Một số yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.Một số yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn

SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH

4.3.1. Ảnh hưởng của chính sách pháp luật tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Nhà nước sử dụng công cụ chính sách pháp luật để quản lý xã hội, điều chỉnh hành vi.

Qua thực tế việc áp dụng chính sách pháp luật trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình có những tác động tích cực và hạn chế như sau:

4.3.1.1. Tác động tích cực

Đối với hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt: Luật bảo vệ môi trường 2014, Nghị định 38/2015/NĐ-CP; Nghị định 179/2013/NĐ-CP…, các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực quản lý chất thải được ban hành là những căn cứ pháp lý quan trọng để quản lý chất thải rắn nói chung, chất thải rắn sinh hoạt nói riêng thống nhất theo định hướng mới.

Các chính sách khuyến khích của nhà nước trong xã hội hoá công tác môi trường đã bước đầu phát huy hiệu quả, hiện các doanh nghiệp tư nhân đã bước đầu tham gia vào quá trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

4.3.1.2. Hạn chế

- Trong phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển: Việc phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Luật bảo vệ môi trường 2014, Nghị định 38/2015/NĐ-CP…các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, do tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan:

+ Một số chính sách, quy định chưa đi vào cuộc sống, chưa được áp dụng trong thực tế.

VD: Điều 95 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định: Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường tại nguồn để thuận lợi cho việc tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý. Việc thực hiện phân loại rác mới chỉ được thực hiện thí điểm ở một vài địa phương, trên cả nước nói chung và thành phố Thái Bình nói riêng chưa phân loại rác thải tại nguồn. Vì vậy trong chất thải rắn sinh hoạt còn lẫn chất thải rắn nguy hại, chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn y tế, chất thải rắn nông nghiệp, chất thải rắn làng nghề…

+ Chính sách pháp luật có nhiều điểm chưa cụ thể, rõ ràng gây khó khăn trong thực hiện.

VD: Điểm 2, Điều 15, Nghị định 38/2015/NĐ-CP quy định: Chất thải rắn sinh hoạt sau khi được phân loại được lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp. Điều này không chỉ cụ thể thiết bị lưu chứa thế nào là phù hợp, cũng không chỉ ra việc quy định thiết bị lưu chứa phù hợp được quy định trong văn bản nào khác gây khó khăn trong quá trình thực hiện và tìm hiểu của người dân cũng như người quản lý.

- Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường được quy định trong Nghị định 179/2013/NĐ-CP với các mức xử phạt tương đối cụ thể. Tuy nhiên, trên hiện nay việc thực hiện xử phạt, nhất là đối với các hộ gia đình gần như không được thực hiện. Nhiều người dân chưa thực sự ý thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật..

Việc áp dụng các quy định cụ thể trong đánh giá chi phí khắc phục thiệt hại với lợi ích bảo vệ môi trường trong việc cấp phép cho các dự án trong thực tế còn lỏng lẻo.

Hộp 2. Đánh giá việc chấp hành pháp luật

Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức, chưa thực sự quyết liệt trong việc giải quyết các vấn đề về đô thị, một số vụ việc vi phạm chưa được giải quyết, xử lý kịp thời, triệt để nên hạn chế tính giáo dục, răn đe.

(Ông Phạm Văn Tư – Trưởng phòng QLĐT thành phố Thái Bình)

Việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường có lúc, có nơi chưa tốt.

(Ông Nguyễn Văn Đức – Trưởng phòng TN – MT thành phố Thái Bình)

- Ảnh hưởng tới xã hội hoá công tác Môi trường: Việc xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực môi trường được quy định trong Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008. Tuy nhiên chính sách này khi áp dụng vào thực tiễn chưa thực sự hiệu quả do cơ chế hỗ trợ chưa thực sự thu hút được nhà đầu tư. Các nhà đầu tư vẫn gặp nhiều khó khăn trong đầu tư vào hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt do gặp phải các vấn đề về tài chính, công nghệ; trang thiết bị cũng như cơ sở hạ tầng đầu tư đòi hỏi nguồn vốn lớn nhưng thời gian thu vốn lại dài. Bên cạnh đó, môi trường cạnh tranh chưa thực sự công bằng do các công ty Môi trường đô thị trước kia là doanh nghiệp nhà nước vẫn được trợ giá từ ngân sách nhà nước.

Hộp 3. Đánh giá xã hội hoá công tác Môi trường

Công tác dịch vụ công ích đô thị chưa được xã hội hoá mạnh mẽ và thiếu tính cạnh tranh, chưa huy động hiệu quả sự tham gia của các thành phần kinh tế trong quản lý đô thị và vệ sinh môi trường.

