Quản lý phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 78)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.3.Quản lý phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh

4.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thá

4.2.3.Quản lý phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh

Bảng 4.8. Tỷ lệ đánh giá công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Thái Bình

TT Nội dung Quy hoạch thu gom chất thải rắn sinh hoạt (%) Quy hoạch vị trí, quy mô điểm trung chuyển (%) Quy hoạch tuyến vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt (%) Quy hoạch xử lý chất thải rắn sinh hoạt(%) 1 Hợp lý 69,57 52,17 73,91 26,09 2 Tương đối hợp lý 30,43 47,83 26,09 69,56 3 Chưa hợp lý 0 0 0 4,35

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Tuy nhiên, công tác quy hoạch nói chung và quy hoạch quản lý chất thải rắn nói riêng trên địa bàn vẫn còn những bất cập và được đánh giá như sau:

Hộp 1. Đánh giá công tác quy hoạch trên địa bàn thành phố

- Mội số đồ án quy hoạch chất lượng còn thấp, đánh giá thực trạng chưa sát, dự báo xu thế phát triển chưa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, chủ yếu dựa theo đề xuất trước mắt của nhà đầu tư hoặc giải quyết nhu cầu trước mắt.

- Sự phối hợp giữa thành phố và các sở, ngành chuyên môn trong công tác lập và quản lý quy hoạch chưa chặt chẽ nên ở một số dự án khi triển khai còn gây lãng phí, tốn kém.

(Ông Phạm Đức Học – Phó chủ tịch UBND thành phố Thái Bình)

Công tác quy hoạch hệ thống hạ tầng đô thị còn thiếu đồng bộ; nguồn kinh phí đầu tư phát triển hạ tầng từ ngân sách còn hạn hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị.

(Ông Phạm Văn Tư – Trưởng phòng QLĐT thành phố Thái Bình)

4.2.3. Quản lý phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sinh hoạt

4.2.3.1. Phân loại, lưu giữ

Trên địa bàn thành phố hiện chưa thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, chất thải rắn sinh hoạt chỉ được phân loại tại nhà máy xử lý

rác. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều hộ dân và người thu gom rác vẫn tiến hành thu thập riêng các loại rác có thể tái chế như bìa giấy, chai lọ nhựa… để bán cho các cơ sở tái chế và tận dụng chất thải rắn hữu cơ để chăn nuôi và tạo mùn cho vườn.

Tuy nhiên, thành phố hiện đang bắt tay vào thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn bắt đầu từ hoạt động tuyên truyền theo Kế hoạch số 50-KH/TU ngày 27/2/2017 về tuyên truyền, vận động và thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt đầu nguồn trên địa bàn thành phố.

Việc lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt tại các gia đình thường từ 1-2 ngày, tại một số thôn thuộc xã Vũ Đông là 3 ngày. Chất thải rắn sinh hoạt đa phần được lưu giữ trong túi ni lông.

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ sử dụng đồ lưu trữ rác tại hộ gia đình

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thứ cấp và số liệu điều tra (2017)

4.2.3.2. Thu gom

Đối với công tác thu gom, từ năm 2016 trở về trước các xã, phường trên địa bàn thành lập tổ thu gom chất thải rắn sinh hoạt, số người thu gom tuỳ theo tình hình cụ thể và lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của từng xã, phường. Từ tháng 1 năm 2017, thành phố đã ký kết với công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình thí điểm mô hình thu gom rác thải sinh hoạt theo hướng “Một chủ”, công ty thu rác trực tiếp tại các khu dân cư thuộc 2 phường Bồ Xuyên, Phú Khánh. Từ tháng 7/2017 tiếp tục triển khai tại các phường Đề Thám, Quang

Trung, Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong. Theo mô hình này, các đội thu gom rác tại các phường sẽ do công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình quản lý trực tiếp.

Qua một thời gian thực hiện thí điểm mô hình thu gom rác thải sinh hoạt theo hướng “Một chủ” cho thấy :

- Tại các tuyến phố trên địa bàn hạn chế tình trạng người dân để rác ra trước cửa nhà làm ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị và gây ô nhiễm môi trường.

- Tạo thói quen cho người dân bỏ rác ra xe thu gom theo đúng giờ quy định. - Tạo mối liên kết chặt chẽ hơn giữa công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình với các đội vệ sinh môi trường, hạn chế tình trạng tập kết chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm trung chuyển trên các tuyến phố chính trong thời gian dài gây ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, qua triển khai cũng còn một số điểm còn hạn chế :

- Việc thu gom này chỉ thực hiện được tại các tuyến phố xe ô tô có thể đi vào, các ngõ nhỏ vẫn phải thực hiện thu gom rác bằng xe thu gom nhỏ.

