN 320:2004 bãi chôn lấp chất thải nguy hại – tiêu chuẩn thiết kế; - QCVN 07-9:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng.

Bên cạnh đó còn rất nhiều các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định các nội dung khác trong công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên hệ thống các văn bản pháp luật trong quản lý chất thải và bảo vệ môi trường nước ta chưa thực sự hoàn thiện, việc thực thi chưa đầy đủ dẫn đến công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng còn nhiều bất cập. Số vụ vi phạm pháp luật về môi trường hàng năm thường tăng. Năm 2014, ngành tài nguyên và môi trường đã tiến hành 786 cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 2.685 tổ chức, cá nhân, trong đó: Bộ đã tiến hành 24 cuộc thanh tra, kiểm tra, các Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành 762 cuộc thanh tra, kiểm tra. Đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 763 tổ chức, cá nhân với số tiền là 74 tỷ 979 triệu đồng, tạm đình chỉ hoạt động đối với 37 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 41,11% số tổ chức, cá nhân được thanh tra có vi phạm về môi trường (tăng 3,29%

so với năm 2013), tỷ lệ vi phạm cao thể hiện việc thực thi pháp luật chưa được coi trọng. Việc xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, có chế tài rõ ràng, xử lý nghiêm minh là yếu tố then chốt, quan trọng trong công tác quản lý nói chung, công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014).

2.1.4.2. Yếu tố con người

Con người là trung tâm của xã hội, là chủ thể chân chính sáng tạo ra mọi giá trị vật chất – tinh thần để phục vụ chính đời sống của mình. Trọng mọi hoạt động xã hội nói chung và hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng không thể thiếu yếu tố con người. Nói đến nhân tố con người là nói đến nhưng phẩm chất, thuộc tính, tri thức, kinh nghiệm, năng lực, thói quen... của con người được biểu hiện trong các dạng thức hoạt động khác nhau qua đó ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Thực tiễn đã chứng minh, để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội thì yếu tố con người là yếu tố quyết định, nếu phát huy tốt yếu tố con người sẽ là động lực, nguồn sức mạnh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Con người tham gia vào toàn bộ quá trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ quy hoạch quản lý đến hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Đặc biệt, con người chính là nguồn xả chất thải rắn sinh hoạt. Con người tham gia quản lý, đồng thời cũng là đối tượng chịu sự quản lý. Làm tốt công tác quản lý con người; tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật ở con người là nhân tố quan trọng tạo nên thành công trong quản lý nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng.

2.1.4.3. Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay có vai trò to lớn trong việc hình thành nền “kinh tế tri thức”, phát triển hàm lượng trí tuệ cao trong sản xuất, dịch vụ và quản lý ở tất cả các quốc gia trên thế giới, thể hiện ở vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường xác định một trong năm giải pháp để thực hiện Nghị quyết là “Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công

nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”.

Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực môi trường giữ một vị trí quan trọng trong việc thiết lập các cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn để xây dựng cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hoặc các giải pháp quản lý nhà nước, giải pháp công nghệ, kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ môi trường.

2.1.4.4. Nhận thức của cộng đồng

Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng và công tác bảo vệ môi trường nói chung chỉ có thể được giải quyết một cách ổn thoả khi có sự tham gia chủ động, tích cực của cộng đồng. Sự tham gia này thể hiện ngay từ khi xác định các vấn đề, các biện pháp, cách thức cụ thể giải quyết các vấn đề môi trường do rác thải gây nên. Sự tham gia của cộng đồng còn có nghĩa là việc tăng quyền làm chủ và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo cho họ quyền được sống trong một môi trường trong lành, sạch, đẹp, đồng thời được hưởng những lợi ích do môi trường đem lại. Để làm được việc này, các nước đã trải qua quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền và thậm chí cưỡng chế người dân tiến hành phân loại rác tại nguồn. Nhiều nước đã đưa vào chương trình giáo dục phổ thông kiến thức môi trường và về thu gom phân loại rác thải. Đặc biệt sử dụng phương pháp giáo dục trẻ em thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt tại các trường tiểu học. Bên cạnh chương trình bài giảng, các thầy cô giáo có rất nhiều tranh vẽ và giáo cụ trực quan về trẻ em tham gia thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt trên đường phố, tại gia đình. Chính vì vậy, khi các em lớn, ra đời, việc giữ gìn vệ sinh, vứt rác đúng chỗ, đúng thùng phân loại không chỉ là ý thức mà còn là thói quen hàng ngày. Các chuyên gia nước ngoài đều khẳng định đây là một chương trình giáo dục tuyên truyền hiệu quả nhất, bền vững nhất và không thể thiếu được trong các trường học phổ thông.

