Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 59 - 62)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Tài liệu sử dụng trong đề tài bao gồm những thông tin liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt được thu thập qua sách, báo, internet.

Thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội tại địa phương… được thu thập từ báo cáo, nghị quyết, quyết định, số liệu thống kê của các phòng ban chức năng thành phố và Công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình.

3.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp bao gồm thông tin định tính và thông tin định lượng được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn người dân thông qua chọn mẫu điều tra, phân loại theo điều kiện kinh tế, ngành nghề.

Phỏng vấn: Sử dụng bảng hỏi được thiết kế sẵn để phỏng vấn người dân, người trực tiếp tham gia thu gom rác, cán bộ quản lý môi trường các xã, phường để xác định những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Bảng câu hỏi gồm những câu hỏi đóng để người trả lời có những lựa chọn nhất định, thông tin dễ dàng được thu thập, phân tích, xử lý; những câu hỏi mở tạo cho người trả lời sự tự do diễn đạt ý nghĩ của họ giúp cung cấp thêm nhiều thông tin về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Quan sát: Tiến hành quan sát quá trình xả chất thải rắn sinh hoạt của người dân tại các khu dân cư, quan sát người thu gom rác, người tham trung chuyển chuyển rác, các điểm tập kết rác, nhà máy rác thành phố để biết lượng rác thải phát sinh, thành phần chủ yếu của rác trên các địa bàn; đặc điểm, cách bố trí, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến và đi.... Thông tin thu thập được qua quan sát kết hợp với bảng điều tra làm tăng tính tin cậy và kiểm tra lại những thông tin mà người được phỏng vấn đã cung cấp.

Bảng 3.5. Đối tượng khảo sát, số lượng mẫu, phương pháp và nội dung khảo sát

TT Đối tượng khảo sát Số mẫu Phương pháp và nội dung khảo sát

1 Người dân

(19 xã, phường, mỗi xã 5 phiếu)

95 Phỏng vấn và hỏi theo phiếu khảo sát được thiết kế bao gồm các nội dung: nhận thức về chất thải rắn sinh hoạt; thực trạng và đánh giá thực trạng phân loại, lưu giữ, thu gom, tình hình thu phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu dân cư. Mong muốn của người dân về môi trường sống và hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

2 Người thu gom, trong đó:

- Người thu gom ở khu dân cư.

- Người thu gom là công nhân công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình.

19

10

Phỏng vấn và hỏi theo phiếu khảo sát được thiết kế bao gồm các nội dung: thực trạng và đánh giá thực trạng phân loại, lưu trữ, thu gom tại khu dân cư và trên địa bàn xã, phường. Thực trạng và đánh giá thực trạng trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Đánh giá nhận thức của người dân trong quá trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Đề xuất, kiến nghị về hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

3 Cán bộ quản lý gồm: - Cán bộ phòng TN và MT, phòng QLĐT. - Cán bộ theo dõi công tác địa chính và môi trường xã, phường. - Ban giám đốc công ty CP MT và CTĐT tỉnh TB

2

19

2

Phỏng vấn sâu, thảo luận và hỏi theo phiếu khảo sát được thiết kế bao gồm các nội dung: thực trạng và đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình. Đề xuất, kiến nghị liên quan tới hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Cộng 147

Điều tra trực tiếp:

- Xác định lượng chất thải rắn sinh hoạt của hộ dân: mỗi phường, xã lựa chọn ngẫu nhiên 5 hộ tại 1 khu dân cư để theo dõi. Việc lựa chọn các hộ theo tiêu

chí cân đối về tỷ lệ giữa các hộ nghèo (1 hộ), hộ không nghèo (4 hộ) trên cơ sở số liệu điều hộ nghèo các xã, phường năm 2016.

+ Đến từng hộ gia đình thí điểm cân rác vào giờ cố định trong ngày 1lần/ngày.

+ Số lần cân rác của mỗi hộ gia đình lặp lại 1 lần/tháng (trong 3 tháng từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2017). Lịch cụ thể như sau:

Bảng 3.6. Thời gian cân chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình

TT Đơn vị Ngày cân tháng

01/2017 Ngày cân tháng 2/2017 Ngày cân tháng 3/2017 1 Bồ Xuyên 01/01 05/02 01/03 2 Đề Thám 01/01 05/02 01/03 3 Tiền Phong 01/01 05/02 01/03 4 Hoàng Diệu 02/01 06/02 02/03 5 Trần Lãm 02/01 06/02 02/03 6 Lê Hồng Phong 02/01 06/02 02/03 7 Quang Trung 03/01 07/02 03/03 8 Phú Khánh 03/01 07/02 03/03 9 Kỳ Bá 03/01 07/02 03/03 10 Trần Lãm 03/01 07/02 03/03 11 Đông Hòa 04/01 08/02 04/03 12 Đông Mỹ 04/01 08/02 04/03 13 Đông Thọ 04/01 08/02 04/03 14 Phú Xuân 05/01 09/02 05/03 15 Tân Bình 05/01 09/02 05/03 16 Vũ Chính 06/01 10/02 06/03 17 Vũ Phúc 06/01 10/02 06/03 18 Vũ Lạc 07/01 11/02 07/03 19 Vũ Đông 07/01 11/02 07/03

Rác sau khi thu gom, cân và phân loại được đổ vào xe thu gom vận chuyển tới các điểm tập trung rác của từng phường, xã.

+ Từ kết quả cân thực tế rác tại các hộ gia đình, tính được lượng rác thải trung bình của 1 hộ/ngày, và lượng rác thải bình quân/người/ngày.

- Xác định thành phần chất thải rắn sinh hoạt: lấy mẫu đại diện tại 04 điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố gồm: Điểm tập kết sau công an phường Trần Lãm, điểm tập kết rác trên đường Trần Hưng Đạo (đoạn trước cổng Điện lực Thái Bình), điểm tập kết tại thôn Phú Lạc xã Phú Xuân, điểm tập kết rác tại thôn Nghĩa Phương xã Đông Hoà. Lấy 01 lần/ tháng trong 3 tháng từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2017 với khối lượng 80kg/1 lần/1 điểm. Sau khi lấy thực hiện các bước sau:

+ Đổ rác lấy được xuống vật tấm nilon đã được chuẩn bị; + Trộn rác;

+ Đánh đống theo hình nón;

+ Chia thành 4 phần đều nhau, lấy 2 phần chéo nhau trộn đều; + Chia mỗi phần chéo đã trộn ở bước trên thành 2 phần đều nhau;

+ Trộn các phần chéo thành 2 đống, sau đó lại lấy ra ở mỗi đống ½ phần (20kg).

+ Phân loại các thành phần khác nhau của đống đã chọn đem cân để xác định thành phần, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)