Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt của một số nước trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 41 - 45)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

2.2.1.Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt của một số nước trên thế

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1.Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt của một số nước trên thế

thế giới

2.2.1.1. Nhật Bản

Tại Nhật Bản, công tác thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được đặc biệt coi trọng. Rác trong gia đình được chia thành sáu loại chủ

yếu: rác đốt được, rác không đốt được, rác tài nguyên, rác có hại, rác lớn cồng kềnh và rác không thể thu gom. Rác đốt được (các món ăn nấu vụn, cơm thừa, vỏ trái cây, tã giấy…) được quy định khá nghiêm ngặt, như: rác nhà bếp phải được vắt hết nước rồi dùng giấy báo gói lại; gỗ vụn, cành cây phải được cắt ngắn nhỏ rồi dùng dây cột lại trước khi bỏ đi. Rác tài nguyên (các loại giấy, lon rỗng, chai lọ…) cũng phải được xếp gọn gàng hoặc rửa sạch trước. Vật độc hại (pin, bóng đèn huỳnh quang) hay nguy hiểm (thuỷ tinh) thì phải gói lại bằng giấy báo và ghi chú rõ bên ngoài.

Trong công tác quản lý chất thải và bảo vệ môi trương Nhật Bản rất thành công nhờ nhiều bộ luật liên quan đến tái chế, tái sử dụng chất thải rắn; hệ thống các dịch vụ thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn hoàn chỉnh, ý thức người dân trong công tác bảo vệ môi trường cao. Các giới chức giáo dục đã đưa vào các trường học một chương trình trình dạy các học sinh về cách phân loại và xử lý chất thải rắn tại nguồn.

Kinh nghiệm tại Nhật Bản cho thấy, việc thu gom và xử lý chất thải phải được xã hội hoá cho các công ty tư nhân. Các công ty tư nhân phải tuân thủ theo chính sách của thành phố. Mô hình 3 cấp xí nghiệp Mẹ, xí nghiệp con, xí nghiệp vệ tinh của Nhật Bản trong đó các xí nghiệp con, xí nghiệp vệ tinh hầu hết nằm trong khu vực nông thôn.

Việc khử bỏ các chất thải rắn ở Nhật Bản không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn liên quan tới các mặt chính trị và văn hoá. Do lãnh thổ chật hẹp, Nhật bản đang sử dụng phương pháp thiêu huỷ để loại bỏ chất thải. Nhật Bản có 1.915 xí nghiệp thiêu huỷ rác hoạt động, công suất của xí nghiệp lớn nhất lên tới 1.980 tấn/ngày đêm. Sau khi phân loại, 68% chất thải sinh hoạt được chuyển qua các xí nghiệp này. Phần lớn các xí nghiệp này đều có những lò thiêu đốt nhỏ hoạt động theo chu kỳ, bên cạnh các lò đó còn có các lò lớn hoạt động liên tục và dùng ngay nhiệt năng của các lò đó để cung cấp năng lượng (Viện Hàn lâm KH và CN TP HCM, 2010).

2.2.1.2. Singapore:

Singapore là nước đô thị hoá 100% và là đô thị sạch nhất thế giới. Quản lý chất thải là một bộ phận trong hệ thống quản lý môi trường quốc gia của Singapore. Hệ thống quả lý xuyên suốt, chỉ chịu sự quản lý của Chính phủ. Bộ phận quản lý chất thải có chức năng lập kế hoạch, phát triển và quản lý chất thải phát sinh: cấp giấy phép cho lực lượng thu gom chất thải, ban hành những quy

định trong việc thu gom chất thải hộ gia đình và chất thải thương mại và xử lý những hành vi vứt rác không đúng quy định. Xúc tiến thực hiện 3R (tái chế, tái sử dụng và làm giảm sự phát sinh chất thải) để bảo tồn tài nguyên. Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm. Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình tái chế quốc gia. Trong số các nhà thầu thu gom rác hiện nay tại Singapore có 4 nhà thầu thuộc khu vực công, còn lại thuộc khu vực tư nhân. Các nhà thầu tư nhân đã có những đóng góp quan trọng trong việc thu gom rác thải, khoảng 50% lượng rác thải phát sinh do tư nhân thu gom, chủ yếu là rác của các cơ sở thương mại, công nghiệp và xây dựng. Chất thải của khu vực này đều thuộc loại vô cơ nên không cần thu gom hàng ngày. Từ năm 1989, chính phủ Singapore đã ban hành các quy định y tế công cộng và môi trường để kiểm soát các nhà thầu tư nhân thông qua việc xét cấp giấy phép. Theo quy định, các nhà thầu tư nhân phải sự dụng xe máy, máy và trang thiết bị không ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhân dân, phải tuân thủ các qui định về phân loại rác thải để đốt hoặc đem chôn để hạn chế lượng rác thải tại bãi chôn lấp.