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt của một số nước trên thế giới thế giới

2.2.1.1. Nhật Bản

Tại Nhật Bản, công tác thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được đặc biệt coi trọng. Rác trong gia đình được chia thành sáu loại chủ

yếu: rác đốt được, rác không đốt được, rác tài nguyên, rác có hại, rác lớn cồng kềnh và rác không thể thu gom. Rác đốt được (các món ăn nấu vụn, cơm thừa, vỏ trái cây, tã giấy…) được quy định khá nghiêm ngặt, như: rác nhà bếp phải được vắt hết nước rồi dùng giấy báo gói lại; gỗ vụn, cành cây phải được cắt ngắn nhỏ rồi dùng dây cột lại trước khi bỏ đi. Rác tài nguyên (các loại giấy, lon rỗng, chai lọ…) cũng phải được xếp gọn gàng hoặc rửa sạch trước. Vật độc hại (pin, bóng đèn huỳnh quang) hay nguy hiểm (thuỷ tinh) thì phải gói lại bằng giấy báo và ghi chú rõ bên ngoài.

Trong công tác quản lý chất thải và bảo vệ môi trương Nhật Bản rất thành công nhờ nhiều bộ luật liên quan đến tái chế, tái sử dụng chất thải rắn; hệ thống các dịch vụ thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn hoàn chỉnh, ý thức người dân trong công tác bảo vệ môi trường cao. Các giới chức giáo dục đã đưa vào các trường học một chương trình trình dạy các học sinh về cách phân loại và xử lý chất thải rắn tại nguồn.

Kinh nghiệm tại Nhật Bản cho thấy, việc thu gom và xử lý chất thải phải được xã hội hoá cho các công ty tư nhân. Các công ty tư nhân phải tuân thủ theo chính sách của thành phố. Mô hình 3 cấp xí nghiệp Mẹ, xí nghiệp con, xí nghiệp vệ tinh của Nhật Bản trong đó các xí nghiệp con, xí nghiệp vệ tinh hầu hết nằm trong khu vực nông thôn.

Việc khử bỏ các chất thải rắn ở Nhật Bản không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn liên quan tới các mặt chính trị và văn hoá. Do lãnh thổ chật hẹp, Nhật bản đang sử dụng phương pháp thiêu huỷ để loại bỏ chất thải. Nhật Bản có 1.915 xí nghiệp thiêu huỷ rác hoạt động, công suất của xí nghiệp lớn nhất lên tới 1.980 tấn/ngày đêm. Sau khi phân loại, 68% chất thải sinh hoạt được chuyển qua các xí nghiệp này. Phần lớn các xí nghiệp này đều có những lò thiêu đốt nhỏ hoạt động theo chu kỳ, bên cạnh các lò đó còn có các lò lớn hoạt động liên tục và dùng ngay nhiệt năng của các lò đó để cung cấp năng lượng (Viện Hàn lâm KH và CN TP HCM, 2010).

2.2.1.2. Singapore:

Singapore là nước đô thị hoá 100% và là đô thị sạch nhất thế giới. Quản lý chất thải là một bộ phận trong hệ thống quản lý môi trường quốc gia của Singapore. Hệ thống quả lý xuyên suốt, chỉ chịu sự quản lý của Chính phủ. Bộ phận quản lý chất thải có chức năng lập kế hoạch, phát triển và quản lý chất thải phát sinh: cấp giấy phép cho lực lượng thu gom chất thải, ban hành những quy

định trong việc thu gom chất thải hộ gia đình và chất thải thương mại và xử lý những hành vi vứt rác không đúng quy định. Xúc tiến thực hiện 3R (tái chế, tái sử dụng và làm giảm sự phát sinh chất thải) để bảo tồn tài nguyên. Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm. Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình tái chế quốc gia. Trong số các nhà thầu thu gom rác hiện nay tại Singapore có 4 nhà thầu thuộc khu vực công, còn lại thuộc khu vực tư nhân. Các nhà thầu tư nhân đã có những đóng góp quan trọng trong việc thu gom rác thải, khoảng 50% lượng rác thải phát sinh do tư nhân thu gom, chủ yếu là rác của các cơ sở thương mại, công nghiệp và xây dựng. Chất thải của khu vực này đều thuộc loại vô cơ nên không cần thu gom hàng ngày. Từ năm 1989, chính phủ Singapore đã ban hành các quy định y tế công cộng và môi trường để kiểm soát các nhà thầu tư nhân thông qua việc xét cấp giấy phép. Theo quy định, các nhà thầu tư nhân phải sự dụng xe máy, máy và trang thiết bị không ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhân dân, phải tuân thủ các qui định về phân loại rác thải để đốt hoặc đem chôn để hạn chế lượng rác thải tại bãi chôn lấp.

Phí dịch vụ thu gom rác được cập nhật trên mạng internet công khai để người dân có thể theo dõi. Bộ môi trường qui định các khoản phí về thu gom rác và đổ rác với mức 6-15 đô la Singapore mỗi tháng tuỳ theo phương thức phục vụ (15 đô la đối với dịch vụ thu gom trực tiếp, 6 đô la đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua thùng chứa rác công cộng ở các chung cư). Đối với các nguồn thải không phải là hộ gia đình, phí thu gom được tính tuỳ vào khối lượng rác phát sinh có mức 30-70-175-235 đô la Singapore mỗi tháng. Các phí đổ rác được thu hàng tháng do ngân hàng PUB đại diện cho Bộ môi trường thực hiện.

Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua đường dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)