(Ông Phạm Văn Tư – Trưởng phòng QLĐT thành phố Thái Bình)

Ví dụ: Thành phố có chủ trương khuyến khích xã hội hoá công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các xã để giảm tải cho nhà máy rác nhưng hiện chưa thành công do các yếu tố: Công tác đền bù giải phóng mặt bằng liên quan tới các văn bản pháp luật về giải phóng mặt bằng; công tác hỗ trợ vốn; yếu tố công nghệ…

4.3.2. Ảnh hưởng của yếu tố con người tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

4.3.2.1. Cán bộ quản lý nhà nước về môi trường

- Cấp thành phố: từ năm 2017, thành phố có 02 cán bộ phòng Tài nguyên môi trường theo dõi mảng môi trường nói chung; 02 cán bộ phòng quản lý đô thị kiêm nhiệm quản lý mảng chất thải rắn.

- Các xã, phường: hiện mỗi xã, phường có 02 cán bộ địa chính trong đó có 01 cán bộ theo dõi mảng địa chính kiêm môi trường, 01 cán bộ theo dõi mảng địa chính - xây dựng. Tuy nhiên, theo đề án tinh giảm biên chế của tỉnh trong thời gian tới sẽ cắt giảm 01 cán bộ mảng địa chính - môi trường.

Bảng 4.20. Thực trạng cán bộ quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn TP Thái Bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Nội dung Số cán bộ quản lý môi trường (người) Chuyên trách nhiệm Kiêm Trình độ chuyên môn

Phân theo kinh nghệm ĐH và trên ĐH CĐ, TC < 5 năm 5-10 năm > 10 năm 1 Cấp thành phố 4 2 2 4 0 4 0 0 2 Xã, phường 19 0 19 12 7 6 10 3

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Việc cán bộ theo dõi công tác môi trường thiếu và đa phần là kiêm nhiệm theo dõi mảng môi trường, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý.

Hộp 4. Đánh giá cán bộ quản lý

Cán bộ làm công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, quản lý đô thị còn nhiều hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ.

(Ông Phạm Đức Học – Phó chủ tịch UBND thành phố Thái Bình)

Đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác quản lý đô thị ở ở cơ sở còn hạn chế cả về số lượng và nghiệp vụ chuyên môn.

(Ông Phạm Văn Tư – Trưởng phòng QLĐT thành phố Thái Bình)

Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai, bảo vệ môi trường từ Thành phố đến cơ sở còn bất cập về số lượng, một số cán bộ hạn chế về chuyên môn nên việc tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền có việc chưa kịp thời và chất lượng không cao.

(Ông Nguyễn Văn Đức – Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường thành phố Thái Bình)

4.3.2.2. Người trực tiếp thu gom:.

Đội ngũ công nhân công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình và thành viên các đội thu gom ở xã, phường là những người trực tiếp tham gia vào quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

Bảng 4.21. Thực trạng nhân lực công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình

TT trong Công ty Các bộ phận

Tổng số (người)

Phân theo trình độ đào tạo Phân theo kinh

nghệm ĐH và trên ĐH CĐ và TC CN kỹ thuật LĐ phổ thông < 5 năm 5-10 năm > 10 năm 1 HĐQT và Ban GĐ 6 6 6 2 Phòng TC hành chính 8 4 3 1 5 3 3 Phòng KT tài vụ 4 4 2 2 4 Phòng KD dịch vụ 6 5 1 2 1 3 5 Phòng KH kỹ thuật 5 5 3 2 6 Đội VSMT số 1 39 1 1 37 5 12 22 7 Đội VSMT số 2 45 1 44 10 9 26 8 Đội VSMT số 3 43 1 42 7 10 26

9 Đội cơ giới vận

chuyển 51 1 20 30 9 21 21

10 Đội cây xanh

công viên 52 4 48 19 14 19

11 Đội cống 25 1 24 8 4 13

12 Đội quản lý điện 10 4 4 2 2 5 3

13 Đội QL nghĩa

trang 7 7 1 6

14 Xí nghiệp xử lý

rác 56 6 5 5 40 7 18 31

Tổng cộng 357 43 14 27 273 77 97 183

Nguồn: Công ty Cổ phần MT và CTĐT tỉnh Thái Bình (2017) Đội ngũ công nhân công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình và thành viên các đội thu gom rác tại địa phương đa phần là lao động phổ thông và là nữ ở lứa tuổi từ 40-50.

Do các yếu tố giới tính, độ tuổi và tình trạng sức khoẻ nên đội ngũ thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố, đặc biệt là ở các xã, phường thường có sự thay đổi, hưởng trực tiếp đến quá trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu dân cư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.22. Đánh giá nhân lực trực tiếp thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Thái Bình

TT Nội dung

Giới tính Độ tuổi Tình trạng sức khoẻ

Nam Nữ <40 >40 Tốt Bình thường Không tốt 1 Công nhân CT CP MT và CTĐT 15 108 35 88 31 69 23 2 Thành viên đội VSMT xã, phường 94 218 103 209 106 167 39 Tổng 109 326 138 297 137 236 62

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) 4.3.3. Ảnh hưởng của yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Yếu tố khoa học kỹ thuật ảnh hưởng chủ yếu tới khâu vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

- Ảnh hưởng tới lưu giữ, thu gom rác: Chưa áp dụng được khoa học công nghệ trong lưu giữ, thu gom rác. Việc lưu giữ chưa đạt yêu cầu kỹ thuật, gây ô nhiễm môi trường, việc thu gom rác còn mang tính thủ công; các xe thu gom rác chủ yếu là xe đẩy tay, không có nắp đậy, không có hệ thống thu nước rỉ rác, các loại xe này các nước tiên tiến hiện không còn dùng.