- Việc thu gom hiện đang sử dụng xe tải thông thường nên việc di chuyển thu gom rác trên các tuyến phố vẫn gây ô nhiễm về mùi và còn nước rỉ rác.

Bảng 4.9. Thực trạng các đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các khu dân cư trên địa bàn TP Thái Bình

TT Chỉ tiêu Đơn vị

tính Số lượng Ghi chú

1 Số tổ thu gom Tổ 19

2 Số lao động thu gom Người 312 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Max Người 27 Phường Quang Trung

- Min Người 9 Phường Phú Khánh

3 Số xe đẩy thu gom xe 485

- Max xe 62 Phường Kỳ Bá

- Min xe 5 Xã Đông Thọ

4 Khối lượng thu gom

trung bình/người/ngày Kg 320,46

- Max Kg 554,96 Phường Kỳ Bá

- Min kg 69,15 Xã Vũ Đông

Nhận xét: Có sự chênh lệch giữa số người thu gom, số xe thu gom và khối lượng rác thu gom/người/ngày là do tần xuất thu gom của người thu gom ở từng xã, phường; điều kiện thực tế về dân số, mật độ dân số, điều kiên tự nhiên của từng xã, phường và lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt/người/ngày. Qua khảo sát có bảng so sánh sau:

Bảng 4.10. So sánh về dân số, khối lượng phát sinh và công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt giữa phường, xã trên địa bàn TP Thái Bình

TT Nội dung Đơn vị tính Các

phường Các xã So sánh (4/5) 1 2 3 4 5 6

1 Dân số (thường trú + tạm trú) Người 135.182 81.436 1,66

2 Số thôn, tổ dân phố Thôn, tổ 361 70 5,15

3 Lượng chất thải rắn sinh hoạt

phát sinh bình quân đầu người Kg/người/ngày 0,78 0,48 1,63

4 Số người thu gom Người 185 127 1,45

5 Số xe thu gom Xe 366 119 3.07

6

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom tại

KDC/ngày

Tấn 90.979 33.562 2,7

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thứ cấp và số liệu điều tra (2017) Các phường nội thành có số người thu gom, số xe thu gom nhiều hơn các xã do khối lượng thu gom/người/ngày nhiều hơn các xã 2,7 lần.

Nhận xét: Từ bảng trên cho thấy lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom hàng ngày là khoảng 138 tấn/ngày, đạt tỷ lệ 94,76%, trong đó

- Tỷ lệ thu gom của các phường là 102 tấn/ngày đạt 96,72%

- Tỷ lệ thu gom của các xã là 35 tấn/ngày đạt 89,53%, tỷ lệ thu gom của các xã trên địa bàn thành phố cao hơn so với mặt bằng chung của các xã trong tỉnh. (UBND tỉnh Thái Bình, 2015)

Tuy nhiên tỷ lệ thu gom chung của thành phố vẫn thấp hơn mức quy định tại QCXHVN 01: 2008/BXD là trên 95% đối với đô thị loại II.

Bảng 4.11. Thực trạng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom trên địa bàn TP Thái Bình

TT Đơn vị Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các khu dân cư (kg/ngày) Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các nguồn khác (kg/ngày) Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom (kg/ngày) Tỷ lệ thu gom (%) 1 Bồ Xuyên 12.194 2.561 14.281 96,79 2 Đề Thám 5.758 792 6.210 97,81 3 Tiền Phong 9.315 1.110 10.105 95,97 4 Hoàng Diệu 8.616 440 8.767 96,81 5 Trần Lãm 12.268 917 12.882 97,70 6 Lê Hồng Phong 5.944 846 6.579 96,84 7 Quang Trung 13.701 2.168 15.436 97,27 8 Phú Khánh 5.418 1.022 6.234 96,80 9 Kỳ Bá 15.088 1.363 15.792 95,99 10 Trần Hưng Đạo 6.156 416 6.428 97,81 11 Đông Hòa 3.720 266 3.393 85,12 12 Đông Mỹ 3.218 181 3.017 88,76 13 Đông Thọ 1.689 117 1.571 87,99 14 Phú Xuân 6.362 384 6.181 91.62 15 Tân Bình 4.550 424 4.491 90,29 16 Vũ Chính 5.577 186 5.221 90,60 17 Vũ Phúc 3.951 161 3.675 89.37 18 Vũ Lạc 5.561 294 5.329 91,02 19 Vũ Đông 3.105 89 2.786 87.23 Tổng 132.191 13.737 138.279 94,76 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình (2017) Trong thực tế vẫn còn một lượng rác khoảng gần 8 tấn chưa được thu gom tồn tại ở các ngõ xóm, ao hồ, ven đường gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và sức khoẻ của người dân. Số lượng rác chưa được thu gom do một số lý do:

- Ý thức, thói quen của một số người dân, đặc biệt là ở các xã vùng ven, dân sống ven các bờ sông chưa tốt: vứt rác trực tiếp ra sông, hồ, ao và đường đi.

- Một số hộ dân không đóng phí thu gom rác nên mang rác ra đổ trực tiếp ở ao, hồ, sông và những điểm xa khu dân cư tạo thành bãi rác tự phát.

Đối với các phường: thành lập tổ thu gom rác thải, thu gom từ các hộ gia đình, vận chuyển tới các điểm trung chuyển bằng xe đẩy tay chuyên dụng, hằng ngày công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình thu gom, vận chuyển đến xí nghiệp xử lý rác tần xuất từ 1 đến 2 lần/ngày, vào các dịp lễ tết có thể tăng lượt thu gom tuỳ vào tình hình phát sinh rác thải trên địa bàn các phường, quá trình đưa rác lên xe được cơ giới hoá và thủ công.

Đối với các xã: thành lập tổ thu gom rác thải, thu gom từ các hộ gia đình, vận chuyển đến các điểm tập kết rác của xã. Các điểm tập kết rác (bể chứa rác) được thiết kế tường bao, nền bê tông kiên cố. Định kỳ 1-2 ngày/ lần tuỳ theo lượng rác phát sinh., Công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình thu gom, vận chuyển đến xí nghiệp xử lý rác. Quá trình đưa rác lên xe đa phần thực hiện bằng phương pháp thủ công.

Bên cạnh các tổ thu rác thải của khu dân cư còn có đội thu gom và vận chuyển rác của Công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình gồm 03 đội vệ sinh môi trường với số công nhân là 127 người; đội cơ giới vận chuyển 51 người; xí nghiệp xử lý rác thải là 56 người. Công nhân thuộc 3 đội vệ sinh môi trường có nhiệm vụ thu gom rác đường phố; thu gom rác tại các cơ quan, đơn vị, trường học có hợp đồng với công ty; hỗ trợ người thu gom rác tại các điểm trung chuyển…

Hình 4.5. Cán bộ công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình thực hiện việc thu gom rác trên các tuyến phố

Bảng 4.12. Tần xuất thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TPTB

TT Chỉ tiêu Số lượng xã, phường Ghi chú

I XE ĐẨY TAY

1 2 lần/ngày 0

2 1 lần/ngày 5

Phường Hoàng Diệu, Phú Khánh, Trần Hưng Đạo; xã Vũ Chính, Vũ Phúc

3 2 ngày/lần 2 Xã Đông Hoà, Đông Thọ

4 3 ngày/lần 0

5 1-2 lần/ngày 7

Phường Bồ Xuyên, Đề Thám, Tiền Phong, Trần Lãm, Lê Hồng Phong, Quang Trung, Kỳ Bá

6 1-2 ngày/lần 4 Xã Đông Mỹ, Phú Xuân, Tân Bình,

Vũ Lạc

7 2-3 ngày/lần 1 Xã Vũ Đông

II XE CƠ GIỚI 0

1 1 - 2 lần/ngày 7

Phường Bồ Xuyên, Đề Thám, Tiền Phong, Trần Lãm, Lê Hồng Phong, Quang Trung, Kỳ Bá

2 1 lần/ngày 11

Phường Hoàng Diệu, Phú Khánh, Trần Hưng Đạo; xã Đông Hoà, Đông Mỹ, Đông Thọ, Phú Xuân, Tân Bình, Vũ Chính, Vũ Phúc, Vũ Lạc

3 1-2 ngày/lần 1 Xã Vũ Đông

Nguồn: Công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình (2017) Đối với tần xuất thu gom của xe đẩy tay, số lượng xe thu gom tại các khu dân cư hiện nay cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu thu gom trên địa bàn. Tần xuất thu gom trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các xã trên địa bàn cao hơn so với các xã trên địa bàn các huyện, các xã trên địa bàn huyện có tần xuất thu gom từ 1-2 lần/tuần (Sở TN và MT tỉnh Thái Bình, 2015).