Phí dịch vụ thu gom rác được cập nhật trên mạng internet công khai để người dân có thể theo dõi. Bộ môi trường qui định các khoản phí về thu gom rác và đổ rác với mức 6-15 đô la Singapore mỗi tháng tuỳ theo phương thức phục vụ (15 đô la đối với dịch vụ thu gom trực tiếp, 6 đô la đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua thùng chứa rác công cộng ở các chung cư). Đối với các nguồn thải không phải là hộ gia đình, phí thu gom được tính tuỳ vào khối lượng rác phát sinh có mức 30-70-175-235 đô la Singapore mỗi tháng. Các phí đổ rác được thu hàng tháng do ngân hàng PUB đại diện cho Bộ môi trường thực hiện.

Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua đường dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ (Viện Hàn lâm KH và CN TP HCM, 2010).

2.2.1.3. Thái Lan:

Nằm trong khu vực Đông Nam Á. Có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khá giống với Việt Nam. Các biện pháp xử lý truyền thống là thiêu đốt và chôn lấp.

Năm 2002, khoảng 98-99% lượng chất thải rắn được thu gom, vận chuyển và xử lý tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Hoạt động quản lý được thực hiện bởi 3 công ty tư nhân. Hiện Thái Lan có 90 đô thị áp dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Ngoài biện pháp xử lý chôn lấp, ở Thái Lan cũng có khu xử lý thiêu đốt và tái chế, năm 2003, lượng chất thải sinh hoạt tái chế ước tính 2.360 tấn/ngày, chiếm khoảng 7% tổng lượng chất thải phát sinh. Ở Thái Lan, một trong những công nghệ phổ biến để xử lý chất thải rắn hữu cơ tại Bangkok và các thành phố khác là công nghệ ủ sinh học “Dano System”.

Hình 2.3. Sơ đồ xử lý rác thải bằng công nghệ DANO, Thái Lan

Trong những năm gần đây, công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học composting cũng được áp dụng tại các địa phương của Thái Lan. Tại các vùng nông thôn Thái Lan, người dân đã tiến hành phân loại rác tại nguồn và triển khai áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp thiêu đốt. NFi là lò đốt rác với công suất nhỏ - Lò đốt rác bằng không khí tự nhiên. Lò đốt sản xuất tại Thái Lan, được thiết kế và sử dụng công nghệ Nhật Bản, để phục vụ cho việc đốt rác tại các xã ở các vùng nông thôn Thái Lan (Viện Hàn lâm KH và CN TP HCM, 2010).

Phễu tiếp nhận rác Tang quay phân loại và băng chuyền tách từ

Tạp chất không phân huỷ sinh học Thùng trụ trộn ổn định sinh học dano, 2,5-5 ngày

Tái chế/chôn lấp Sàng thô trên tang

quay

Sàng tinh trên tang quay Máy cắt, nghiền nhỏ

Cân trọng lượng, đóng bao tiêu thụ

2.2.1.4. Philippines:

Tại Philippines, nước có mức phát triển tương đương Việt Nam, việc bảo vệ môi trường và ý thức của người dân cũng rất cao. Các điểm đổ rác ở cửa hàng, quán ăn hay trụ sở, văn phòng công ty đều được bố trí 3 thùng rác với màu sắc khác nhau để phân loại rác.

Hiện nay, tại Philippines chất thải rắn bắt buộc phải được phân loại tại nguồn và các chất thải có thể tái chế phải được xử lý theo các công nghệ thích hợp, ưu tiên chế biến phân compost. Bên cạnh đó, kiểm soát các bãi chôn lấp hở và thiết kế các bãi chôn lấp hợp vệ sinh để xử lý các chất thải không thể tái chế. Theo thống kê, chất thải rắn đô thị được xử lý theo 3 hình thức: 57% chôn lấp, 32% đốt và 11% tái chế.

Hoạt động tái chế chất thải rắn ở Philippin rất phát triển với 692 đơn vị tham gia tái chế, trong đó 618 đơn vị tư nhân; các tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực buôn bán, tái chế. Có những công ty lớn như: Tổng công ty San Miguel mua kính và thuỷ tinh vụn; Tập đoàn Tipco mua giấy. Cả 2 công ty đều độc quyền trong lĩnh vực sản xuất tái chế. Ngoài ra, một số công ty vừa tại Luzon – Cube xử lý tái chế phế liệu kim loại, nhiều công ty đang mở rộng sản xuất tái chế lốp xe và thu mua các chất chứa PET, công ty Moldex, Maluras hoạt động sản xuất tái chế nhựa và nhiều công ty khác tham gia vào sản xuất, tái chế chất thải chì, pin cũ,.. các sản phẩm tái chế được xuất khẩu sang Trung Quốc, Việt Nam, Hồng Kông (Viện Hàn lâm KH và CN TP HCM, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 41 - 45)