- Ảnh hưởng trong vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt: Công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình đã đầu tư sử dụng các loại xe nén, xe tải phục vụ việc vận chuyển CTRSH tuy nhiên một số xe nén đã sử dụng nhiều năm, thiết kế chưa thực sự hợp lý nên trong quá trình vận chuyển vẫn gây ô nhiễm môi trường.

- Ảnh hưởng trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Công ty CP Môi trường và công trình đô thị hiện đang vận hành 04 lò đốt. Tuy nhiên chỉ có 01 lò đốt mới được đầu tư là đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, 03 lò đốt còn lại sử dụng công nghệ cũ gây ô nhiễm môi trường.

Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nhà máy xử lý còn mang tính thủ công, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân.

- Việc quan trắc môi trường: Trang thiết bị quan trắc môi trường còn thiếu và lạc hậu, độ chính xác chưa cao. Chưa thiết lập được hệ thống quan trắc và phân tích môi trường trong đó có quan trắc chất thải rắn sinh hoạt.

4.3.4. Ảnh hưởng từ nhận thức của cộng đồng tới quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Ý thức giữ gìn môi trường của cộng đồng đóng góp một phần quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường.

Qua khảo sát 95 hộ dân trên địa bàn thành phố cho thấy:

- 100% người được hỏi nhận thức được tác hại của chất thải rắn sinh hoạt đối với môi trường. Tuy nhiên, hiện thành phố chưa tiến hành phân loại rác tại nguồn nên nhiều nhận thức của người dân trong phân loại chất thải rắn sinh hoạt chưa cao, 44,21% số người được hỏi nhầm lẫn giữa chất thải rắn hữu cơ và vô cơ.

- Nhận thức đối với rác có thể tái chế: Tuy còn nhầm giữa rác hữu cơ và vô cơ nhưng đa số người được hỏi phân biệt được rác có thể tái chế.

- Nhận thức về phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại khu dân cư: 87/95= 91,58% số người được hỏi không biết về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn khu dân cư mình sinh sống. Người dân chưa quan tâm tới việc hạn chế nguồn phát thải, chưa ý thức được tầm quan trọng việc cần phải hạn chế nguồn phát thải đối với công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

- Nhận thức về tình hình thu gom rác tại khu dân cư:

+ Về tần xuất thu gom: 95/95=100% số người được hỏi biết tần xuất thu gom rác tại khu dân cư.

+ Thời gian thu gom rác tại khu dân cư: Đa số người được hỏi không biết chính xác thời gian thu gom mà chỉ biết khoảng thời gian thu gom.

Chỉ có 12,63% số người được hỏi biết chính xác thời gian thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn khu dân cư mình đang sống, việc này dẫn đến người dân bỏ rác ra ngõ, ra đường phố không đúng thời gian quy định, ảnh hưởng tới môi trường và cảnh quan đô thị.

Biết chính xác thời gian thu gom

Biết khoảng thời gian thu gom

Không biết 12,63%

5,26%

82,11%

Biểu đồ 4.2. Nhận thức của người dân về thời gian thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu dân cư

Hộp 5. Đánh giá nhận thức của cộng đồng

Ý thức tự giác của một bộ phận dân cư trong việc chấp hành các quy định về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường chưa cao.

(Ông Phạm Văn Tư – Trưởng phòng QLĐT thành phố Thái Bình) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của một bộ phận nhân dân, một số tổ chức, doanh nghiệp còn hạn chế, nhận thức chưa đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình trong bảo vệ môi trường.

(Ông Nguyễn Văn Đức – Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường thành phố Thái Bình)

4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH 4.4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

* Căn cứ kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các nước trên thế giới và Việt Nam :

Tại các nước phát triển công tác thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được đặc biệt coi trọng. Trong công tác quản lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường của các nước này rất thành công nhờ có nhiều bộ luật liên quan tới tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, hệ thống sử dụng dịch vụ thu gom, phân loại hoàn chỉnh. Người dân có ý thức cao trong bảo vệ môi trường. Việc thu gom và xử lý

chất thải phải được xã hội hoá cho các công ty tư nhân và phải có hệ thống chính sách chặt chẽ.

* Căn cứ quan điểm bảo vệ môi trường của thành phố đến năm 2020: - Phát triển kinh tế phải gắn liền với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu theo quan điểm trong văn kiện Đại hội XII của Đảng : Đến năm 2020, có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 98)