Đối với thực trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn khu dân cư được các đối tượng tham gia khảo sát đánh giá như sau:

Bảng 4.13. Đánh giá thực trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu dân cư trên địa bàn TP Thái Bình

TT Diễn giải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người dân Người thu gom (xã, phường và CT CP MT và CTĐT) Cán bộ môi trường địa phương SL (n=95) CC (%) SL (n=29) CC (%) SL (n=19) (%) CC 1 Tần xuất thu gom

CTRSH tại khu dân cư

Hợp lý 88 92,63 26 89,66 17 89,47

Chưa hợp lý 7 7,37 3 10,34 2 10,53

2 Trang thiết bị thu gom Đã phù hợp 82 86,32 21 72,41 19 100 Chưa phù hợp 13 13,68 8 27,59 0 0 3 Thực trạng thu gom Tốt 46 48,42 15 51,72 11 57,89 Khá tốt 32 33,68 8 27,59 5 26,32 Bình thường 13 13,68 6 20,69 3 15,79 Chưa tốt 4 4,21 0 0 0 0 Kém 0 0 0 0 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Qua bảng trên cho thấy, trong số 143 người tham gia khảo sát đánh giá về thực trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn:

- Đánh giá tần xuất thu gom: 91,61% đánh giá tần xuất như hiện tại là hợp lý, 8,39% đánh giá tần xuất hiện tại chưa hợp lý. Các trường hợp đánh giá chưa hợp lý đa phần ở các khu dân cư có tần xuất thu gom từ 2-3 ngày/lần.

- Đánh giá trang thiết bị thu gom: 85,31% đánh giá trang thiết bị thu gom hiện tại là hợp lý, 14,69% đánh giá trang thiết bị thu gom chưa hợp lý. Những người đánh giá trang thiết bị chưa hợp lý cho rằng xe thu gom còn gây ô nhiễm môi trường, cần cải tiến xe thu gom để cải thiện tình trạng lao động của người thu gom.

- Đánh giá về thực trạng thu gom: 50,35% đánh giá thực trạng thu gom tốt, 31,47% đánh giá thực trạng thu gom khá, 15,38% đánh giá thực trạng thu gom trung bình, 2,80% đánh giá thực trạng thu gom chưa tốt.

Bảng 4.14. Thực trạng quy hoạch các điểm trung chuyển, bể rác trên địa bàn TP Thái Bình

TT Khoảng cách tới khu

dân cư Số điểm tập kết Số bể Số xã, phường 1 Dưới 100m 30 3 13 2 Từ 100-500m 4 9 7 3 Trên 500m 0 2 2

Nguồn: Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị tỉnh Thái Bình (2017) Khoảng cách từ các điểm trung chuyển trên địa bàn Thành phố Thái Bình đa số phù hợp với Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01:2008/BXD là khoảng cách an toàn môi trường của trạm trung chuyển là 20m, trong 34 điểm trung chuyển rác trên địa bàn thành phố chỉ có 03 điểm có khoảng cách đến khu dân cư là dưới 20m. Các điểm trung chuyển đều phù hợp với quy định về tiếp nhận và vận chuyển hết khối lượng chất thải rắn trong phạm vi bán kính thu gom đến khu xử lý tập trung và trong khoảng thời gian không quá 2 ngày đêm.

Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố chỉ quy hoạch được các trạm trung chuyển mà chỉ quy hoạch được các điểm trung chuyển nên chưa có bãi đỗ xe vệ sinh chuyên dùng và hệ thống thu gom nước rác và xử lý sơ bộ theo quy định.

Qua khảo sát 50 người là người thu gom rác trực tiếp, cán bộ quản lý của công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình và cán bộ quản lý môi trường địa phương cho thấy đánh giá về thực trạng trung chuyển hiện nay:

- Vị trí, quy mô điểm trung chuyển: 39/50 = 78% cho rằng vị trí, quy mô điểm trung chuyển là hợp lý; 11/50 = 22% cho rằng vị trí, quy mô chưa hợp lý vì 02 lý do:

+ điểm trung chuyển trên địa bàn ít (một số xã chỉ có 1 điểm trung chuyển), người thu gom phải đi xa.

+ điểm trung chuyển gần khu dân cư gây ảnh hưởng môi trường sống của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 78)